Phù bạch mạch sau điều trị ung thư vú

Câu hỏi: Chào Bác sĩ. Tôi năm nay 54 tuổi Tôi bị ung thư vú trái, đã điều trị qua các bước: phẩu thuật (đoạn nhủ, nạo hạch), hóa trị và xạ trị từ năm 1995. Trong những năm qua tay bên mổ có hơi to và nặng nhưng gần 1 năm nay tôi thấy đau nhiều và khó khăn khi cử động tay trái, Hiện tay trái to hơn tay phải 4cm. Qua tìm hiểu tôi nghỉ mình bị phù bạch hạch và có khả năng dẫn đến liệt tay. Xin Bác sĩ tư vấn có biện pháp nào để khắc phục không ạ? Tôi vẫn tự tập thể dục và bơi lội nhẹ nhàng, liệu có ảnh hưởng gì không. Rất mong được Bác sĩ rư vấn giúp.

Trả lời

Bác Sen thân mến.

Theo như Bác kể thì bác có biểu hiện của Phù bạch mạch sau điều trị ung thư vú, Bác luyện tập thể dục nhẹ nhàng và bơi lội thì không ảnh hưởng gì, Bác cũng cần có chế độ ăn uống và luyện tập để giảm béo phì, cần điều trị kịp thời các ổ nhiễm trùng ở mô mềm.

Bác đã điều trị ung thư vú 20 năm nay, chắc Bác cũng có chế độ chăm sóc sức khỏe thường kỳ rồi; Bác hãy sắp xếp đi khám bệnh để đánh giá mức độ của phù bạch mạch cũng như kiểm tra lại sức khỏe Bác nhé;

Chúc Bác luôn nỗ lực trong cuộc sống và là tấm gương cho nhiều bệnh nhân Ung thư noi theo.

Thân chào bác.

Chúng tôi cũng xin cung cấp thêm thông tin cho bác về phù bạch mạch:

Nguyên nhân phù bạch mạch trong ung thư vú

Nguyên nhân có thể là do tia xạ phẫu thuật, bệnh ác tính hay hiếm hơn là suy tim. Mặc dù cơ chế phù cơ học có thể do mô sẹo xơ hay sự chèn ép khối u làm cản trở hoặc tắc nghẽn dòng bạch mạch dẫn đến phù trên lâm sàng. Khoảng 15-20% bệnh nhân ung thư vú bị phù bạch mạch sau điều trị

Phù bạch mạch có thể bắt đầu một cách thầm lặng ở những khoảng thời gian khác nhau sau khi điều trị vào hố nách. Sưng nề có thể rất ít khó nhận ra ở giai đoạn sớm đến rất lớn ở giai đoạn muộn ở chi ảnh hưởng. Da trở nên căng do xơ cứng da và mô dưới da. Quá trình viêm tế bào và bạch mạch bị tái đi tái lại nhiều lần khiến da bị cứng, như da thuộc và tăng sừng.

Ngoài sự tái phát, phù bạch mạch là hậu quả đáng sợ của điều trị ung thư vú, là vấn đề phổ biến và gây khó chịu. Sự biến dạng tại chỗ của phù bạch mạch không thể dùng quần áo bình thường để che dấu được.
Bệnh nhân ung thư vú được phẫu thuật nạo vét hạch nách và/hoặc xạ trị không chỉ có nguy cơ phù chi trên mà còn có thể bị phù ở ¼ người trên cùng bên bao gồm bất cứ phần mô vú còn lại nào. Khả năng xuất hiện phù bạch mạch ở chi trên phụ thuộc vào loại phẫu thuật và có hoặc không có tia xạ hạch vùng kèm theo. Có vài yếu tố nguy cơ khác nhau được coi là những yếu tố nguy cơ tiềm năng gây phù chi trên sau điều trị ung thư vú như khối u ở ¼ trên ngoài, chấn thường vùng nách sau phẫu thuật, nhiễm trùng, tụ máu, tụ dịch vùng nách, tia xạ vùng nách sau nạo vét hạch, nạo vét hạch nách rộng rãi bao gồm hạch ở mức độ 3, tái phát u ở vùng nách, nhiều hạch dương tính.

Giai đoạn và mức độ phù bạch mạch:

Sự tích tụ dịch bạch huyết trong các khoảng kẻ có thể không có biểu hiện lâm sàng trong giai đoạn sớm của bệnh nhưng sẽ thấy được sự gia tăng cung lượng bạch huyết cho tới việc giảm khả năng lưu thông hệ bạch mạch vì vậy phù bạch mạch tiền lâm sàng biểu hiện ngay sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiềm ẩn hay giai đoạn 0. Ở giai đọan này không có triệu chứng phù bạch mạch, bệnh nhân chỉ cảm thấy nặng chi hoặc không cảm thấy gì cả.

Giai đoạn I còn được gọi là “phù bạch mạch có thể phục hồi”, ở giai đoạn này bệnh nhân có biểu hiện phù nhẹ, mềm ấn lõm không xơ hóa, lâm sàng thấy giảm sưng nề rõ khi nâng cao chi. 

Giai đoạn II còn gọi là “phù bạch mạch không phục hồi tự nhiên”, có biểu hiện xơ hóa trong da, giảm mềm mại và giảm đáp ứng da khi ấn. Thông thường phù biểu hiện khi bị ấn lõm ít nhất là 5 giây, được chia thành 3 mức độ từ 0 đến 3+.0 khi không có ấn lõm, 1+ ít, 2+ vừa phải và 3+ nặng. Ở giai đoạn này không giảm sưng nề khi nâng cao chi. Bệnh nhân thường có dấu hiệu Stemmer dương tính: vùng da mặt lưng ngón tay, ngón chân không thể kéo lến hoặc kéo lên rất khó khi so sáng với vùng da ở chi bình thường. Nhiễm trùng da thường hay gặp ở giai đoạn này do bị giảm miễn dịch để đáp ứng với vi khuẩn và mảnh vụn dị vật. Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến các kênh bạch mạch làm gia tăng cung lượng bạch huyết do đáp ứng viêm và giảm khả năng lưu thông bạch mạch.

Giai đoạn III còn gọi là “phù chân voi” với các dấu hiệu xơ hóa nặng nề, tăng thể tích và các những biến đổi ở da như tạo nhú sần sùi, nang hóa, có đường dò và dày sừng. Các nếp gấp da sâu hơn ở cổ tay và cổ chẩn, bệnh nhân không có hoặc ít ấn lõm và dấu hiệu Stemmer trở nên nổi trội hơn. Sự tái phát nhiễm trùng ở da, ở móng do vi khuẩn và do nấm thường hay gặp ở giai đoạn này. Ở giai đoạn II và III của phù bạch mạch tổ chức mỡ có khả năng đáp ứng chính cho việc tăng thể tích quá mức trong sưng nề chi nên ấn lõm không thể hiện.

Mặc dù không là yếu tố để phân chia giai đoạn bệnh nhưng việc so sánh thể tích giữa chi lành và chi bệnh được sử dụng như là đặc điểm bổ sung để đánh giá mức độ cho mỗi giai đoạn. Mức độ nhẹ khi sự khác biệt thể tích giữa 2 chi dưới 20%, từ 20%-40% là ở mức độ vừa, trên 40 % được coi là mức độ nặng.

Thân Ái!

Câu hỏi khác

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt