Dau quai ham

Câu hỏi: Chào bác sĩ tôi ten minh toi bị đau hàm bên má phải gần một tháng nay ,và tôi không há miệng được hết cỡ , đợt trước thì đau nhưng bây giờ không đau nữa ,nếu nghiến răng thì đau ,nhưng muốn há miệng được hết thi trong hàm lại kêu một tiếng cậc một phát tôi không hiểu tại sao nữa ,tôi có cần phải đi khám không bác sĩ ,tôi mong bác sĩ tư vấn cho tôi để tôi còn biết thêm về tình trạng sức khoẻ của tôi ,tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ

Trả lời

Bác Minh thân mến.

Các dấu hiệu bác mô tả giống như ảnh hưởng của khớp Thái dương hàm thì phải, trước hết chúng tôi khuyên Bác hãy khám, sau khi thăm khám và các xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh của bác, 

Chúng tôi xin tư vấn cho Bác về Bệnh đau khớp thái dương hàm như sau:

1) Triệu chứng:

– Hay bị đau ở trước tai, há ngậm miệng nghe tiếng kêu ở khớp, không há miệng lớn được, há ngậm lệch sang một bên hoặc không trơn tru, mỏi hàm… là những triệu chứng thường gặp của bệnh “loạn năng thái dương hàm”.

– Ngoài ra còn có thể đau đầu, mỏi cổ và tai, đau tai, chóng mặt. Đây là bệnh mà trong đó hàm không thể thực hiện được các chức năng (ăn, nhai, nói, há ngậm…) một cách bình thường.

2) Nguyên nhân:

– Bệnh do nhiều yếu tố  phối hợp nhau gây nên, thường do khớp cắn không đúng, thói quen không tốt (như nghiến răng), yếu tố tâm lí, chấn thương, bệnh ở khớp thái dương hàm (như thấp khớp)…

3) Xử trí:

– Tùy theo tình trạng bệnh mà việc điều trị có thể bao gồm chỉnh khớp, làm máng nhai, uống thuốc, phẫu thuật…           

3.1. Chỉnh khớp: được thực hiện khi khớp cắn giữa hai hàm không đúng, có thể cần phải mài răng (mài bỏ những chỗ làm cho khớp cắn bị vướng), nhổ răng, trám răng, làm răng giả…

 3.2. Máng nhai:  là khí cụ được làm riêng cho từng bệnh nhân, trùm lên các răng ở hàm trên hay hàm dưới. Nó thường được làm bằng nhựa cứng, trong suốt, tháo lắp được. Máng nhai giúp giảm đau và mỏi, giúp cân bằng hệ thống nhai và bảo vệ các răng. Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể đeo máng vào ban đêm hay ban ngày. Máng nhai cần được bác sĩ kiểm tra theo định kì vài tuần hay vài tháng.

Trường hợp bị trật hàm mỗi khi ngáp hoặc há miệng lớn có thể là do dây chằng khớp thái dương hàm bị dãn. Khi ngáp hoặc há miệng lớn, hàm dưới trượt ra trước, ra khỏi ổ khớp gây đau và không ngậm miệng lại được. Khi bị như vậy, bạn có thể nhờ người đứng trước bạn đặt ngón tay cái, ấn xuống rồi đẩy ra phía sau trên mặt ngoài của răng.  Hàm dưới sẽ trở về vị trí cũ. Người giúp đỡ cần phải để ngón tay cái xa mặt nhai bởi vì hàm đóng lại với một lực nhai khá lớn. Tốt nhất là nên đến để bác sĩ chỉnh sửa lại.

Nếu buổi sáng thức dậy bạn hay thấy đau, mỏi cơ hàm hoặc khi đang làm việc cũng gặp những triệu chứng tương tự thì có thể do công việc căng thẳng làm bạn cắn chặt hoặc nghiến răng. Có thể điều trị bằng máng nhai hoặc hỗ trợ bằng vật lý trị liệu như: siêu âm, massage. Điều quan trọng là phải loại bỏ nguyên nhân stress.

4. Trong thời gian điều trị bệnh (hoặc khi đã điều trị xong), cần phải:

-Hạn chế ăn thức ăn quá cứng hay quá dai

-Chú ý tránh những thói quen không tốt như nghiến răng, cắn chặt răng, cắn móng tay hay đồ vật khác.

-Tập luyện và xoa nắn cơ, khớp theo hướng dẫn của bác sĩ

-Chườm ấm ở những vùng đau

-Tránh stress trong cuộc sống

 

Câu hỏi khác

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt