Việc điều trị ung thư thực quản có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị…những phương pháp này ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân khá lớn, hơn nữa còn dễ để sót lại các tế bào ung thư dẫn đến nguy cơ tái phát về sau. Ung thư thực quản giai đoạn muộn có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt bỏ hoàn toàn thực quản và lấy vạt dạ dày tự thân tạo hình thực quản mới cho một bệnh nhân.
Phương án điều trị ung thư thực quản của bệnh viện ung bướu Hưng Việt cần căn cứ vào bệnh sử, biến chứng vị trí, kích thước khối u, phạm vi di căn,…của từng bệnh nhân để đưa ra quyết định, chỉ có những pháp đồ có tính cá nhân cho mỗi bệnh nhân với các liệu pháp điều trị khác nhau và phù hợp thì việc điều trị mới mong đạt được hiệu quả.
Điều trị ung thư thực quản
Nhiều phương pháp điều trị khác nhau và các phương pháp kết hợp thường được sử dụng để điều trị ung thư hoặc là để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng cách làm giảm triệu chứng.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến nhất. Thông thường, bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng với tất cả hoặc một phần thực quản, các hạch lân cận và các mô khác trong vùng phẫu thuật (phẫu thuật cắt bỏ thực quản). Bác sĩ phẫu thuật nối các phần lành còn lại của thực quản với dạ dày để bệnh nhân vẫn có thế nuốt được. Đôi khi, một ống bằng nhựa hoặc một phần ruột được sử dụng để nối. Bác sĩ phẫu thuật còn có thể nới rộng vị trí dạ dày mở vào ruột non để cho phép thức ăn trong dạ dày có thể chuyển vào ruột non dễ dàng hơn. Đôi khi, phẫu thuật được tiến hành sau khi kết thúc một phương pháp điều trị khác.
Liệu pháp chiếu xạ là phương pháp sử dụng những tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Liệu pháp chiếu xạ chi ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng chiếu xạ. Phóng xạ có thể xuất phát từ một máy bên ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) hoặc vật liệu phát xạ đặt ở bên trong hoặc gần khối u (chiếu xạ trong). Một ống nhựa có thể được đặt vào trong thực quản để gìữ cho thực quàn mở trong khi chiếu xạ. Thủ thuật này được gọi là đặt ống trong lòng thực quản và nong. Liệu pháp chiếu xạ có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với hóa trị liệu để làm phương pháp điều trị ban đầu thay cho phẫu thuật, đặc biệt là khi kích thước hoặc vị trí của khối u khiến cho việc phẫu thuật khó khăn. Bác sĩ có thể kết hợp chiếu xạ với hóa trị liệu để làm co khối u trước khi phẫu thuật. Thậm chi khi khối u không thể cát bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật hoặc không thể bị phá huỷ hoàn toàn bằng chiếu xạ thì chiếu xạ thường có thể giúp giảm đau và giúp bệnh nhân dễ nuốt hơn.
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc điều trị ung thư để diệt tế bào ung thư. Thuốc điều trị ung thư thực quản đi vào tất cả các bộ phận trong cơ thể. Thuốc thường được tiêm tĩnh mạch. Hóa trị liệu có thể kết hợp với xạ trị như là một phương pháp điều trị ban đầu (thay cho phẫu thuật) để làm co khối u trước khi phẫu thuật.
Laser liệu pháp là phương pháp sử dụng tia sáng có cường độ cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia laser chi ảnh hưởng tới tế bào trong vùng được chiếu. Bác sĩ có thể sử dụng tia laser để phá huỷ mô ung thư và làm giảm sự tắc nghẽn thực quản khi không thể cắt bỏ ung thư bâng phẫu thuật. Giảm sự tắc nghẽn có thể giúp giảm triệu chứng, đặc biệt là nuốt.
Liệu pháp quang động học là một dạng của laser liệu pháp, có sử dụng các loại thuốc được tế bào ung thư hấp thụ; khi tiếp xúc với một tia sáng đặc biệt, thuốc sẽ trở nên có hoạt tính và phá huỷ tế bào ung thư. Bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp quang động học để làm giảm các triệu chứng của ung thư thực quản như hiện tượng khó nuốt.
Khám định kỳ theo dõi sau điều trị ung thư thực quản
Theo dõi sau khi điều trị ung thư thực quản đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát hiện ra tất cả những thay đổi về sức khỏe. Nếu ung thư tái phát trở lại hoặc phát triển hoặc một ung thư mới xuất hiện thì nó có thể được điều trị sớm. Thăm khám và xét nghiệm kiểm tra có thể bao gồm khám lâm sàng, chụp X quang hoặc những xét nghiệm cận lâm sàng. Gìữa các đợt khám định kỳ, bệnh nhân nên thông báo tất cả các vấn đề sức khỏe cho bác sĩ của họ ngay khi chúng xuất hiện.
Khoảng hơn 10 năm trở về trước, những trường hợp ung thư thực quản giai đoạn muộn hầu như không còn hy vọng chữa trị. Sau đó, với những tiến bộ của ngoại khoa những bệnh nhân này được chỉ định mổ mở với đường rạch khá dài từ 35-37cm để các phẫu thuật viên có thể cắt toàn bộ thực quản. Vật liệu để tạo hình là ruột non hoặc ống đại tràng. Tuy nhiên phẫu thuật mở với đường can thiệp rộng khiến bệnh nhân mất nhiều máu, hơn nữa đây lại là vùng tim phổi nên dễ gây ra các biến chứng trong và sau mổ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vật liệu tạo hình thực quản bằng ruột non phải làm vi phẫu, nối các mạch máu nhỏ do đó sẽ phải kéo dài thời gian cuộc mổ và nguy cơ hoại tử vì thiếu máu nuôi dưỡng do các vi mạch rất khó được đảm bảo. Việc dùng ống đại tràng lại to hơn thực quản nên không đảm bảo chức năng sinh lý và bệnh nhân có mùi khi giao tiếp…
Những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của phẫu thuật nội soi, chỉ định cắt bỏ thực quản ung thư và nạo vét hạch di căn được tiến hành bằng phẫu thuật nội soi. Bắt kịp với những tiến bộ đó, bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt ứng dụng kỹ thuật này trong điều trị cho những bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn. Với kỹ thuật này, bệnh nhân giảm rất nhiều các tai biến nguy hiểm, ít chảy máu, thời gian lưu viện ngắn hơn, sớm bình phục. Việc thực hiện thuần thục mổ nội soi cho phép các bác sĩ tiến hành nạo vét hết các hạch di căn. Sau cắt bỏ thực quản, bác sĩ tiến hành tạo hình thực quản mới bằng chính dạ dày của bệnh nhân. Chất liệu này có nhiều ưu điểm bởi cho phép tạo hình tương đương với độ dài rộng của thực quản đã bị cắt bỏ; mạch nuôi tốt và khắc phục được những nhược điểm của việc thay bằng ruột non hay ống đại tràng. Sau khi được phẫu thuật, bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tiếp tục tiến hành các biện pháp điều trị ung thư bằng hóa chất, xạ trị…