Tầm soát ung thư tuyến vú | Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị

4.5/5 - (2 bình chọn)

Tầm soát ung thư tuyến vú sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ung thư vú và mang đến hiệu quả chữa trị cao. Vậy dấu hiệu nhận biết, nguy cơ và các phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến là gì? Hãy cùng Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tầm soát ung thư tuyến vú là gì?

Tầm soát ung thư tuyến vú là việc tiến hành các biện pháp thăm khám, xét nghiệm, siêu âm,… cần thiết. Mục đích để giúp sớm phát hiện ra bệnh ung thư vú, mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị.

Tầm soát ung thư tuyến vú mang đến nhiều lợi ích như:

  • Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng tỷ lệ điều trị thành công, hạn chế được các biến chứng, di căn. Nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn 0 thì tỷ lệ sống của người bệnh sau 5 năm lên đến 96%.
  • Phát hiện sớm các nguy cơ từ đó có được các biện pháp giúp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa ung thư.
  • Phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu sẽ giúp việc điều trị được nhanh chóng và giảm gánh nặng về chi phí.

Theo số liệu thống kê về ung thư vú, cứ 8 người phụ nữ thì có 1 người có nguy cơ mắc ung thư vú. Trên thế giới mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người mắc bệnh mới, với số ca tử vong lên tới 485.000 người.

Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 7000 người mắc mới ung thư vú và tỷ lệ tử vong là 35%. Hiện nay ung thư vú có xu hướng trẻ hóa và tăng dần qua các năm. Vì thế tầm soát ung thư vú đóng vai trò rất quan trọng để giúp kiểm soát tình hình bệnh ngày càng phức tạp.

2. Dấu hiệu của ung thư tuyến vú

2.1. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng của ung thư vú biểu hiện ở:

  • Đau vùng vú: Người bệnh có cảm giác đau dấm dứt không thường xuyên tại vùng vú, thi thoảng bị đau nhói kiểu kim châm.
  • Chảy dịch đầu vú: Một số bệnh nhân có thể bị chảy dịch ở đầu núm vú, hoặc chảy dịch lẫn máu.
  • Có khối u: Người bệnh có thể tự sờ thấy khối u ở vùng vú, khối u này có thể không đau, không di động.
  • Hai bên vú mất cân xứng: Một số bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng tụt núm vú, núm vú bị lệch, bị lở loét khi khối u ở gần núm vú.
  • Xuất hiện hạch nách: Kích thước lớn, cứng và chắc.

2.2. Triệu chứng ở giai đoạn muộn

Ở giai đoạn muộn khi khối u vú xâm lấn, có thể gây ra tình trạng:

  • Lở loét, hoại tử, thậm chí gây chảy dịch, mùi hôi thối, xâm lấn thành ngực gây đau đớn nhiều cho người bệnh.
  • Khi ung thư di căn đến các cơ quan khác như xương, phổi, não,… sẽ gây nên tràn dịch phổi, đau xương, gãy xương, hoặc gây nên yêu chi, liệt, hôn mê khi di căn não.
  • Ngoài ra người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, sút cân, đôi khi có thể bị sốt.
ung thư tuyến vú
Xuất hiện khối u vùng vú là dấu hiệu lâm sàng của bệnh ung thư vú

3. Đối tượng có nguy cơ của ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh phổ biến có thể xảy ra với mọi phụ nữ, tuy nhiên những đối tượng sau đây sẽ nằm trong nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh ung thư vú:

  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư vú: Có từ 5 – 10% bệnh nhân ung thư vú là do di truyền. Vì thế nếu trong gia đình có người mắc ung thư vú thì sẽ có nguy cơ gây ra đột biến của gene BRCA1 và BRCA2 – tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Những đối tượng đã có tiền sử mắc ung thư buồng trứng, ung thư phúc mạc hoặc ung thu vú.
  • Nhạy cảm gene.
  • Đối tượng xạ trị vùng ngực trong độ tuổi từ 10 – 30 tuổi.
  • Người dậy thì sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Vì theo các chuyên gia, tiếp xúc với hormone estrogen và progesterone quá lâu sẽ khiến cho khả năng mắc ung thư vú tăng lên.
  • Không có con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư vú. Vì trong quá trình mang thai, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ bị suy giảm, từ đó hạn chế nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Có bệnh lành tính ở vú.
  • Người ăn uống thiếu lành mạnh, khẩu phần ăn có chứa nhiều mỡ động vật, gây tình trạng béo phì. Điều này làm sản sinh nhiều estrogen, kích thích tế bào ung thư vú phát triển nhanh hơn.

Vì thế, mỗi người cần tiến hành tầm soát ung thư vú sớm và định kỳ để có thể phát hiện ra bệnh. Đặc biệt là với những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao trên hoặc với người xuất hiện các triệu chứng của bệnh ung thư vú.

Tìm hiểu thêm: Nên tầm soát ung thư vú bao lâu 1 lần?

Người có tiền sử mắc ung thư buồng trứng là đối tượng có nguy cơ cao của bệnh ung thư vú
Người có tiền sử mắc ung thư buồng trứng là đối tượng có nguy cơ cao của bệnh ung thư vú

4. 6+ phương pháp tầm soát ung thư vú phổ biến

Hiện nay có nhiều phương pháp tầm soát ung thư vú mà các bạn có thể thực hiện, trong đó có một số phương pháp phổ biến như:

4.1. Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là phương pháp quan trọng giúp phát hiện ra bệnh ung thư vú. Các nghiên cứu cho thấy có từ 5 – 10% trường hợp ung thư vú phát hiện qua khám lâm sàng mà không phát hiện được qua phim chụp tuyến vú.

Ưu điểm:

  • Có thể phát hiện ung thư vú thông qua quan sát, sờ nắn mà không cần thực hiện các chỉ định chuyên sâu.
  • Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện.

Nhược điểm:

  • Có thể cho kết quả không chính xác.

4.2. Chụp X-quang tuyến vú

Chụp X-quang tuyến vú là một phương pháp tầm soát ung thư tuyến vú phổ biến và cho kết quả chính xác cao từ 80 – 90%. Phương pháp này sẽ sử dụng chùm tia X (với cường độ thấp và bước sóng dài) để chiếu xuyên qua vú, giúp ghi lại hình ảnh của tuyến vú trên phim.

Phụ nữ trên 40 tuổi được khuyến cáo nên chụp X-quang định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát ung thư tuyến vú.

Ưu điểm:

  • Phương pháp cho độ chính xác cao.
  • Có thể phát hiện ra các vi vôi hóa tuyến vú mà phương pháp siêu âm không phát hiện ra được.

Nhược điểm:

  • Khó phát hiện ở những đối tượng có mô vú dày đặc.
Chụp X-quang tuyến vú
Chụp X-quang tuyến vú là phương pháp tầm soát ung thư tuyến vú phổ biến với độ chính xác cao

4.3. Siêu âm tuyến vú

Siêu âm tuyến vú là việc sử dụng kỹ thuật sóng siêu âm để khảo sát tuyến vú để tái tạo hình ảnh và cấu trúc tuyến vú, giúp phát hiện những bất thường về hình thái trên tuyến vú.

Ưu điểm:

  • Phương pháp đơn giản, an toàn, phù hợp với mọi lứa tuổi.
  • Cho kết quả nhanh chóng và chính xác cả với những đối tượng có mô vú dày đặc.

Nhược điểm:

  • Phương pháp này mang lại ít lợi ích với người có vú nhiều mỡ, không phát hiện được các tổn thương có đồng âm với mô mỡ.

4.4. Xét nghiệm gen

Xét nghiệm gen là tiến hành phân tích ADN để xác định những đột biến ở một trong hai gen nhạy cảm với ung thư vú là BRCA1 và BRCA2. Phương pháp này được thực hiện với những người có khả năng đột biến di truyền, căn cứ trên tiền sử bệnh tật của cá nhân hoặc gia đình có người mắc ung thư vú.

Ưu điểm:

  • Mang đến hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh ung thư vú sớm.

Nhược điểm:

  • Cần người có trình độ chuyên môn cao thực hiện, mức chi phí cao.

4.5. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn CA 15-3

Xét nghiệm máu giúp xác định được các chất có trong máu được giải phóng bởi mô hoặc các cơ quan trong cơ thể. Khi một chất có nồng độ thay đổi bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh.

Xét nghiệm CA 15-3 có vai trò trong theo dõi điều trị cũng như sự tái phát và di căn của bệnh ung thư vú. Trong giai đoạn đầu của ung thư vú, nồng độ CA 15-3 tăng khoảng 10%, ở giai đoạn di căn tăng lên 70%.

Ưu điểm:

  • Có vai trò quan trọng để theo dõi và điều trị ung thư vú giai đoạn di căn.

Nhược điểm:

  • Khó phát hiện ung thư vú chính xác ở giai đoạn đầu.
xét nghiệm máu tầm soát ung thư tuyến vú
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn CA 15-3 có vai trò quan trọng để theo dõi và điều trị ung thư vú giai đoạn di căn

5.6. Các chẩn đoán khác khi được chỉ định thêm

  • Sinh thiết: Được chỉ định khi bệnh nhân đã thực hiện các phương pháp khám lâm sàng, chụp X-quang tuyến vú hay siêu âm mà xuất hiện các bất thường như: u vú, rối loạn cấu trúc tuyến vú, núm vú xuất hiện bất thường.
  • Tế bào học: Được chỉ định khi bệnh nhân đã tiến hành chụp X-quang và siêu âm tuyến vú nhưng vẫn chưa cho kết luận chính xác về tình trạng bệnh.
  • Chụp MRI tuyến vú: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp ung thư vú nhiều ổ, sarcom tuyến vú. Đồng thời có tác dụng bổ sung cho chụp X-quang tuyến vú trong những trường hợp khó nhận định.
  • Chụp X-quang ngực: Giúp phát hiện di căn ung thư vú ở vùng ngực.
  • Chụp CT ngực, bụng: Khi bệnh nhân có những bất thường ở chức năng gan. Hoặc bệnh ung thư ở giai đoạn III và IV để tìm kiếm di căn vùng bụng và ngực.
  • Siêu âm ổ bụng: Để phát hiện các di căn vùng ổ bụng.
  • Chụp xạ hình xương: Được chỉ định khi nghi ngờ di căn xương hoặc tăng phosphatase kiềm.

5. Chi phí tầm soát ung thư tuyến vú

Chi phí tầm soát ung thư tuyến vú có mức dao động tại mỗi bệnh viện, mức chi phí này sẽ có sự khác biệt. Mức giá tầm soát ung thư tuyến vú có thể thay đổi tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ khi xác nhận tình trạng của bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để tiến hành tầm soát ung thư vú giúp cho kết quả chính xác nhất.

Xem chi tiết trong bài viết: Tầm soát ung thư vú giá bao nhiêu tiền? 

Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn

6. Phòng ngừa ung thư vú bằng cách tự khám vú tại nhà

Tự khám vú tại nhà có vai trò rất quan trọng, bởi có tới 90% khối u được phát hiện bởi chính những người phụ nữ. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh ung thư vú sẽ giúp việc điều trị mang đến hiệu quả cao, tiết kiệm được thời gian, chi phí chữa trị.

Sau đây là quy trình tự khám vú tại nhà mà các bạn có thể tham khảo và thực hiện:

  • Bước 1: Đứng trước gương và cởi bỏ áo để lộ phần trên thắt lưng.
  • Bước 2: Giơ hai tay lên cao trên đầu sau đó quan sát kỹ phần ngực một cách toàn diện xem có xuất hiện những bất thường hay không. Kiểm tra núm vú xem có xuất hiện tình trạng chảy dịch hay chảy máu không
  • Bước 3: Hai tay chống hông, quan sát kỹ phần ngực để xem có bất thường nào không.
  • Bước 4: Chụm 4 ngón tay lại rồi bắt đầu xoa khắp phần ngực, kiểm tra thật kỹ để tìm kiếm bất thường nếu có.
  • Bước 5: Nằm ngửa trên giường, kê một chiếc khăn mỏng sau vai trái và đưa tay trái ra sau đầu. Dùng tay phải để kiểm tra phần ngực trái bằng cách khum 4 ngón tay và xoa đều phần ngực, giúp phát hiện khối u và những bất thường. Lật và kiểm tra kỹ núm vú.

Video hướng dẫn chi tiết tự khám vú

Lưu ý: Tự khám vú tại nhà có vai trò quan trọng. Tuy nhiên khi thấy các dấu hiệu bất thường ở vú thì nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các phương pháp thăm khám và xét nghiệm, cho kết quả chính xác nhất.

Ngoài ra, nên thực hiện một số lưu ý sau đây để giúp phòng ngừa ung thư vú như:

  • Không sử dụng nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu,…
  • Không hút thuốc lá.
  • Cho con bú sữa mẹ.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, chế độ ăn uống khoa học.
  • Giữ trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng những liệu pháp hormone sau mãn kinh.

7. Bệnh viện nào tầm soát ung thư vú tốt, chính xác?

Để tầm soát ung thư vú chính xác, cần tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín. Đội ngũ bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm, có thể tư vấn, khám và đọc kết quả chính xác. Cơ sở vật chất, các loại máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ cho việc tầm soát ung thư hiệu quả.

Bệnh viện ung bướu Hưng Việt chính là một địa chỉ tầm soát ung thư vú đáp ứng được các tiêu chí trên với nhiều ưu thế như:

  • Là bệnh viện tư nhân chuyên sâu ung bướu duy nhất tại miền Bắc với thủ tục khám chữa bệnh nhanh gọn.
  • Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm .
  • Trang thiết bị y tế hiện đại được nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu.
  • Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm, mang đến sự thoải mái cho người bệnh.
Tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
Tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin chi tiết tại Facebook Bệnh viện Hưng Việt hoặc liên hệ theo số điện thoại: 0942 300 707 để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có cho mình những thông tin đầy đủ nhất về tầm soát ung thư tuyến vú cũng như có thể lựa chọn cho mình phương pháp và địa chỉ tầm soát uy tín để có được kết quả tốt nhất.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt