Trĩ là một bệnh lý phổ biến gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết chính xác các dấu hiệu của bệnh trĩ ngay từ giai đoạn đầu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ chính xác nhất, giúp bạn chủ động nhận biết bệnh trĩ và điều trị loại bỏ trĩ kịp thời.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn nở sưng phồng. Sự phình giãn này dẫn đến sự hình thành các búi trĩ. Từ đây gây ra cảm giác khó chịu, đau rát, đặc biệt là khi người bệnh đại tiện. Nhiều trường hợp có thể kèm theo chảy máu ở vùng hậu môn.
Dựa vào vị trí của búi trĩ, bệnh trĩ được phân loại thành ba loại chính:
-
Trĩ nội: Búi trĩ nằm bên trong đường hậu môn, thường không nhìn thấy hay sờ thấy được. Triệu chứng thường gặp là chảy máu khi đại tiện, có thể kèm theo sa búi trĩ khi bệnh tiến triển nặng.
-
Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, có thể nhìn thấy được. Bệnh nhân thường cảm thấy đau rát, ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là khi ngồi lâu hoặc đi đại tiện.
-
Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại, mang cả triệu chứng của hai loại trên.
Những dấu hiệu của bệnh trĩ
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trĩ là vô cùng quan trọng để có thể điều trị bệnh kịp thời. Biểu hiện của bệnh trĩ có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ theo từng loại:
Dấu hiệu chung nhận biết bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường có những dấu hiệu ban đầu khá giống nhau. Bạn có thể gặp một hoặc nhiều dấu hiệu của bệnh trĩ sau đây:
-
Chảy máu: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất, thường xuất hiện khi đi đại tiện. Máu thường có màu đỏ tươi, dính trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu.
-
Đau rát: Cảm giác đau rát vùng hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc ngồi lâu.
-
Ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu xung quanh hậu môn.
-
Sa búi trĩ: Xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy vào.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nội
Ở giai đoạn đầu, trĩ nội thường không gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, khi búi trĩ phát triển lớn hơn, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu cơ bản như:
-
Chảy máu: Lượng máu thường ít, có thể lẫn trong phân.
-
Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy vào.
-
Tiết dịch nhầy: Hậu môn thường xuyên ẩm ướt, có dịch nhầy tiết ra.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại là loại trĩ dễ nhận biết hơn do búi trĩ nằm ngay dưới da xung quanh hậu môn. Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại thường rõ ràng hơn so với trĩ nội:
-
Đau rát: Cảm giác đau rát, khó chịu vùng hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện hoặc ngồi lâu.
-
Sưng phồng: Búi trĩ nằm ngay bên ngoài hậu môn, sưng to, dễ dàng nhìn thấy và cảm nhận.
-
Viêm nhiễm: Vùng da xung quanh búi trĩ có thể bị viêm nhiễm, sưng đỏ, đau nhức.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp
Bệnh trĩ hỗn hợp là thể nặng nhất của bệnh trĩ. Cụ thể trĩ hỗn hợp là sự kết hợp cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Dĩ nhiên, giai đoạn này gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Sự nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp thể hiện ở các khía cạnh sau:
Triệu chứng nặng nề: Người bệnh phải chịu đựng đồng thời các triệu chứng khó chịu của cả trĩ nội và trĩ ngoại, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và tâm lý.
Gia tăng nguy cơ biến chứng: So với trĩ nội và trĩ ngoại đơn thuần, trĩ hỗn hợp có nguy cơ cao hơn gây ra các biến chứng như:
-
Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ bị sa nghẹt, không thể tự co lên được, gây đau đớn dữ dội và có thể dẫn đến hoại tử búi trĩ.
-
Viêm nhiễm nặng: Viêm nhiễm lan rộng ra vùng da xung quanh hậu môn, thậm chí là viêm nhiễm máu, đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân bị mắc bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Lâu dần khiến chúng bị giãn nở và tạo thành búi trĩ. Có rất nhiều yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này, bao gồm:
-
Chế độ ăn ít chất xơ: Thiếu chất xơ khiến phân cứng và khô, gây khó khăn khi đại tiện, dẫn đến tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn.
-
Ít uống nước: Cơ thể thiếu nước cũng góp phần khiến phân khô cứng, tăng nguy cơ táo bón và trĩ.
-
Ngồi hoặc đứng quá lâu: Áp lực dồn nén lên vùng hậu môn trong thời gian dài khiến máu khó lưu thông, gia tăng nguy cơ hình thành búi trĩ.
-
Thường xuyên nhịn đại tiện: Nhịn đại tiện khiến phân tích tụ lâu trong trực tràng, tạo áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn.
-
Ngoài ra còn một số yếu tố khác khiến xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trĩ:
-
Mang thai và sinh nở: Phụ nữ mang thai dễ bị trĩ do sự thay đổi nội tiết tố và áp lực của thai nhi lên vùng chậu.
-
Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao theo tuổi tác do các mô liên kết ở trực tràng và hậu môn yếu dần.
-
Béo phì: Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn do trọng lượng cơ thể đè nén lên vùng chậu.
Điều trị bệnh trĩ đúng cách
Việc điều trị trĩ tùy vào tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng của búi trĩ và mong muốn của mỗi người. Bên cạnh các phương pháp điều trị nội khoa như thay đổi lối sống, sử dụng thuốc thì các phương pháp can thiệp hiện đại như phẫu thuật ít xâm lấn bằng laser đang được ứng dụng rộng rãi với nhiều ưu điểm vượt trội.
-
An toàn: Sử dụng năng lượng laser tác động chính xác vào búi trĩ, hạn chế tối đa xâm lấn đến các mô xung quanh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
-
Ít đau, không chảy máu: Thời gian thực hiện nhanh chóng, ít đau, không chảy máu, rút ngắn thời gian phục hồi.
-
Lưu viện ngắn ngày: Người bệnh không phải lưu viện quá lâu, có thể ra viện sau 3 ngày theo dõi và chăm sóc
-
Hiệu quả bền vững: Ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh, mang lại hiệu quả lâu dài