Bệnh bazơđô (Basedow) là dạng bệnh nội tiết phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh khá cao và chiếm khoảng 10 – 40% bệnh liên quan đến bướu giáp. Bệnh đa phần gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trẻ độ tuổi từ 21 – 30. Người mắc bệnh Basedow có tuyến giáp hoạt động quá mức, sản xuất lượng hormone lớn hơn vào máu và từ đó gây ra những biểu hiện nhiễm độc giáp. Nếu còn nhầm lẫn chưa phân biệt bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt , bạn nên tham khảo bài viết dưới đây:
1. Phân biệt dấu hiệu bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt
Bướu cổ đơn thuần do thiếu Iốt: là sự phì đại tuyến giáp nhưng không phải do suy tuyến giáp, viêm hay ung thư và quan trọng nhất là chức năng tuyến giáp vẫn bình thường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thiếu hut Iốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là hết bệnh.
Biểu hiện của bệnh là: tuyến giáp to hơn bình thường tùy từng mức độ của bệnh; cảm giác nghẹt vùng cổ; nuốt vướng; tinh thần lo lắng; bề mặt bướu nhẵn và đều, bướu không đau và di động khi nuốt.
Bướu có thể tự khỏi; có khi bướu tồn tại nhiều năm. Việc điều trị phụ thuộc vào loại bướu và giai đoạn phát triển. Ban đầu sẽ tiến hành sinh thiết bướu cổ để sàng lọc ung thư và bướu cổ ác tính. Các phương pháp điều trị là dùng thuốc nội tiết tố uống; phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp
Bazơđô: là bệnh hay gặp, bệnh thường có biểu hiện của hội chứng cường giáp: ăn nhiều, sụt cân rất nhiều, tinh thần bất ổn, mất ngủ hoặc khó ngủ, run tay, lồi mắt…và kèm theo bướu giáp lan tỏa. Để chẩn đoán bệnh ngoài các triệu chứng lâm sàng người bệnh cần phải làm một số các xét nghiệm chuyên biệt.
Bệnh Basedow rất nguy hiểm cho hệ tim mạch, nếu điều trị chậm trễ hoặc sai cách dễ khiến người bệnh đối mặt với các biến chứng suy tim, suy kiệt trong cơn bão giáp và khiến bệnh nhân tử vong nhanh chóng.
2. Cách điều trị bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt
- Đối với bệnh bazơđô: Mặc dù đến nay, những hiểu biết về cơ chế bệnh sinh của bazơđô ( Basedow ) đã tương đối rõ ràng, nhưng vẫn chưa có một loại thuốc hay phương pháp chữa trị nào giải quyết được nguyên nhân sinh bệnh. Chủ yếu vẫn là chữa trị cường năng tuyến giáp bằng một trong ba phương pháp căn bản: Điều trị nội khoa với thuốc kháng giáp tổng hợp, chữa trị bằng phẫu thuật và chữa trị bằng I-ốt đồng vị phóng xạ. Mỗi phương pháp chữa trị đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào, cần có sự giải đáp của bác sĩ chuyên khoa dựa và tùy thuộc vào tình hình bệnh tật, điều kiện xã hội, hoàn cảnh cụ thể của mỗi bệnh nhân.
- Đối với bướu cổ đơn thuần: Bệnh nhân nên ăn uống và dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ví dụ: Bệnh nhân có thể ăn muối I-ốt, và một số thức ăn có nhiều I-ốt như hải sản, trứng, sữa,… Khi bướu to chữa trị bằng thuốc hormone giáp như L.Thyroxin….
Điều trị chủ yếu vẫn là điều trị cường năng tuyến giáp với ba phương pháp căn bản: Ðiều trị nội khoa với thuốc kháng giáp tổng hợp, điều trị bằng iốt đồng vị phóng xạ hoặc điều trị bằng phẫu thuật. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào tình hình bệnh của người bệnh, yếu tố xã hội, điều kiện hoàn cảnh và sẽ được các bác sĩ đưa ra lời khuyên nhất định Nếu đang gặp phải các triệu chứng nghi ngờ mà chưa phân biệt bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ, hãy sớm đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để sớm phát hiện bệnh suy tuyến giáp, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ.
Bạn có thể đặt lịch khám hoặc tư vấn tại đây: 094 230 0707
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
TS. BS Đinh Xuân Cường
Tiến Sĩ
Tiến Sĩ, BS Đinh Xuân Cường là một trong những chuyên gia hàng đầu về khám chữa cường giáp hiện nay với hơn 21 năm kinh nghiệm về chuyên khoa ung bướu, bên cạnh đó, bác sĩ Cường đóng góp nhiều công sức qua các công trình nghiên cứu về ung thư lưỡi, ung thư thanh quản. Hiện nay, TS.BS Đinh Xuân Cường là bác sĩ Khoa ngoại Đầu Mặt Cổ tại Bệnh viện K Trung Ương; đồng thời cũng là Bác sĩ hợp tác chuyên môn tại Hệ thống Y tế Hưng Việt.