Có nên tầm soát ung thư buồng trứng là câu hỏi được nhiều chị em thắc mắc hiện nay. Dấu hiệu, nguy cơ mắc bệnh và các phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng phổ biến sẽ được chuyên gia của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt giải đáp trong bài viết dưới đây.
Vừa qua, chị N.T.Mai (45 tuổi, Hà Nội) có gửi đến Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt câu hỏi như sau: Xin chào bác sĩ! Mẹ tôi bị ung thư buồng trứng thì tôi có nguy cơ mắc bệnh này không? Tôi có nên đi tầm soát ung thư buồng trứng không và tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào? Cảm ơn bác sĩ!
Xin cảm ơn chị N.T.Mai đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
Để giải đáp thắc mắc của chị, chúng tôi đã mời bác sĩ CKI Đàm Thu Nga, hiện đang là Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đa khoa Hưng Việt, từng có nhiều chia sẻ trên báo chí và truyền hình về ung thư buồng trứng, ung thư vú… đến để tư vấn các vấn đề liên quan đến ung thư buồng trứng như sau:
1. Có nên tầm soát ung thư buồng trứng không?
Nếu mẹ của chị N.T.Mai đã mắc bệnh ung thư buồng trứng thì tôi khẳng định chị thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng và nên đi tầm soát ung thư buồng trứng ngay.
Bởi tiền sử gia đình là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Người có quan hệ huyết thống bậc 1 (là mẹ hoặc con gái hoặc chị em gái ruột) với chị N.T.Mai đã bị ung thư buồng trứng thì chị sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người khác.
Khả năng mắc sẽ cao hơn nữa nếu như hai người trở lên có quan hệ huyết thống bậc 1 với chị mắc bệnh này. Nguy cơ giảm đi nếu những người có quan hệ huyết thống khác như bà, cô, dì, chị em họ gần mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Ngoài ra, tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hay ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Phụ nữ từ 50 – 60 tuổi có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hơn do lúc này đã xuất hiện các triệu chứng thay đổi nội tiết của thời kỳ mãn kinh.
Nếu chị N.T.Mai và chị em phụ nữ thấy bản thân có xuất hiện các triệu chứng như: chảy máu âm đạo bất thường, khó chịu hoặc đau vùng bụng (ấm ách, khó tiêu, căng chướng bụng…), chán ăn, tăng hoặc giảm cân không rõ lý do thì nên đi tầm soát ung thư buồng trứng bởi đây là những dấu hiệu của bệnh.
Tầm soát ung thư buồng trứng hoàn toàn có thể phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả và chữa khỏi. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng nếu phát hiện ở giai đoạn đầu là 94%, giai đoạn 2 là 70%, giai đoạn 3 là 39%, tới giai đoạn cuối chỉ còn 17%.
2. Tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào?
Để phát hiện bệnh sớm, chị N.T.Mai cũng như chị em phụ nữ cần làm những phương pháp tầm soát ung thư buồng trứng chuyên biệt để có phương án điều trị phù hợp.
Các cách tầm soát ung thư buồng trứng phổ biến hiện nay là: khám khung chậu, siêu âm, xét nghiệm máu CA 125, sinh thiết, chụp X-quang, chụp CT.
2.1. Khám khung chậu
Khám khung chậu bao gồm: khám tử cung, âm đạo, buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang và trực tràng để tìm ra dấu hiệu bất thường về kích thước hoặc hình dáng của chúng. Tất cả bệnh nhân tầm soát ung thư buồng trứng cần thực hiện khám lâm sàng.
Đây là biện pháp thăm khám không xâm lấn, đơn giản. Tuy nhiên, bác sĩ có thể không phát hiện được các u quá nhỏ hoặc nằm sâu dưới tiểu khung nên cần phối hợp các phương pháp khác.
2.2. Siêu âm
Siêu âm là phương pháp sử dụng sóng âm có tần số cao mà tai người không nghe thấy. Những sóng này được chiếu vào buồng trứng để cho ra hình ảnh. Tất cả các bệnh nhân tầm soát ung thư buồng trứng sẽ thực hiện phương pháp này.
Siêu âm thường được dùng để đánh giá tính chất các khối u buồng trứng. Ở những khối u ác tính trên hình ảnh siêu âm hay có những dấu hiệu sau: bờ không đều, đậm… bởi có sự hiện diện của các thành phần dịch, đặc, nhú trong u, u có tính chất xâm lấn vào các tạng lân cận.
Đây là phương pháp đơn giản, không xâm lấn. Tuy nhiên có nhược điểm là dễ bỏ sót tổn thương nếu người thực hiện không có kinh nghiệm và kiến thức chuyên khoa. Hình ảnh có độ nhiễu cao, độ phân giải thấp.
2.3. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư buồng trứng
Xét nghiệm CA 125 là xét nghiệm máu để đo mức CA 125 – một dấu ấn của ung thư buồng trứng. Ở người bình thường, CA 125 là 35 U/ml. Ở bệnh nhân ung thư buồng trứng, CA 125 > 35 U/ml. 80% phụ nữ bị ung thư buồng trứng có mức độ CA 125 tăng cao.
Bệnh nhân có nghi ngờ ung thư buồng trứng bắt đầu quá trình điều trị sẽ thực hiện phương pháp này. Đây là xét nghiệm không xâm lấn, đơn giản, có giá trị theo dõi tiên lượng điều trị cao. Nhưng đây không phải là xét nghiệm chẩn đoán xác định ung thư buồng trứng.
2.4. Sinh thiết
Sinh thiết là việc lấy một mẫu mô để kiểm tra dưới kính hiển vi. Các bác sĩ giải phẫu bệnh lý sẽ nghiên cứu mô này để chẩn đoán.
Buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong ổ bụng. Do vậy sinh thiết thường được hỗ trợ bằng phương pháp nội soi ổ bụng hoặc chọc dịch ổ bụng để lấy được mô. Nếu nghi ngờ có ung thư, bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thuật cắt buồng trứng.
Những bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, dịch ổ bụng rõ, nghi ngờ ung thư buồng trứng sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp này. Đây là phương pháp có tính quyết định, đưa ra bằng chứng “vàng” về chẩn đoán ung thư buồng trứng. Tuy nhiên vì xâm lấn nên gây đau cho người bệnh.
2.5. Chụp X-quang
Chụp X-quang giúp đánh giá di căn phổi, các biến chứng của ung thư buồng trứng như tắc ruột… Bệnh nhân nghi ngờ ung thư buồng trứng di căn sẽ thực hiện phương pháp này để chẩn đoán.
Đây là phương pháp phổ biến, không xâm lấn, cho kết quả nhanh. Tuy nhiên, không trực tiếp đánh giá tình trạng buồng trứng.
2.6. Chụp CT
Chụp CT giúp đánh giá buồng trứng và các tạng xung quanh, phát hiện u cục, xâm lấn hạch, chẩn đoán giai đoạn ung thư. Bệnh nhân nghi ngờ ung thư buồng trứng sẽ thực hiện phương pháp này.
Đây là phương pháp không xâm lấn đem lại nhiều thông tin về các tạng trong ổ bụng, đánh giá được giai đoạn của ung thư (nếu có). Tuy nhiên, bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm xạ, dị ứng chất cản quang.
2.7. Chụp MRI
Chụp MRI giúp đánh giá phần mềm trong ổ bụng, buồng trứng, đại tràng, tử cung, phúc mạc. Xác định được giai đoạn ung thư (nếu có). Bệnh nhân nghi ngờ ung thư buồng trứng sẽ thực hiện phương pháp này.
Chụp MRI cho kết quả có độ sắc nét tốt hơn chụp CT, đánh giá phần mềm chi tiết hơn với 2 loại sóng khác nhau, đánh giá chi tiết các hạch, xâm lấn phần mềm. Tuy nhiên nhược điểm là thời gian chụp kéo dài, chi phí cao.
2.8 Chụp PET CT
Bằng phương pháp tiên tiến sử dụng bức xạ chuyển hóa, chụp PET CT cho phép bác sĩ đánh giá sớm được các ổ nghi ngờ ung thư di căn. Bệnh nhân có nghi ngờ tổn thương ung thư di căn sẽ thực hiện phương pháp này.
Ưu điểm giúp đánh giá sớm các tổn thương di căn xa, đặc biệt ở các tạng như não, gan, phổi. Nhược điểm là bệnh nhân phải uống thuốc có chứa chất phóng xạ, phương pháp xét nghiệm chi phí cao, ít cơ sở y tế thực hiện được.
3. Tầm soát ung thư buồng trứng có đau không?
Tầm soát ung thư buồng trứng có đau không là mối lo ngại của nhiều chị em phụ nữ.
Với sự phát triển của hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại nên quá trình tầm soát ung thư buồng trứng có thể diễn ra nhanh chóng, hoàn toàn không gây đau đớn, khó chịu. Chị em có thể lựa chọn nơi tầm soát chất lượng cùng các gói khám ít xâm lấn để hoàn toàn yên tâm.
4. Tầm soát ung thư buồng trứng bao nhiêu tiền?
Mức giá tầm soát ung thư buồng trứng vào khoảng 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Các dịch vụ cần thực hiện (các chỉ định – nhiều hay ít, phương pháp đó phức tạp hay đơn giản).
- Gói khám: Cơ bản hay nâng cao.
- Địa chỉ khám: Có giấy phép, uy tín, nhiều người lựa chọn.
- Đội ngũ y bác sĩ: Chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, khả năng đọc kết quả nhanh và chính xác.
- Máy móc thực hiện: Đời mới, hiện đại, cập nhật thường xuyên.
- Cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ y tế: Tốt, khang trang, phục vụ tận tình.
Hiện nay, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là địa chỉ tin cậy để tầm soát ung thư buồng trứng. Cung cấp gói khám ung thư buồng trứng với đầy đủ danh mục khám và chi phí hợp lý.
I | Khám lâm sàng | ||
1 | Khám Nội tổng quát | Đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hoá,…
Phát hiện huyết áp cao nhằm phòng ngừa biến chứng do cao huyết áp gây ra (đột quỵ, nhồi máu cơ tim,..) |
x |
2 | Soi cổ tử cung | Phát hiện một số bệnh phụ khoa | x |
II | Xét nghiệm cận lâm sàng | ||
3 | Xét nghiệm CA 125 | Phát hiện sớm ung thư buồng trứng | x |
4 | Xét nghiệm βHCG | Phát hiện sớm ung thư tế bào nuôi, tế bào mầm | x |
III | Chẩn đoán hình ảnh | ||
5 | Siêu âm ổ bụng tổng quát | Phát hiện bệnh lý về gan, thận, tử cung, phần phụ, buồng trứng,… | x |
6 | Siêu âm đầu dò âm đạo | Phát hiện bệnh lý, khối u trong tử cung, buồng trứng | x |
Tổng kết hồ sơ, kết luận và tư vấn sức khỏe | Miễn phí |
Để được tư vấn hỗ trợ về tầm soát ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, hãy liên hệ theo hotline 094 230 0707
Mỗi năm ở Việt Nam có hàng nghìn người mắc ung thư buồng trứng, ước tính đến năm 2020 lên tới 5.548 ca. Vì vậy, tầm soát ung thư buồng trứng là việc làm cấp thiết. Hãy lựa chọn nơi tầm soát phù hợp để bảo vệ sức khỏe của mình bạn nhé!
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
BS CKI Nội Ung bướu Đàm Thu Nga
Bác sĩ CKI
Với gần 30 năm bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, BSCKI Nội Ung Bướu Đàm Thu Nga – Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đa khoa Hưng Việt luôn là “chỗ dựa” đáng tin cậy cho nhiều người bệnh và khách hàng khi đến thăm khám tại Hệ thống Y tế Hưng Việt. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn giỏi, Bác sĩ Thu Nga còn là một người thầy thuốc rất tận tâm với nghề, hết lòng vì người bệnh. Rất nhiều người bệnh và gia đình người bệnh khi được bác sĩ Nga…