U vú chắc chắn là vấn đề đáng lo ngại, tuy nhiên, điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với việc bạn bị ung thư vú.
Đầu tiên, bạn không nên hoảng loạn. Có u vú là hiện tượng phổ biến. Hầu hết u vú đều lành tính (không ung thư). Nhưng không may, dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư vú là khối u không đau.
Điều bạn cần làm là nhờ bác sĩ kiểm tra u và thực hiện một số xét nghiệm để đảm bảo đó là u lành tính.
Dấu hiệu nhận biết 5 bệnh lý tuyến vú thường gặp ở phụ nữ các độ tuổi
Trên thực tế, u vú hình thành do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gặp bắt nguồn từ mô da (u nang bã nhờn) và mô mỡ xung quanh vú (u mỡ), những mô này có thể không cần điều trị hoặc được cắt bỏ tùy nguyện vọng của quí vị. Các u thường gặp có nguồn gốc từ vú bao gồm:
Tình trạng này thường được phát hiện ở phụ nữ trong độ tuổi từ 20 – 30. U xơ tuyến vú thường có kích thước nhỏ, 1 – 2cm, có viền mịn và dễ di động. Các u này phát sinh từ tuyến sữa, nơi xảy ra tình trạng tăng sinh mô lành tính. Đối với phụ nữ lớn tuổi hơn hoặc các u có kích thước lớn hơn, cần chắc chắn rằng u không phải là u diệp thể, vốn là một “tình trạng có đặc điểm tương đồng”.
Lựa chọn điều trị: U xơ tuyến vú có thể không cần điều trị mà không hề gây nguy hiểm, nhưng đôi khi bác sĩ có thể khuyến nghị cắt bỏ u. U diệp thể cần phải được cắt bỏ.
U nang vú (u chứa dịch) là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Trong thời gian này, mô vú trải qua quá trình co hồi (mô vú bắt đầu co lại). Tuyến sữa có thể biến thành u nang và mô vú xung quanh sẽ bị xơ hóa nhiều hơn, do đó tình trạng này được gọi là Thay đổi xơ-nang tuyến vú. Đây không phải là bệnh lý vì tình trạng này không khiến sức khỏe suy yếu và không làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư vú. Tình trạng này có thể khiến vú nổi cục và nhạy cảm đau, và là một nguyên nhân gây tiết dịch ở núm vú (tiết dịch màu vàng nhạt cho đến hơi xanh, không có máu). Đôi khi, u nang có thể bị nhiễm trùng.
Lựa chọn điều trị: U nang thường không cần điều trị. Nếu u nang lớn hoặc gây đau, có thể dẫn lưu dịch u nang bằng kim nhỏ và ống tiêm trong điều kiện gây tê tại chỗ.
Vú phụ nữ nhạy cảm với sự thay đổi hoóc-môn điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt. Một trong số các hoóc-môn này được gọi là progesterone, là nguyên nhân khiến vú nổi cục và nhạy cảm đau. Đôi khi tình trạng nổi cục rõ ràng đến mức có thể cảm nhận được u khi sờ nắn trực tiếp lớp mô vú bình thường. Tình trạng nổi cục này thường xảy ra vào thời điểm 7 ngày trước và sau khi có kinh nguyệt. Tình trạng này đôi khi có thể kéo dài.
Có, nam giới cũng có một lượng mô vú nhỏ ở phía sau núm vú. Những mô này có thể phát triển theo thời gian (tình trạng này được gọi là nữ hóa tuyến vú), thường do nhiều nguyên nhân kết hợp.
Mọi u vú đều phải được kiểm tra và theo dõi bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc chăm sóc các tình trạng ở vú. Lý do là vì u có thể trông lành tính nhưng thực chất lại là ung thư. Để giảm thiểu nguy cơ bỏ sót trường hợp mắc ung thư vú, bác sĩ sẽ thực hiện “phương pháp đánh giá ba phần”, bao gồm đánh giá lâm sàng (lấy thông tin về bệnh sử và khám lâm sàng), đánh giá chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang tuyến vú và siêu âm nếu phù hợp) và đánh giá bệnh học (sinh thiết) nếu cần. Tính đến nay, chưa có xét nghiệm máu nào được chứng minh trên lâm sàng là có độ chính xác cao trong việc phát hiện ung thư vú.
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của quí vị. Trong quá trình khám vú, quí vị sẽ được yêu cầu cởi áo ngoài và áo lót. Sẽ có người đi kèm. Quí vị sẽ nằm xuống và đặt hai tay ra sau gáy. Bác sĩ sẽ kiểm tra vú và nách của quí vị, đồng thời cũng có thể thực hiện siêu âm cạnh giường. Tùy thuộc vào các phát hiện, bác sĩ có thể sắp xếp để thực hiện chụp X-quang tuyến vú và siêu âm, sau đó tiến hành sinh thiết nếu cần.
[Có thể bạn chưa biết] Kiến thức hỗ trợ phát hiện, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư vú
Tất cả phụ nữ đều nên tự khám vú hàng tháng. Với những phụ nữ có kinh nguyệt, nên thực hiện khám vào thời điểm bảy ngày sau khi bắt đầu hành kinh. Những phụ nữ không có kinh nguyệt có thể thực hiện khám vào bất kỳ ngày nào trong tháng.
Phụ nữ từ 40 – 50 tuổi nên cân nhắc đi kiểm tra vú hàng năm. Phụ nữ trên 50 tuổi nên đi kiểm tra vú 2 năm một lần.
Đối với u lành tính, một số u có thể không cần điều trị mà không hề gây nguy hiểm và việc cắt bỏ những u này là tùy chọn. Có một số loại u lành tính, ví dụ như u diệp thể, sẽ cần được cắt bỏ. Đối với ung thư vú, có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau nhằm mục đích loại bỏ ung thư, đồng thời phục hồi nét đẹp thẩm mỹ. Quan trọng là phải phát hiện u sớm khi chúng còn nhỏ bằng cách tự khám vú hàng tháng và đi kiểm tra vú định kỳ.
Khối u vú lành tính sinh trưởng trên bề mặt da và thường có màng ngăn cách với các tế bào khác nên có thể dễ phát hiện qua việc sờ nắn.
Ung thư vú thì lại khác, có đặc điểm là phát triển nhanh, xâm lấn và mở rộng sang các mô xung quanh, trừ khi bị tiêu diệt. Đặc biệt, nó thường lây lan qua máu hoặc mạch bạch huyết đến các phần ở xa của cơ thể, phát triển các mô ác tính mới tại các hạch bạch huyết, xương, phổi, gan…
Việc phân biệt bệnh ung thư vú và u vú lành tính khá khó khăn do 2 bệnh này có nhiều triệu chứng tương tự nhau. Do đó, để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ của Hưng Việt qua số điện thoại: 094 230 0707
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.