Kiến thức bệnh ung thư

8 Câu hỏi thường gặp về nhân tuyến giáp

5/5 - (2 bình chọn)

Nhân tuyến giáp hay u tuyến giáp là khối tăng sinh phát triển bên trong tuyến giáp, một tuyến nằm ở phía trước cổ. Hầu hết các nhân ở tuyến giáp đều lành tính và không gây ra nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, ngay cả khi khối tăng sinh không phải là ung thư, khối này vẫn có thể phát triển đến kích thước đủ lớn và làm ảnh hưởng đến khả năng thở hoặc nuốt. Nhân ở tuyến giáp thường hình thành lặng lẽ, khó phát hiện.

1. Nhân tuyến giáp có thể gây ra những triệu chứng gì?

Nhân ở tuyến giáp thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nhưng chúng có thể phát triển đến mức:

  • Xuất hiện dưới dạng cục sưng ở cổ
  • Nhìn rõ bằng mắt thường
  • Có thể cảm nhận được dưới da
  • Nhân ở tuyến giáp khi lớn dần lên có thể làm thay đổi mức độ sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, dẫn đến các tình trạng mất cân bằng hoóc-môn như cường giáp hoặc suy giáp.

2. Nhân tuyến giáp có khiến bệnh nhân bị ngáy không?

Nếu các nhân phát triển đến mức làm tắc nghẽn đường thở, bệnh nhân có thể có tiếng thở ồn ào.

3. U tuyến giáp có thể gây tăng cân không?

Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh tuyến giáp là tăng cân không rõ nguyên nhân, có thể là chỉ báo của tình trạng sản sinh hoóc-môn tuyến giáp ở mức thấp, bệnh lý này được gọi là suy giáp. Mặt khác, cường giáp, một bệnh lý làm tăng mức độ sản sinh hoóc-môn tuyến giáp, có thể khiến bệnh nhân bị sụt cân rất đột ngột nếu tuyến giáp tiết ra nhiều hoóc-môn hơn mức cần thiết.

4. Nguyên nhân gây u tuyến giáp là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm phát triển nhân ở tuyến giáp:

  • Thiếu i-ốt: Tuyến giáp có thể xuất hiện nhân tuyến giáp nếu chế độ ăn uống thiếu i-ốt. Tình trạng này hiếm khi xảy ra vì hầu hết người dân ở các quốc gia phát triển đều có chế độ ăn uống đủ i-ốt.
  • U nang tuyến giáp: là các túi chứa dịch và có thể hình thành khi nhân tuyến giáp vỡ ra. Hầu hết u nang tuyến giáp đều lành tính, tuy nhiên cũng có những phần đặc có thể là ung thư.
  • Viêm tuyến giáp: Tình trạng viêm tuyến giáp mạn tính, ví dụ như “bệnh Hashimoto”, có thể khiến nhân tuyến giáp sưng lên. Bệnh Hashimoto là một rối loạn tự miễn trong đó các tế bào bạch cầu và kháng thể tấn công các tế bào tuyến giáp do nhận biết nhầm đó là vật thể ngoại lai.
Khám sàng lọc sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp

5. U tuyến giáp có thể tiến triển thành ung thư không?

Nhân ở tuyến giáp có thể tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, khả năng này là rất nhỏ. Người có tiền sử gia đình mắc ung thư nội tiết có thể bị tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp. Phơi nhiễm với phóng xạ, đặc biệt là ở vùng đầu và cổ, cũng có thể dễ phát triển ung thư tuyến giáp hơn.

6. U tuyến giáp có thể tự biến mất không?

Có, Bệnh lý này có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng trường hợp này không thường xảy ra. Nếu nhận thấy có khối u ở cổ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ vì bác sĩ có thể theo dõi kích thước nhân và tiến hành các chỉ định cần thiết khi thăm khám sức khỏe của bạn.

7. U tuyến giáp có di truyền không?

Nhân tuyến giáp có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu cha mẹ bạn bị bệnh lý tuyến giáp, bạn sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn.

[Hỏi đáp bác sĩ] Điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

8. Phương pháp điều trị rối loạn tuyến giáp?

Nếu tình trạng có mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, nghĩa là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Mức độ cắt bỏ sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng mà quí vị mắc phải. Những thủ thuật sau đây thường được thực hiện để điều trị ung thư tuyến giáp hoặc để loại bỏ các yếu tố làm tắc nghẽn đường thở.

8.1. Phẫu thuật cắt bán phần tuyến giáp

Thủ thuật này tiến hành cắt bỏ một nửa tuyến giáp (một thùy). Thủ thuật thường được thực hiện khi nhân hoặc u giới hạn ở một thùy tuyến giáp. Thùy còn lại vẫn nằm trong cổ và sau đó sẽ đảm nhận chức năng của toàn bộ tuyến giáp. Điều này giúp bệnh nhân giảm khả năng cần sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn tuyến giáp.

8.2. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Tình trạng của bạn có thể tiến triển đến mức phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, cơ thể bạn sẽ không thể sản sinh hoóc-môn tuyến giáp và sẽ bị suy giáp. Bạn sẽ phải sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn, cụ thể là sẽ dùng liều hoóc-môn tuyến giáp tổng hợp hàng ngày.

8.3. Phẫu thuật cắt bỏ eo tuyến giáp

Thủ thuật phẫu thuật này tiến hành cắt bỏ phần eo nối liền 2 thùy tuyến giáp. Thủ thuật này chỉ được thực hiện khi có các u nhỏ xuất hiện trên phần eo. Trong số 3 phương pháp phẫu thuật, đây là phương pháp mà bệnh nhân dễ hồi phục nhất vì không cần sử dụng liệu pháp thay thế hoóc-môn.

Có thể bạn quan tâm:

Bùi H Điệp

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

54 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

54 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

54 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

54 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

54 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

54 năm ago

This website uses cookies.