Ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất được phát hiện trong thời kỳ mang thai. Do đó việc phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư vú ở bà bầu là rất quan trọng giúp giảm các biến chứng nguy hiểm do khối u mang lại. Bài viết dưới đây cung cấp cho độc giả các thông tin cần thiết về dấu hiệu ung thư vú và cách tự kiểm tra vú ở bà bầu.
Ung thư vú sau điều trị kiêng ăn gì để phòng ngừa tái phát?
Ung thư vú thai kỳ là ung thư vú được chẩn đoán trong thời gian mang thai hoặc trong vòng một năm sau khi sinh. Mang thai không phải là nguyên nhân gây ra ung thư vú nhưng là yếu tố kích thích sự phát triển của ung thư vú.
Thông thường ung thư vú sẽ xuất hiện trước khi có thai nhưng lúc này có thể chưa có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ nên người bệnh chưa được chẩn đoán. Đến khi có thai, sự thay đổi nội tiết sẽ làm ung thư vú phát triển, gây ra các biểu hiệu lâm sàng rõ ràng, người bệnh nhận biết được, đi khám và được chẩn đoán bệnh.
Ung thư vú thai kỳ hiện được chia thành 2 loại:
Có thể bạn quan tâm:
Có một số dấu hiệu ung thư vú ở bà bầu phổ biến như sau:
Khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào đã được trình bày ở trên thì nên chủ động đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
Tự kiểm tra vú là việc làm cần thiết giúp người bệnh tự phát hiện được các bất thường ở vú của bản thân mình để có kế hoạch thăm khám phù hợp.
Việc tự kiểm tra vú nên được thực hiện đều đặn vào một ngày cố định của mỗi tháng. Với bà bầu thì có thể chọn bất kỳ ngày nào trong tháng. Với phụ nữ khác thì nên chọn kiểm tra sau khi kỳ kinh kết thúc vài ngày vì lúc này tuyến vú ít có khả năng sưng do hàm lượng estrogen và progesterone ít.
Sau đó, hãy tiến hành tự kiểm tra bằng các bước sau:
Một số lưu ý khi tự khám vú ở giai đoạn thai kỳ cho các bà bầu:
Hiện nay chưa có bằng chứng nào chỉ ra rằng ung thư vú ở bà bầu có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung. Cũng không có bằng chứng nào chứng minh ung thư có thể truyền cho thai nhi.
Tuy nhiên, phương pháp điều trị có thể ảnh hưởng đến thai nhi do một số loại thuốc hóa trị có thể qua rau thai hoặc sữa mẹ đi vào thai nhi.
Xét nghiệm hình ảnh là không thể thiếu trong việc chẩn đoán ung thư vú. Tuy nhiên, với việc chẩn đoán ung thư vú cho bà bầu thì tuỳ từng phương pháp bác sĩ sẽ chỉ định hoặc không. Cụ thể:
Ung thư vú trong thai kỳ có thể điều trị được. Tuy nhiên, điều trị sẽ phức tạp hơn so với ung thư vú thông thường vì trong quá trình điều trị không chỉ phải quan tâm đến người mẹ mà còn phải quan tâm đến sức khỏe thai nhi.
Muốn có được phương pháp điều trị phù hợp đòi hỏi sự tham gia tích cực của bác sĩ ung thư, bác sĩ sản khoa, bác sĩ nhi khoa để cân nhắc kỹ càng các yếu tố như vị trí, kích thước, mức độ lan rộng của khối u, tình trạng thai nhi, sức khỏe người mẹ…
Một nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 trên 129 trẻ em cho thấy chúng không gặp vấn đề gì về sự phát triển khi mẹ được điều trị ung thư vú khi mang thai. Sự phát triển trong tử cung của những đứa trẻ tiếp xúc với các phương pháp điều trị như: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật và thuốc không khác gì những đứa trẻ có mẹ bị ung thư vú không điều trị.
Không phải tất cả các phương pháp điều trị ung thư vú đều được áp dụng trong giai đoạn thai kỳ. Trong đó, phẫu thuật là an toàn nhất trong giai đoạn này. Hóa trị cũng tương đối an toàn nếu được chỉ định trong quý 2, quý 3 của thai kỳ, không an toàn khi dùng trong quý 1 thai kỳ. Các phương pháp khác như xạ trị, liệu pháp hormone, điều trị đích… không an toàn với thai nhi nên thường không được chỉ định điều trị.
Do các phương pháp điều trị có sự mâu thuẫn giữa việc điều trị tốt cho mẹ với sự an toàn của thai nên sẽ khiến việc lựa chọn điều trị trở nên phức tạp hơn. Ví dụ như: khi phát hiện ung thư di căn (giai đoạn 4) ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, hóa trị là phương pháp cần được thực hiện nhưng nó lại ảnh hưởng đến thai nhi nên nếu muốn điều trị thì việc kết thúc thai kỳ là không thể tránh khỏi. Do đó, bác sĩ cần thảo luận kỹ càng với người để đưa ra kế hoạch điều trị hợp lý.
Sau điều trị ung thư vú, người bệnh vẫn có thể mang thai lại. Tuy nhiên, một số thuốc hóa trị có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như carboplatin, chlorambucil… Do đó, người bệnh cần cho bác sĩ biết mong muốn có con của mình để có phương pháp điều trị hợp lý.
Bài viết trên đã cung cấp cho độc giả biết các dấu hiệu của ung thư vú ở bà bầu và cách tự khám vú tại nhà để phát hiện sớm bệnh. Nếu còn thắc mắc về bệnh ung thư vú thai kỳ, hãy liên hệ Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt theo số hotline: 0942 300 707 để được giải đáp và tư vấn.
**Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.