Trong bối cảnh tỷ lệ mắc ung thư có xu hướng gia tăng, người bệnh cũng ngày càng trẻ hóa, thì việc áp dụng các biện pháp mới trong chẩn đoán và điều trị giúp cho tỷ lệ chữa khỏi ung thư cần được nâng cao, đổi mới phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Liệu pháp điều trị i-ốt phóng xạ 131 giúp người bệnh kéo dài thời gian sống thêm nếu họ mắc ung thư thể nhú hoặc thể nang (ung thư tuyến giáp thể biệt hóa).
Ung thư tuyến giáp (UTTG) có xu hướng trẻ hoá ở nữ giới. Theo nghiên cứu trên 61.552 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú từ 20-49 tuổi (thể bệnh hay gặp nhất trong Ung thư tuyến giáp, chiếm gần 90%). UTTG ở nữ giới độ tuổi 20-29 ngày càng tăng, trong khi đó độ tuổi từ 30-49 có xu hướng chững lại trong khoảng 10 năm trở lại đây [1]. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện sớm, điều trị khỏi ngày càng tăng
1. Hiệu quả của điều trị i-ốt phóng xạ 131
I-131 được sử dụng để diệt bớt mô tuyến giáp đang hoạt động quá mạnh (cường giáp) hoặc làm giảm kích thước tuyến giáp quá to. Những bệnh nhân điều trị theo phương pháp này phải tuân thủ một số yêu cầu về an toàn phóng xạ. Lưu ý là có thể phải mất đến vài tháng thì phương pháp này mới đạt được hiệu quả.
Điều trị I-ỐT PHÓNG XẠ I-131 còn được sử dụng để diệt hết các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ. Do dùng liều cao nên các bệnh nhân sẽ phải cách ly trong khoảng 24h tại bệnh viện để tránh ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là những trẻ em sống trong cùng gia đình.
Hiệu quả của i-od phóng xạ chưa rõ ràng ở những trường hợp ung thư kích thước nhỏ khu trú ở trong và chưa lan ra ngoài tuyến giáp vì khối u có thể được lấy bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật. Điều trị bằng iod phóng xạ không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp bất thục sản (không biệt hóa) và ung thư tuyến giáp thể tủy vì những thể này không bắt giữ iod phóng xạ. Bệnh nhân nên hỏi bác sỹ về các nguy cơ và lợi ích của điều trị iod phóng xạ trước khi sử dụng phương pháp này.
2. Các lưu ý đặc biệt khi điều trị I-ỐT PHÓNG XẠ 131
2.1 Đối với phụ nữ
- Không được dùng Iode phóng xạ, dù là I-123 hay I-131 để chẩn đoán hay điều trị cho các phụ nữ có thai.
- Một phân tích gộp trên 22 nghiên cứu với cỡ mẫu trên hàng nghìn bệnh nhân cho thấy: điều trị i-ốt phóng xạ 131 trong ung thư tuyến giáp không liên quan đến vấn đề sinh con trong giai đoạn lâu dài [2]. Tuy nhiên các BN điều trị phóng xạ I-ốt 131 cần phải đi khám bệnh thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng. Những phụ nữ muốn có con phải đợi ít nhất 6-12 tháng sau điều trị I-131, vì buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ.
- Cho đến nay không có bằng chứng nào về việc điều trị Iode phóng xạ có thể gây vô sinh, nhưng nó có thể gây mãn kinh sớm.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp
2.2 Đối với nam giới
Các bệnh nhân nam được điều trị Iode phóng xạ có thể bị giảm số lượng tinh trùng và bị vô sinh tạm thời trong khoảng 2 năm. Vì thế các bệnh nhân phải điều trị nhiều đợt (ví dụ ung thư tuyến giáp) thì nên gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng.
3. Hướng dẫn thời gian cách ly sau điều trị I-ốt phóng xạ 131
Sau điều trị bằng I-ốt phóng xạ, bệnh nhân cần lưu ý:
- Nghỉ làm
- Hạn chế xuất hiện ở nơi công cộng
- Không nên đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng
- Duy trì khoảng cách an toàn với người khác > 1m
- Uống nhiều nước
- Xả toa lét 2 – 3 lần sau khi đi đại, tiểu tiện
- Ngủ ở giường cách ly, cách giường khác > 2m
- Tránh tiếp xúc lâu với trẻ em và phụ nữ có thai
(* Thời gian cụ thể tùy thuộc liều I-131)
Do vậy, với các trường hợp không may mắc ung thư tuyến giáp mà phải điều trị I-ốt phóng xạ 131 sau mổ không nên quá lo lắng về vấn đề sinh em bé sau này. Tuy nhiên, bạn nên hết sức lưu ý về thời gian mang thai cần cách lần điều trị I-ốt ít nhất 6-12 tháng (tốt nhất là sau 12 tháng).
Có thể bạn quan tâm: