Phẫu thuật tuyến giáp thường phải tiến hành khi tuyến giáp có mức tiết hoóc-môn quá mức, hay các nốt ung thư hoặc nghi ngờ là ung thư, hoặc khi tuyến giáp sưng lên thành bướu cổ và cản trở đường hô hấp. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật tuyến giáp phù hợp không để lại sẹo hoặc ít để lại sẹo, sẹo rất mờ đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Các bệnh lý tuyến giáp bao gồm: bướu giáp đơn thuần (bướu giáp lan tỏa và bướu giáp nhân), bướu cường giáp, ung thư giáp và suy giáp. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, giúp loại bỏ nhân giáp, hạn chế tối đa khả năng nhân giáp tái phát gây hại cho sức khỏe.
Tùy từng mức độ tiến triển của nhân giáp và tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Cụ thể, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt rất nhỏ ở nếp gấp dưới cổ để loại bỏ nhân giáp hoặc một phần hay toàn bộ tuyến giáp (tùy theo tình trạng bệnh cụ thể). Sau đó khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu (không phải rút chỉ), keo dán sinh học. Vì thế mà ít để lại sẹo, sẹo rất mờ, thậm chí không có sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Đối với các nốt, miễn là nó vẫn an toàn, các bác sĩ có thể xử lý bằng các phương pháp không để lại sẹo như nội soi qua miệng, bên trong môi, qua nách, hoặc ngay sau tai và vào đường chân tóc. Vì vậy, bạn sẽ không cần phải che lại những vết sẹo nổi bật ở cổ nữa.
Có ba loại bướu cổ: bướu cổ ác tính, bướu cổ lành tính và bướu độc (cường giáp).
Với bướu cổ ác tính, mổ là lựa chọn đầu tiên. Ngay khi xác định bướu cổ ác tính, bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh và chỉ định mổ vào thời gian phù hợp.
Với bướu cổ lành tính, trong quá trình mổ, những trường hợp bướu lớn chèn ép đường thở khiến quá trình gây mê khó khăn và phẫu thuật tiềm ẩn rủi ro: hạ canxi máu tạm thời hoặc vĩnh viễn do tổn thương tuyến cận giáp, mất nhiều máu, ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng, câm, sẹo trước cổ… bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ chỉ định phẫu thuật tuyến giáp sau khi thực hiện các phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc), uống i-ốt phóng xạ nhưng không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định mổ. Cụ thể:
Với phương pháp phẫu thuật tuyến giáp không để lại sẹo , tùy tình trạng sức khỏe bạn có thể:
Có thể bạn quan tâm:
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.