Điều trị ung thư tuyến giáp xạ trị là phương pháp đem lại hiệu quả cao. Nếu bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn sớm và đáp ứng tốt thì tiên lượng sống có thể lên tới gần 100%. Trong bài viết này, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt sẽ giúp bạn giải đáp vai trò và mức độ hiệu quả của điều trị xạ trên bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết bệnh ung thư tuyến giáp có cần xạ trị hay không cũng như vai trò của phương pháp này đối với điều trị bệnh. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt giải đáp các tác dụng của phương pháp xạ trị cho bạn.
Điều trị ung thư tuyến giáp xạ trị là phương pháp sử dụng các chùm năng lượng cao tập trung chiếu vào khối u ung thư tuyến giáp nhằm tiêu diệt chúng.
Đối tượng chỉ định xạ trị ung thư tuyến giáp là những bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật hoặc di căn xa tại những vị trí tổn thương không cắt bỏ được mà tế bào ung thư không hấp thu I-131.
Không giống như phẫu thuật, người bệnh đạt được hiệu quả loại bỏ tế bào ung thư ngay sau khi thực hiện thành công, xạ trị không tiêu diệt tế bào ung thư ngay lập tức mà mất đến vài tuần hay vài tháng làm tổn thương ADN của khối u đủ để tế bào ung thư hoại tử và bị tiêu diệt.
Việc sử dụng xạ trị trong phác đồ điều trị ung thư tuyến giáp là quá trình khá phức tạp với sự phối hợp của nhiều chuyên khoa. Có 2 phương pháp xạ trị tại tuyến giáp gồm: xạ trị trong và xạ trị ngoài.
Điều trị ung thư tuyến giáp xạ trị sử dụng I-ốt phóng xạ là đồng vị I-131 (còn được gọi RAI: Radioactive Iodine) có thể tìm và phá hủy các tế bào tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật.
Mục đích của phương pháp này: Tế bào tuyến giáp, đặc biệt là các tế bào ung thư bắt các phân tử Iốt trong cơ thể rất mạnh, tính chất này đặc biệt rõ ở ung thư biệt hóa cao. Bằng biện pháp đưa Iod phóng xạ vốn có tính hủy hoại tế bào vào cơ thể, tế bào ung thư theo
Đối tượng chỉ định với xạ trị bằng I-131:
Đối tượng chống chỉ định với xạ trị trong ung thư tuyến giáp bằng I-131:
Giai đoạn áp dụng xạ trị bằng Iốt phóng xạ I-131:
Quy trình điều trị ung thư tuyến giáp bằng Iốt phóng xạ I-131:
Thời gian thực hiện xạ trị bằng I-131: Bệnh nhân có thể chỉ cần thực hiện 1 lần hoặc lặp lại 3 tháng/lần nếu cần, cho đến khi không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh ung thư tuyến giáp nữa. Việc kiểm tra và lặp lại điều trị nhằm đảm bảo tiêu diệt tất cả các mô tuyến giáp và tế bào ung thư còn sót lại.
Lưu ý khi xạ trị ung thư tuyến giáp bằng I-131:
Có thể bạn quan tâm: Ung thư tuyến giáp uống I-131 có khỏi không?
Xạ trị ngoài là dùng tia năng lượng như tia Gamma, tia X, tia Proton chiếu từ bên ngoài cơ thể tới người bệnh. Các tia được định hướng sao cho tổn thương ít nhất tới các mô lành trên đường xuyên tới vị trí đích và đảm bảo tiêu diệt được tế bào ung thư.
Xạ trị ngoài tuyến giáp được chỉ định với các tổn thương ung thư tuyến giáp ít đáp ứng với xạ trị trong, đặc biệt là ung thư tuyến giáp thể nhú giai đoạn cuối, thể nang và thể tuỷ trong giai đoạn đầu.
Mục đích của phương pháp điều trị này: Là sử dụng tác dụng vật lý hủy hoại nhiễm sắc thể, qua đó làm giảm kích thước tiến tới loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể.
Ưu điểm của xạ trị ngoài là có thể tiếp cận được các tạng nằm sâu trong khung xương mà phương pháp phẫu thuật ngoại khoa khó tiếp cận. Đồng thời còn giúp loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại sau cuộc phẫu thuật tuyến giáp, đảm bảo diện cắt không còn tế bào ác tính nào.
Xạ trị ngoài ung thư tuyến giáp được chỉ định khi:
Chống chỉ định với xạ trị ngoài ung thư tuyến giáp khi:
Quy trình điều trị xạ trị ngoài ung thư tuyến giáp:
Thời gian xạ trị ngoài tùy thuộc kích cỡ và đáp ứng với tia xạ của khối u. Khối u sẽ được đánh giá kiểm tra kích thước sau mỗi liệu trình xạ trị khoảng 3 – 4 đợt để lên kế hoạch điều trị kế tiếp.
Một buổi xạ trị có thể kéo dài từ một vài giờ tùy mức độ phức tạp. Tuy vậy trong quá trình xạ trị, bệnh nhân chỉ cảm thấy nóng rát một phần vị trí xạ, không có cảm giác đau hay khó chịu đáng kể.
Lưu ý khi xạ trị ngoài ung thư tuyến giáp:
Ngoài ra, xạ trị ngoài còn được sử dụng sau phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại mà phẫu thuật chưa thể cắt hết cũng như các tế bào đã di căn sang một số cơ quan khác.
Khi ung thư đã lan rộng hoặc tái phát, điều trị phối hợp xạ trị ngoài và hóa chất giúp làm giảm mô tuyến giáp và tiêu diệt tế bào ung thư đang xâm lấn, giảm các triệu chứng cho người bệnh
Lưu ý: Điều quan trọng trong quá trình điều trị là khả năng chịu đựng của người bệnh. Trong trường hợp thể trạng bệnh nhân quá kém, tuổi cao, sức yếu, có tiền sử bệnh tim sẽ không được chỉ định xạ trị.
Việc cách ly sau điều trị với bệnh nhân ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào phương pháp điều trị mà bệnh nhân sử dụng. Nếu thực hiện xạ trị bằng I-131 thì bệnh nhân cần cách ly sau điều trị. Còn nếu bệnh nhân xạ trị ngoài thì không cần phải cách ly sau điều trị do không có nguồn phóng xạ trong cơ thể.
Sau khi điều trị bằng Iốt phóng xạ, thuốc và chất phóng xạ vẫn lưu trữ và phát xạ trong cơ thể bệnh nhân. Vì thế nên bệnh nhân cần cách ly để bảo đảm an toàn cho những người xung quanh.
Thời gian cách ly: Tùy thuộc lượng thuốc phóng xạ bệnh nhân hấp thu vào cơ thể mà thời gian cách ly trong phòng đặc biệt có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày.
Sau khi hết thời gian theo quy định, nhân viên y tế sẽ sử dụng thiết bị đo mức độ phóng xạ để đưa ra kết luận về thời gian kết thúc cách ly. Trong quá trình này, bệnh nhân được chăm sóc bởi nhân viên y tế.
Nguyên tắc khi cách ly: Trong thời gian cách ly, cơ thể người bệnh, đặc biệt là vùng tuyến giáp sẽ là nơi phát ra bức xạ hạt nhân có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh. Do đó cần tuân thủ một số quy tắc sau:
Xạ trị bên ngoài không có sự tích tụ của chất phóng xạ trong cơ thể người bệnh. Vì thế khi kết thúc quá trình xạ trị ngoài, bệnh nhân có thể sinh hoạt, tiếp xúc gần với người thân và nhân viên y tế như lúc chưa can thiệp điều trị, không cần giữ khoảng cách kể cả với phụ nữ có thai và trẻ em.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị xạ trị ung thư tuyến giáp:
Với xạ trị trong (dùng Iốt phóng xạ 131):
Với xạ trị ngoài:
Theo PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị quốc gia, Phụ trách khoa y học hạt nhân của bệnh viện cho biết: “Có bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn phổi vẫn điều trị khỏi, sau 5 – 6 năm mới tái phát”. Qua đó có thể thấy ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có tiên lượng khá tốt, kể cả khi đã xuất hiện các tổn thương di căn.
Xạ trị có thể điều trị khỏi cho người bệnh. Tuy vậy chỉ một số thể ung thư tiên lượng tốt với xạ trị đơn thuần, đa phần bệnh nhân cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị. Sau quá trình xạ trị, tiên lượng sống của người bệnh được kéo dài ít nhất từ 5 tới 10 năm, càng điều trị sớm ở giai đoạn đầu thì thời gian sống càng cao.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xạ trị, bao gồm: giai đoạn xạ trị, tình trạng bệnh của người bệnh, mức độ đáp ứng.
Xạ trị tuyến giáp là phương pháp điều trị được bảo hiểm chi trả. Mức hưởng bảo hiểm của người bệnh phụ thuộc vào nghề nghiệp, tuổi, địa phương nơi đăng ký bảo hiểm.
Xạ trị tuyến giáp là phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại, có kết quả cao và đem lại lợi ích cho người bệnh.
Trong các bệnh viện có khả năng xạ trị ung thư tuyến giáp, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt được đánh giá là địa chỉ uy tín, được nhiều người bệnh lựa chọn bởi các ưu điểm:
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn biết vai trò và quá trình xạ trị ung thư tuyến giáp. Để được tư vấn hỗ trợ khám và điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, hãy liên hệ theo hotline 094 230 0707
Có thể bạn quan tâm:
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.