Nguyên nhân khiến số ca mắc mới ung thư tăng đột biến
Các cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho biết số ca ung thư ở Châu Á sẽ tiếp tục tăng lên đáng kể. Ước tính đến năm 2030, số bệnh nhân mắc ung thư tại khu vực Châu Á sẽ lên đến 11,5 triệu ca.
Dân số ngày càng già hóa cũng là một trong những yếu tố làm tăng tỉ lệ mắc ung thư. Ngoài ra không thể bỏ qua các yếu tố như gia đình có tiền sử mắc ung thư, sử dụng quá nhiều các chất kích thích như bia, rượu, chế độ ăn thiếu khoa học, cuộc sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, người béo phì,…. tất cả những yếu tố này cũng góp phần làm gia tăng các ca ung thư mới.
Hầu hết các bệnh ung thư bao gồm: ung thư vú, cổ tử cung và tuyến tiền liệt đều có khả năng hồi phục rất cao nếu sớm được phát hiện và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, phần lớn các nước đang phát triển tại Châu Á lại phải đối mặt với khó khăn trong việc thiếu hụt quá nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các thiết bị y tế phục vụ cho quá trình điều trị ung thư.
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tỉ lệ ca mắc mới ung thư ngày càng gia tăng. Đồng thời cũng chính là khoảng cách khiến bệnh nhân không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, tiết kiệm chi phí dẫn đến sự khác biệt rõ rệt trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh. Không những vậy, nguồn tài trợ cho nghiên cứu ung thư và các dữ liệu lâm sàng để nghiên cứu và điều trị cũng bị hạn chế rất nhiều.
Thu hẹp khoảng cách chăm sóc bệnh nhân ung thư bằng cách nào?
Vậy làm thế nào để thu hẹp khoảng cách chăm sóc bệnh nhân ung thư này? Liên minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế đã khởi xướng chiến dịch “Thu Hẹp Khoảng Cách Chăm Sóc” nhằm giúp mọi người có thể tiếp cận được với những phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư hiệu quả nhất, tối ưu chi phí và thời gian điều trị.
Đồng hành cùng Liên minh Kiểm soát Ung thư Quốc tế, IOC nhận thấy chiến dịch “Thu Hẹp Khoảng Cách Chăm Sóc” rất phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của mình đó là “Mang lại hy vọng và dịch vụ chăm sóc bệnh nhân ung thư chất lượng tại Châu Á”. IOC cho rằng mỗi bệnh nhân sẽ có những câu chuyện riêng và hành trình ung thư riêng của họ thế nên IOC luôn tôn trọng và trao quyền cho họ chịu trách nhiệm về hành trình ung thư của họ
Một câu hỏi được đặt ra rằng: “Vậy làm thế nào để tăng khả năng bệnh nhân tiếp cận với dịch vụ chăm sóc ung thư tích hợp một cách hiệu quả?” Trước đây để tìm kiếm dịch vụ chăm sóc ung thư tích hợp, người bệnh cần di chuyển đến các thành phố lớn như Singapore hoặc Hồng Kông để điều trị, tuy nhiên đại dịch Covid-19 đã khiến việc di chuyển trở nên khó khăn và không phải bệnh nhân nào cũng có đủ điều kiện để đến các thành phố này thực hiện điều trị.
Những vấn đề nêu trên sẽ hoàn toàn được giải quyết bởi sự xuất hiện của IOC (Trung tâm Ung bướu tích hợp Châu Á). Tại đây cung cấp đầy đủ các dịch vụ thăm khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư giúp người bệnh tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí rất tốt. IOC hiện đang đầu tư phát triển tại các khu vực bao gồm: Indonesia, Philippin, Malaysia và Việt Nam với một nhóm các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh nhân ung thư. Không chỉ vậy, IOC còn cung cấp các trang thiết bị y tế vô cùng hiện đại bao gồm chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, điều trị bằng thuốc,….
IOC đã hợp tác triển khai phương pháp điều trị ung thư tích hợp với các nước Đông Nam Á như thế nào?
Tại Indonesia, trung tâm Ung thư Adi Husada là trung tâm ung thư tổng hợp tư nhân duy nhất và đầu tiên được trang bị đầy đủ các phương tiện điều trị ung thư bao gồm: xạ trị, hóa trị và cả phẫu thuật.
Tại Philippines, trung tâm Ung thư tổng hợp Central Luzon là đơn vị duy nhất tại đây cung cấp liệu pháp điều trị ung thư, một hình thức xạ trị có thể cung cấp liều lượng bức xạ chính xác hơn và có thể kiểm soát đến các tế bào khối u.
Tại Malaysia, bệnh viện Beacon ở bang Selangor là đơn vị đầu tiên thuộc Đông Nam Á giới thiệu máy Varian Halcyon 2.0 để điều trị nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm: ung thư vú, cổ tử cung, phổi và tuyến tiền liệt. Thiết bị này có thể rút ngắn thời gian điều trị chỉ còn 1 phút 30 giây. Ngoài ra bệnh viện còn cung cấp cả PET / CT đánh dấu kép, đây như một hành trình công nghệ hình ảnh tiên tiến để giúp nâng cao độ chính xác của việc chẩn đoán và tiên lượng ung thư.
Có thể bạn chưa biết?
Tại Việt Nam, Hệ thống Y tế Hưng Việt với sự hợp tác và hỗ trợ từ IOC đã nhanh chóng trở thành cơ sở xạ trị tư nhân thứ 2 tại Hà Nội. Sự hợp tác này cũng giúp người bệnh rút ngắn thời gian điều trị, tối ưu chi phí cùng như thời gian điều trị, thu hẹp khoảng cách chăm sóc bệnh nhân ung thư ở Đông Nam Á.
Bất cứ bệnh nhân nào cũng đều được trao cơ hội sống nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị, chăm sóc thích hợp. IOC vẫn đang tiếp tục mở rộng để kết nối các y bác sĩ, chuyên gia y tế nhằm thu hẹp khoảng cách chăm sóc bệnh nhân ung thư trên toàn khu vực Đông Nam Á đem lại những tia hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư.
Xem thêm bài viết được đăng tải trên website chính thức của IOC tại đây: