Triệu chứng thay đổi sợi bọc tuyến vú
Câu hỏi: Thưa Bác sĩ! Em năm nay 29 tuổi, đang sống tại Tp.HCM.Cách đây vài ngày em có đến BV Ung Bướu HCM để khám vú do là em phát hiện ở vú bên phải có 1 cục nhỏ di chuyển nhưng bên trái thì không có.Kết quả nhũ ảnh của BV như sau:TUYẾN VÚ: Mô sợi-tuyến 2 bên dày, echo kém, lớp mỡ dưới da dày.Vú P: mô tuyến trội, không thấy bướu. Mô vú 2 bên có rải rác vài nang nhỏ, kt 5-11mm.VúT:không thấy bướu đặt hay nang.Hạch nách 2 bên không thấy.
Trả lời
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt về bệnh lý thay đổi sợi bọc tuyến vú.
Thay đổi sợi bọc tuyến vú là gì ?
Theo thống kê hơn 50% phụ nữ ở độ tuổi 20-50 sẽ trải qua những thay đổi về sợi bọc ở tuyến vú vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Đây là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ và chiếm hơn 50% số phụ nữ mắc các bệnh tuyến vú. Đặc điểm của bệnh lý là sự biến đổi mô sợi tuyến ở vú, không phải ung thư, có thể xem là bình thường.
Bệnh được chia thành 3 dạng:
- Dạng nang: Đây là dạng bệnh thường gặp nhất, bên trong chứa dịch, vỏ nang thường mỏng.
- Dạng hóa sợi: Hiếm gặp, biểu hiện dưới dạng mảng hay khối đặc, kích thước có thể đến vài cm, giới hạn không rõ, thường ở 1⁄4 trên ngoài của 1 vú, đau nhẹ trước mỗi kỳ kinh.
- Dạng tăng sản biểu mô: Biểu hiện dưới dạng mảng hay khối đặc (không chứa dịch), giới hạn không rõ ràng, mật độ chắc hơn tuyến vú xung quanh, đau khi ấn.
Các triệu chứng điển hình của thay đổi sợi bọc tuyến vú
- Đau hoặc khó chịu ở cả hai vú
- Ngực căng, sưng hoặc nặng
- Đau hoặc khó chịu dưới cánh tay
- Các khối u ở vú thay đổi kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt
- Nếu tuyến vú xuất hiện những cục u mới hoặc cơn đau tiếp tục trở nên nghiêm trọng hơn, tốt nhất bạn nên đi thăm khám bác sĩ.
Về cơ bản, thay đổi này là bệnh lành tính nhưng theo thời gian, khối u có thể sẽ tăng lên về kích thước và triệu chứng khó chịu hơn gây ảnh hưởng đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Đặc biệt, khối u to sẽ làm cho vú bị biến dạng.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp bị thay đổi sợi bọc tuyến vú biến chứng ung thư vú. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan với căn bệnh này mà nên thăm khám định kỳ để chủ động phòng ngừa, phát hiện bệnh từ sớm.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Nguy cơ bị ung thư vú ở người trẻ tuổi là thấp. Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm và thủ thuật khi cần thiết:
- Chụp Nhũ ảnh: nhằm tìm kiếm
o Những nốt vi vôi hóa, là những tổn thương có thể xuất hiện rất sớm trong thư vú, không thấy được qua siêu âm vú
o Những vùng tăng đậm độ tương ứng vùng mô dày, khó khảo sát trên nhũ ảnh, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp khu trú vùng mô vú để chẩn đoán hoặc siêu âm chẩn đoán.
- Siêu âm vú: Sử dụng kết hợp với nhũ ảnh. Nếu bạn dưới 40 tuổi, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định làm siêu âm. Khi có những tổn thương nghi ngờ vi vôi hóa hoặc xáo trộn cấu trúc, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm thêm nhũ ảnh.
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Với những thay đổi sợi bọc có nang lớn, chọc hút kim nhỏ giải áp, làm xẹp khối u, giảm cảm giác căng tức mô vú. Chọc hút tế bào là phương pháp đơn giản, nhanh, độ tin cậy khá cao, không gây nguy hiểm và chấn thương cho bệnh nhân. Chọc hút tế bào không những cho phép khẳng định chẩn đoán ung thư mà còn cho cả những tư liệu về hình thái tế bào, mức độ biến hóa để giúp cho việc chọn phác đồ điều trị hợp lý nhất.
- Sinh thiết kim lõi: Khi mảng u vú có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ đề nghị làm sinh thiết. Đây là xét nghiệm lấy mẩu mô dưới siêu âm, k
Bạn nên làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi và tái khám.
Trân trọng cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
Câu hỏi khác