Phẫu thuật thường được coi là phương pháp quan trọng trong điều trị ung thư vú. Nhưng vì nhiều lý do mà có bệnh nhân không thể hoặc không muốn áp dụng phẫu thuật. Vậy lúc này điều trị ung thư vú không cần phẫu thuật có được không và hiệu quả như thế nào? Hãy cùng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
7+ Dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì và cách nhận biết tại nhà
Phẫu thuật ung thư vú là phương pháp điều trị tại chỗ giúp loại bỏ khối u cùng một phần hay toàn bộ mô vú và các hạch bạch huyết lân cận.
Phẫu thuật được chỉ định khi nào?
Phẫu thuật ít được chỉ định khi nào?
Vậy có bắt buộc phải phẫu thuật trong điều trị ung thư vú không?
Thực tế, phẫu thuật không phải là phương án duy nhất và bắt buộc trong điều trị ung thư vú. Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện hoá trị, xạ trị.
Lúc này người bệnh và người nhà cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tin theo các thông tin truyền miệng mà dẫn đến việc chậm trễ điều trị, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ.
Theo nghiên cứu [1], tỷ lệ sống sót tổng thể của những bệnh nhân được điều trị ung thư vú không cần phẫu thuật sau 3 năm và 5 năm là 63% và 49%. Trong 250 bệnh nhân được điều trị bằng hóa xạ trị kết hợp, tỷ lệ sống sót trong 5 năm là 95% ở giai đoạn I, 94% ở giai đoạn IIA, 80% với giai đoạn IIB, 60% cho giai đoạn IIIA và 58% cho giai đoạn IIIB.
Có thể thấy việc thực hiện điều trị bằng các phương pháp Y khoa khác như hoá trị, hoá xạ trị kết hợp cũng mang đến kết quả khả quan. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp không phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Bên cạnh đó, một số phương pháp trị liệu song hành với điều trị Y khoa như thiền, âm nhạc, yoga, mát-xa… cũng góp phần tăng điều trị hiệu quả. Các phương pháp này giúp người bệnh lạc quan, thư giãn… từ đó kiểm soát tốt hơn các tác dụng phụ trong và sau khi điều trị ung thư vú.
Tuy nhiên, những phương pháp này không thể thay thế hoàn toàn điều trị bằng Y học. Bên cạnh đó, người bệnh cần cẩn trọng với các phương pháp chữa bệnh không phẫu thuật không chính thống.
Có thể bạn quan tâm:
Ngày nay, dưới sự tiến bộ của Y học, có nhiều phương pháp điều trị ung thư vú không cần phẫu thuật mang lại hiệu quả cao. Tiêu biểu có thể kể đến như xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch, điều trị đích, điều trị giảm nhẹ…
Xạ trị là phương pháp điều trị sử dụng năng lượng cao từ chùm tia bức xạ để tiêu diệt khối u. Phụ thuộc vào nguồn phát bức xạ, chia thành xạ trị áp sát và xạ trị chiếu ngoài. Trong đó xạ trị chiếu ngoài hay được áp dụng.
Xạ trị được chứng minh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tái phát, di căn ở bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư vú. Đồng thời xạ trị giúp giảm biến chứng do khối u gây ra ở giai đoạn cuối như đau do di căn.
Xạ trị được chỉ định trong trường hợp:
Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp sau khi xạ trị như mệt mỏi, kích thích da, sưng nề tuyến vú…
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc có tính chất gây độc cho tế bào ung thư vú để tiêu diệt khối u bằng cách giữ cho chúng không phát triển, phân chia và tạo thành tế bào mới. Người bệnh có thể dùng một loại thuốc (đơn trị liệu) hay nhiều loại thuốc kết hợp với nhau (đa trị liệu). Thông thường, sự kết hợp các loại thuốc với nhau sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Hóa trị có tác dụng toàn thân nên được chỉ định khi ung thư vú di căn xa đến nhiều cơ quan trong cơ thể với mục đích giảm mức độ tiến triển của bệnh và kiểm soát triệu chứng.
Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào từng cá nhân, chúng có thể bao gồm: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, rụng tóc, tiêu chảy, táo bón, chán ăn, vô sinh…
Liệu pháp hormone hay còn gọi là liệu pháp nội tiết là phương pháp điều trị có hiệu quả cho hầu hết các khối u có kết quả xét nghiệm dương tính với thụ thể hormone. Thuốc sẽ tác động lên các thụ thể nội tiết trên bề mặt tế bào ung thư, ngăn tổng hợp hormone. Từ đó, ngăn chặn sự phát triển khối u, giảm tỷ lệ tái phát và tử vong của bệnh nhân.
Điều trị nội tiết được chỉ định khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm ER(+), PR(+) và thường được kết hợp với các phương pháp khác. Liệu pháp hormone rất có hiệu quả trong việc thu nhỏ và kiểm soát khối u khi ung thư vú lan rộng.
Tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm: tăng đông máu, loãng xương, ra mồ hôi đêm, âm đạo khô…
Điều trị đích ung thư vú là phương pháp sử dụng kháng thể đơn dòng (Trastuzumab) nhắm vào tế bào ung thư vú dương tính với thụ thể HER2. Nhờ vậy, tế bào ung thư bị tiêu diệt, giúp ngăn chặn sự phát triển và lan tràn của tế bào ung thư vú. Trastuzumab được chỉ định khi khối ung thư vú cho kết quả xét nghiệm có thụ thể HER2 dương tính ở giai đoạn sớm cũng như khi tái phát, di căn.
Ở những bệnh nhân có thụ thể HER2 dương tính, việc kết hợp kháng thể đơn dòng và hóa chất mang lại hiệu quả cao hơn khi dùng hóa chất đơn thuần. Nó có thể giảm một nửa nguy cơ tái phát ung thư vú.
Kháng thể đơn dòng có bản chất là protein nên khi vào cơ thể có thể gây các phản ứng như dị ứng: ngứa, mẩn đỏ… Bên cạnh đó, việc điều trị đích bằng các thuốc kháng thể đơn dòng có thể gây ra các tác dụng phụ sau: sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu…
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị giúp phục hồi chức năng hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng phòng thủ tự nhiên của cơ thể chống lại ung thư vú. Liệu pháp miễn dịch được chỉ định trong trường hợp ung thư vú âm tính với thụ thể estrogen, progesterone, HER2.
Kết quả của nghiên cứu IMpassion130 (NCT02425891) cho thấy nhóm bệnh nhân có bộ ba âm tính (ER, PR, HER2) có tiên lượng tốt hơn khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch khi so sánh với các nhóm bệnh còn lại.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm phát ban trên da, ho, hắt hơi, tiêu chảy và cân nặng thay đổi…
Chăm sóc hỗ trợ mang lại hiệu quả cao nhất nếu được thực hiện trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh kết hợp giữa chăm sóc hỗ trợ với các phương pháp điều trị ung thư khác thường ít gặp triệu chứng nặng và có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, điều trị giảm nhẹ cần được thực hiện ở mọi giai đoạn của ung thư vú.
Điều trị giảm nhẹ là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau nhằm tăng cường chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư vú. Các phương pháp điều trị giảm nhẹ rất đa dạng bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và cả những hỗ trợ về mặt tinh thần, cảm xúc…
Điều trị ung thư vú không cần phẫu thuật bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Tùy theo từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng lúc để giúp kéo dài thời gian sống của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và theo phác đồ cụ thể.
Để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám điều trị ung thư vú, bạn có thể liên hệ Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt – Bệnh viện chuyên khoa ung bướu tư nhân đầu tiên ở miền Bắc theo địa chỉ:
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…
Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…
Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…
Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…
Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…
Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…
This website uses cookies.