Phương pháp điều trị ung thư phổi?

Câu hỏi: Chào bác sĩ, Bố em sau khi đi chụp phim X Quang và xét nghiệm sinh tiết tại bệnh việb 108 thì bác sĩ kết luận bị ung thư phổi. Hiện tại bố em vẫn ăn ngủ bình thường chỉ có cánh tay trái thường bị tê và mất càm giác. Dưới khớp vai cánh tay trái ở sau lưng thường xuyên đau nhói, buốt. Nhiều lúc buốt không chịu được. Nhưng khi buốt quá thì phải ngồi im lănh khoảng 10p thì mới có thể đi lại được. Xin bác sỹ cho biết với triệu chứng như vậy thì có phải ung thư đã di căn qua xương. Nếu đã di căn thì phương pháp đều trị hiệu quả nhất lúc này là gì. Gia đình hiện tại rất hoang mang kính mong bác sỹ trả lời sớm. Xin cảm ơn bác sỹ!

Trả lời

Chào bạn Hồ Văn Minh nhé.

Bố của bạn đã khám tại BV 108 và sinh thiết rồi, đã chẩn đoán Ung thư Phổi, chắc đã được bác sỹ tư vấn về phương pháp điều trị rồi chứ? Điều trị Ung thư phổi phải dựa vào giai đoạn bệnh, chẩn đoán tế bào bạn ạ. Các dấu hiệu trên của bố bạn có thể do khối U chèn ép hoặc di căn, cần phải khám lại để chẩn đoán chính xác bệnh

Tại bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt đã phẫu thuật thành công rất nhiều bệnh nhân Ung thư Phổi do TS.BSCC Hoàng Đình Chân – giám đốc bệnh viện là chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật Ung thư Phổi, vì vậy, bạn hãy đưa Bố của bạn đến để bác sỹ khám, đánh giá giai đoạn bệnh sẽ có phương pháp điều trị cho phù hợp bạn nhé.

Thân ái.

Chúng tôi xin tư vấn cho bạn hiểu thêm về bệnh Ung thư phổi;

1.Các triệu chứng:

1.1. Triệu chứng của Ung thư Phổi không tế bào nhỏ:

– Ho: là triệu chứng hay gặp nhất 45-75%; thường ho khan, ho kéo dài; Ho khạc đờm: đờm trắng và nhiều; Ho ra máu (25-35%): thường khối lượng ít, chỉ có ít dây máu lẫn đờm, hoặc đờm lờ lờ máu cá, đôi khi ho ra vài ml máu đỏ tươi lẫn đờm, ít khi ho ra nhiều máu. 

-Khó thở: Thường là khó thở tăng dần, lúc đầu khó thở gắng sức, sau khó thở liên tục. Thở khò khè, thở rít, khàn tiếng.

-Mệt mỏi, gày sút, nuốt đau, nuốt khó. Liệt dây thần kinh hoành, hội chứng tĩnh mạch chủ trên, TDMP, màng tim, hội chứng Pancoas- Horner.

-Di căn não, xương, gan, tuyến thượng thận và hạch trong ổ bụng.

1.2. Triệu chứng của Ung thư phổi tế bào nhỏ.

-Đau ngực: là triệu chứng thường gặp (30-40%). Cảm giác đau nhói hoặc đau tức ở vị trí tương ứng với khối u.

-Ho, ho ra máu, khó thở, khàn tiếng, thở khò khè.

-Giảm cân, chán ăn, nuốt khó, đau xương khớp, móng tay khum, sốt.

2. Cận lâm sàng:

2.1. Xquang, CLVT, MRI: có giá trị chẩn đoán cao, đặc biệt là CLVT, hình ảnh biểu hiện là khối u có kích thước khác nhau, bờ nham nhở, tỷ trọng mô mềm ngấm thuốc cản quang.

2.2.Soi phế quản:Các khối u thể trung tâm xâm lấn phế quản thùy, phân thùy… thấy hình ảnh sùi loét, từ đó bấm sinh thiết qua soi để làm GPB.

2.3. Chọc hút xuyên thành ngực bằng kim nhỏ làm tế bào.

2.4.Sinh thiết xuyên thành ngực bằng kim tru-cut. có thể sinh thiết mù, sinh thiết dưới siêu âm hoặc CLVT làm GPB.

2.5. Chọc hút dịch màng phổi tìm tế bào ung thư.

2.6. Các xét nghiệm khác:

-CTM, đông máu cơ bản, điện tim đồ.

– Siêu âm ổ bụng phát hiện di căn gan, hạch ổ bụng.

– Scintigraphic tưới máu phổi và thông khí phổi.

– CLVT, MRI não, cột sống, xạ hình xương.

– Cyto và sinh thiết hạch thượng đòn để chẩn đoán nếu có.

– Chất chỉ điểm khối u: SCC, CA19-9, NSE…

– PET Scan: ở Việt Nam mới được áp dụng.

3. Chẩn đoán giai đoạn

-Với UTPQ tế bào nhỏ có 2 giai đoạn: gđ khu trú và gđ lan tràn.

-Với UTPQ không phải tế bào nhỏ, xếp loại giai đoạn theo AJCC 2010:

+ GĐ: Ia     T1N0M0       ; Ib    T2N0M0

+ GĐ:          IIa     T1N1M ;      IIb   T2N1M0; T3N0M0

+ GĐ: IIIa T3N1M0; T1-3N2M0

           IIIb T4 , bất kỳ N, M0

                                 bất kỳ T, N3M0

+ GĐ: IV bất kỳ T, bất kỳ N, M1

4. Điều trị:

4.1. Ung thư phế quản tế bào nhỏ: phối hợp hoá chất xen kẽ với tia xạ

-Tia xạ: tia xạ tại u và hạch 65 – 70 Gy; tia xạ dự phòng di căn não 30 Gy

-Hoá chất:

4.2. Ung thư phế quản không phải tế bào nhỏ

4.2.1. Phẫu thuật: áp dụng cho các giai đoạn I, II, IIIa với các chỉ định cắt thùy phổi, hoặc cắt phân thùy, hoặc cắt bỏ một lá phổi.

4.2.2. Tia xạ:

-Tia xạ tiền phẫu 30 Gy sau đó xét phẫu thuật: ít áp dụng.

Liều tia xạ nằm trong phạm vi từ 24 – 60 Gy, mặc dù liều 35 – 40 Gy là thường xuyên được sử dụng

-Tia xạ hậu phẫu: sau phẫu thuật có thể tia xạ tại diện u và hạch 60 – 65 Gy.

+Tia xạ bổ trợ khi có diện cắt (+) và cắt bỏ không triệt để. Sống thêm 5 năm sau phẫu thuật và tia xạ bổ trợ là 30% – 40

+Tia xạ đơn thuần: tia xạ tại diện u 65 – 70 Gy khi không có chỉ định phẫu thuật.

4.2.3. Hoá chất: mang tính bổ trợ

4.3. Điều trị triệu chứng: áp dụng cho gđ muộn

–         Tia xạ triệu chứng: chống đau, chống chèn ép. Hoá chất triệu chứng

–         Kháng sinh dự phòng bội nhiễm; Chống viêm, chống xơ hoá bằng corticoide; Giảm ho long đờm, giảm đau, hạ sốt; Điều trị nâng cao thể trạng, nâng bạch cầu; Điều trị chống khó thở.

4.4. Miễn dịch trị liệu: đây là phương pháp mới được áp dụng, chỉ định khi đã loại bỏ được hầu hết tế bào UT, mục đích là tăng cường số lượng, chất lượng của các tế bào miễn dịch.      Có thể dùng LH1, Interferon, Levamisol..

 

Thân ái!

Câu hỏi khác

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt