Kiến thức ung thư vú

7+ Dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì và cách nhận biết tại nhà

4.5/5 - (4 bình chọn)

Những dấu hiệu phát triển ngực tuổi mới lớn khiến nhiều trẻ và phụ huynh nghi ngờ liệu đây có phải dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì? Tuy nhiên, nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú ở độ tuổi dưới 19 tuổi là rất thấp. Vì thế, bạn đọc không nên quá lo lắng mà hãy đọc kỹ phần so sánh dấu hiệu ung thư vú và dấu hiệu phát triển ngực tuổi dậy thì dưới đây để có hiểu biết đúng đắn nhất.

13+ Bác sĩ chữa ung thư vú giỏi, nổi tiếng toàn quốc

1. Tỷ lệ mắc ung thư vú ở thanh thiếu niên RẤT THẤP

Ở giai đoạn dậy thì dưới sự ảnh hưởng của hormone sinh dục (estrogen, progesterone), ngực của trẻ sẽ có sự thay đổi. Sự phát triển thường bắt đầu ở dạng cục nhô dưới núm vú, vú căng tức… khiến nhiều trẻ và phụ huynh có thể lo lắng, nhầm lẫn với bệnh ung thư vú.

Thực tế cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú ở độ tuổi dậy thì là rất thấp. Thống kê từ năm 2012 – 2016 ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc ung thư vú ở nữ trong độ tuổi từ 15 – 19 tuổi chỉ khoảng 0,1 trên 100.000. Tức là trong 1 triệu thanh thiếu niên chỉ có 1 trẻ mắc ung thư vú.

Vì vậy, trẻ và ba mẹ cần tìm hiểu kỹ, phân biệt rõ ràng những dấu hiệu của hai tình trạng này để tránh hoang mang, lo sợ. Bên cạnh đó, phụ huynh nên đồng hành chăm sóc sức khỏe cùng trẻ. Đặc biệt với nhóm trẻ thuộc nguy cơ cao thì việc kiểm tra ngực định kỳ rất quan trọng.

Ung thư vú hiếm khi xảy ra ở trẻ vị thành niên

2. 7 dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì cần theo dõi

Tuy ung thư vú không phổ biến trẻ đang trong giai đoạn dậy thì, nhưng ba mẹ vẫn cần thận trọng theo dõi sức khoẻ của con. Đặc biệt với trẻ nằm trong nhóm có nguy cơ mắc ung thư vú cao như:

  • Trẻ đang mắc các loại ung thư khác giai đoạn muộn thì sẽ có nguy cơ di căn đến mô vú.
  • Trẻ từng tiếp xúc với tia xạ trong quá trình điều trị.
  • Trẻ có bố mẹ, anh chị em ruột mắc ung thư vú.
  • Trẻ xuất hiện gen BRCA1 hoặc BRCA2 cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Một số dấu hiệu có thể đang cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở trẻ vị thành niên như sau:

2.1. Đau tức ngực, vú

Đau tức ngực, vú ở tuổi dậy thì có thể là biểu hiện bình thường do sự phát triển của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Cha mẹ cần phân biệt đâu là đau do sự phát triển bình thường và đau do ung thư.

Đau do ung thư thường là đau nhói, ở một bên, diễn ra thường xuyên, tăng dần theo thời gian và không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Cơn đau xuất hiện do khối u phát triển chèn ép các dây thần kinh xung quanh.

Đau nhức các mô ngực là dấu hiệu phổ biến ở người mắc ung thư vú

2.2. Sưng toàn bộ hoặc một phần vú

Vú sưng to bất thường là một trong các dấu hiệu phổ biến của ung thư vú ở trẻ vị thành niên. Nguyên nhân là do khối u phát triển về kích thước gây sưng phù vùng ngực. Dấu hiệu dễ nhận biết hơn khi toàn bộ bầu vú sưng to. Mẹ nên giúp trẻ học cách quan sát kỹ hình dạng của vú, đối chiếu hai bên để nhận biết sự thay đổi.

2.3. Thụt núm vú

Là một dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì, tình trạng núm vú phẳng hoặc tụt sâu vào bên trong so với quầng vú một cách bất thường cần được theo dõi kỹ lưỡng. Một số trẻ có núm vú bị tụt vào trong từ khi sinh ra và tình trạng này không nguy hiểm. Nhưng nếu biểu hiện tụt núm vú bất thường không phải do bẩm sinh, khả năng cao trẻ đang có biểu hiện của ung thư.

Ở tuổi dậy thì, thụt núm vú do ung thư thường không phải là triệu chứng phổ biến. Nhưng khi khối u phát triển gần núm vú gây co kéo, núm vú sẽ bị thụt vào trong hoặc bị kéo chếch sang một hướng.

2.4. Da đầu vú khô, bong tróc

Một biểu hiện khác khi trẻ bị ung thư vú là tình trạng da đầu vú khô, bong tróc. Nguyên nhân là do khối u phát triển chèn ép vào mạch máu làm hạn chế chất dinh dưỡng cung cấp cho vùng da xung quanh.

Bên cạnh đó, ngực của người bệnh có thể bị sưng, đỏ, phù nề, có dấu hiệu “sần da cam” hay bị lõm xuống do dính vào khối u. Da có thể bị loét, bội nhiễm, chảy máu khi ung thư chuyển biến sang giai đoạn nặng.

2.5. Tiết dịch núm vú

Cũng giống như thụt núm vú, dấu hiệu tiết dịch núm vú thường không phổ biến ở trẻ dậy thì. Khối u phát triển xâm lấn ống tuyến vú làm tăng tiết dịch ra ngoài. Dịch tiết trong tuổi dậy thì phần lớn là dấu hiệu của bệnh lý. Dịch chảy ra do ung thư phần lớn là dịch máu nhưng đôi khi dịch có thể không màu hay dịch nhầy.

Tiết dịch núm vú là một trong các dấu hiệu của ung thư vú

2.6. Sưng hạch bạch huyết

Dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì cuối là sưng hạch bạnh huyết vùng nách, đây là một triệu chứng điển hình của ung thư vú. Hạch nách ở giai đoạn đầu có kích thước nhỏ, mềm và khó nhận biết. Khi hạch nách phát triển to, cứng, dính vào nhau và dính vào tổ chức xung quanh, trẻ có thể tự cảm nhận được khi sờ vào vú.

Các dấu hiệu trên có thể khác nhau ở từng người, ở từng độ tuổi phát triển. Khi gặp các triệu chứng này thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán kịp thời và có phương án điều trị hợp lý.

Có thể bạn quan tâm:

3. So sánh dấu hiệu ung thư vú với sự phát triển tuổi dậy thì

Các dấu hiệu ung thư vú đã được trình bày ở trên đôi khi hay bị nhầm lẫn với sự phát triển bình thường tuổi dậy thì. Bạn đọc có thể tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Đặc điểm Ung thư vú Cơ thể tuổi dậy thì thay đổi
Kích thước vú Vú chỉ to ở một bên bị ung thư hoặc chỉ to một phần vú chứa khối u. To toàn bộ vú và tương đối đều ở hai bên.
Đau nhức vú Đau một bên ngực, đau nhói, tăng dần theo thời gian. Đau nhức hai bên ngực ngay cả khi chạm nhẹ, khi chạy nhảy đi kèm với kích thước hai bầu ngực tăng.
Da đầu vú Da đầu vú khô, bong tróc. Da đầu vú có màu hồng, nâu hoặc thâm đen tương ứng với màu sắc của làn da.
Tiết dịch núm vú Núm vú tiết dịch trong, đục hoặc có lẫn tia máu Không tiết dịch núm vú
Hạch nách Sưng to Không sưng
Sự phát triển vú tuổi dậy thì thường cân xứng hai bên

4. Cách nhận biết dấu hiệu ung thư vú tại nhà

Tự khám vú tại nhà là biện pháp rất quan trọng giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì sớm. Mẹ cần hướng dẫn trẻ tự kiểm tra và hình thành thói quen theo dõi tuyến vú thường xuyên mỗi tháng một lần, vào thời điểm vừa chấm dứt kỳ kinh nguyệt.

Cách kiểm tra vú như sau:

  • Bước 1: Đứng trước gương khi đã cởi bỏ quần áo để lộ phần cơ thể trên thắt lưng.
  • Bước 2: Giơ 2 tay lên cao đầu và quan sát kỹ phần ngực qua gương và đánh giá hình dạng, kích thước, da bề mặt vú, kiểm tra hai núm vú để xác định có tình trạng chảy dịch hay chảy máu hay không.
  • Bước 3: Hai tay chống hông và thực hiện quan sát như trên để đảm bảo không có dấu hiệu bất thường nào.
  • Bước 4: Chụm 4 ngón tay lại và bắt đầu xoa khắp bầu ngực, núm vú để kiểm tra kỹ biểu hiện bất thường nếu có. Để tránh bỏ sót, trẻ cần di chuyển các ngón tay đúng hướng theo chiều kim đồng hồ (từ trong ra ngoài).
  • Bước 5: Trẻ nằm ngửa trên giường, lót một chiếc khăn mỏng sau vai trái, đưa tay trái ra sau đầu. Tay phải dùng để kiểm tra ngực trái bằng cách khum đầu ngón tay, sờ nắn vùng ngực. Làm tương tự với bên còn lại để kiểm tra thật kỹ hai bên núm vú.

Mẹ cần dặn trẻ nếu sau khi kiểm tra, thấy các dấu hiệu: vú to bất thường, u cục đau trong tuyến vú, núm vú tiết dịch… thì phải thông báo cho mẹ để đến gặp bác sĩ.

Tự khám vú – BVUB Hưng Việt số 34 Đại cồ việt

Tự kiểm tra ngực, vú, nách giúp trẻ phát hiện các biểu hiện bất thường

5. Giải đáp thắc mắc về ung thư vú ở tuổi dậy thì

Vì ung thư vú tuổi dậy thì ít phổ biến nên sẽ có nhiều thắc mắc được đặt ra. Một số thắc mắc hay được nhắc đến về dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì sẽ được trình bày dưới đây.

Câu 1: Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ ung thư vú ở trẻ?

Nguyên nhân ung thư vú ở tuổi dậy thường ít bị tác động bởi các yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, phụ huynh hãy giúp trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ đi khám định kỳ nếu trẻ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng của trẻ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành như:
    • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
    • Hạn chế ăn thịt đỏ, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn: xúc xích, giăm bông…
    • Không hút thuốc, uống rượu bia.
    • Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao để duy trì cân nặng hợp lý…
  • Mẹ nên đồng hành với trẻ, tâm sự để trẻ hiểu được sự phát triển của cơ thể và tầm quan trọng của việc phát hiện sớm ung thư vú.

Câu 2: Trẻ ở độ tuổi nào có nguy cơ mắc ung thư vú cao?

Theo các số liệu thống kê, trẻ dưới 14 tuổi rất hiếm khi bị ung thư vú. Nguy cơ mắc bệnh có xu hướng tăng khi trẻ bước sang tuổi trưởng thành. Ung thư vú ở tuổi vị thành niên và thanh niên (từ 15 đến 39 tuổi) chiếm 5,6% tổng số trường hợp ung thư vú xâm lấn ở nữ giới.

Câu 3: Tỷ lệ tử vong do ung thư vú là bao nhiêu? Bệnh có điều trị khỏi được không?

Ung thư vú ở trẻ vị thành niên hay người trưởng thành đều có thể chữa khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Điều trị sớm và đúng cách còn giúp giảm tỷ lệ tử vong do người bệnh. Cụ thể tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh như sau:

Giai đoạn Tỷ lệ sống sót sau 5 năm
Giai đoạn 0 96%
Giai đoạn 1 92%
Giai đoạn 2 85%
Giai đoạn 3 67%
Giai đoạn 4 20%

Câu 4: Nên khám ung thư vú tuổi dậy thì ở đâu?

Khi trẻ thuộc nhóm nguy cơ cao và có một trong các dấu hiệu đã được trình bày ở trên, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tại các cơ sở Y tế uy tín. Bệnh viện được lựa chọn để khám tầm soát cũng như điều trị cho trẻ cần đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Bệnh viện uy tín, đảm bảo được cấp phép đầy đủ về hoạt động khám chữa bệnh.
  • Cơ sở vật chất của bệnh viện hiện đại, trang bị các thiết bị tân tiến.
  • Đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao, tận tâm với nghề.
  • Bệnh viện có các dịch vụ Y tế chất lượng, chấp nhận bảo hiểm Y tế cũng như các dịch vụ hỗ trợ người bệnh khác.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là một trong những bệnh viện lớn đáp ứng được hết các tiêu chí trên. Đây là bệnh viện chuyên khoa ung bướu tư nhân đầu tiên tại miền Bắc đi vào hoạt động từ năm 2013.

Trong gần 10 năm hoạt động, bệnh viện đã điều trị thành công nhiều ca bệnh ung thư vú. Nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia đầu ngành như TS.BS Nguyễn Diệu Linh với 20 năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư vú, Hưng Việt là địa chỉ đáng tin cậy cho người bệnh.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là địa chỉ đáng tin cậy cho người bệnh

Tuy trong độ tuổi dậy thì trẻ hiếm khi mắc ung thư vú nhưng những dấu hiệu ung thư vú ở tuổi dậy thì đôi khi dễ nhầm với sự phát triển bình thường của tuyến vú. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu đã được trình bày ở trên nhất là ở những trẻ có nguy cơ cao để đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời.

Để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám ung thư vú ở tuổi dậy thì, bạn có thể liên hệ Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt theo số hotline: 094 230 0707.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Quản Trị Viên

Recent Posts

Khám phát hiện sớm Ung thư Vú – Cổ tử cung cho độc giả báo Dân Trí

Nhân kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và hưởng ứng tháng hành động…

55 năm ago

CBNV Ngân Hàng TMCP Liên Việt: Yên tâm khi được khám sức khoẻ phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/7/2015 Ban lãnh đạo cùng CBNV Ngân Hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt đã…

55 năm ago

Khám sức khỏe phát hiện sớm ung thư cho 200 phụ nữ là đối tượng chính sách tại Phú Thọ

Ngày 19/7/2015, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt phối hợp với Trung tâm Thông tin,…

55 năm ago

Chương trình nâng cao nhận thức ung thư tại Phú thọ nhân kỷ niệm ngày 27/7

Tiếp nối hoạt động thăm khám bệnh cho thương binh, bệnh binh...những người có công…

55 năm ago

BVUB Hưng Việt khám miễn phí phát hiện sớm ung thư cho 36 thương, bệnh binh dịp 27/7

Đây là hoạt động “Uống nước nhớ nguồn" ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cộng…

55 năm ago

20 độc giả đầu tiên của Dân trí được khám phát hiện sớm ung thư miễn phí

Nằm trong chương trình tặng 200 suất khám phát hiện sớm ung thư của bệnh…

55 năm ago

This website uses cookies.