Viêm tai giữa cấp tính là bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột và gây đau tai. Bệnh xảy ra khi vùng phía sau màng nhĩ được gọi là tai giữa, bị viêm và nhiễm trùng. Bệnh kéo dài sẽ chuyển thành viêm tai giữa có mủ gây chảy mủ và mất thính lực nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách.
BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH LÀ GÌ?
– Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em: trẻ em là đối tượng hay gặp nhất đặc biệt trong nhiễm khuẩn hô hấp trên nhất là trong các trường hợp ho gà, sởi, cúm. Bệnh cần điều trị sớm điều trị nếu không sẽ gặp biến chứng đáng tiếc.
– Viêm tai giữa cấp tính có mủ: Bệnh viêm tai giữa cấp tính có mủ có nguyên nhân xuất hiện sau các bệnh cúm, sởi, viêm xoang, u vòng họng, viêm nhiễm cấp tính ở họng hay do chấn thương làm thủng màng nhĩ. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ diễn biến nặng như điếc, ảnh hưởng đến mũi, họng rất khó điều trị và cần điều trị lâu dài.
CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH LÀ GÌ?
Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa cấp tính có liên quan trực tiếp đến cả cấu trúc giải phẫu và chức năng miễn dịch ở trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, vòi nhĩ (vòi Ơ-xtat, eustachian tube, ống chạy từ tai giữa đến sau cổ họng) ở trẻ em ngắn hơn và ngang hơn so với ở người lớn. Do đó, vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa làm cho trẻ bị nhiễm trùng.
– Đặc biệt, ở giai đoạn còn nhỏ, em bé còn nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi, họng. Nếu em bé khóc hoặc uống sữa, bú bình khi nằm… vòi nhĩ sẽ mở rộng hơn, làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.
– Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa đủ sức chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp như bệnh sởi, cảm cúm, bạch hầu, ho gà… Khi mắc những căn bệnh này mà trẻ không được điều trị kịp thời vi khuẩn sẽ xâm nhập hầu họng và gây nên viêm nhiễm cấp tính ở tai.
– Viêm tai giữa cấp tính điển hình bởi những triệu chứng đau nhức vùng tai. Ở trẻ lớn hoặc người lớn, viêm tai giữa xuất hiện với các triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc ù tai… Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi và mất nước. Thường xuyên mất ngủ, thính lực giảm và chảy dịch ở lỗ tai…
Nghiêm trọng hơn, vì đối tượng mắc bệnh chủ yếu là ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chúng chưa thể tự nhận biết được bệnh. Do đó, bố mẹ cần phải chú ý quan sát con nhỏ để sớm phát hiện những dấu hiệu bệnh. Một số dấu hiệu điển hình nhận biết viêm tai giữa cấp tính ở trẻ cụ thể như sau:
– Trẻ sốt, thường là sốt cao trên 39 độ C.
– Trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc nhiều, khó chịu, kém ăn…
Nếu là trẻ nhỏ thì chúng thường có xu hướng lấy tay dụi vào tai hoặc kéo vành tai và lắc đầu. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan không phát hiện kịp thời, sau khoảng 2 – 3 ngày bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa có dịch tiết. Do màng tai của trẻ rất mỏng nên nhanh hình thành mủ do viêm nhiễm. Mủ chảy ra thường có màu xanh và kèm theo mùi hôi. Khi đó, những biểu hiện xuất hiện ở trẻ là:
– Trẻ hết sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.
– Hết tiêu chảy, đi ngoài trở lại bình thường.
– Không có những biểu hiện dụi tay lên tai nữa…
Tới đây, các bậc phụ huynh tưởng chừng như bệnh đã được đẩy lùi. Thực chất, viêm tai giữa đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Dấu hiệu quan trọng nhất: chảy mủ ở tai.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM BỚT NGUY CƠ GẶP BỆNH VIÊM TAI GIỮA CẤP TÍNH ?
Viêm tai giữa cấp tính là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Cha mẹ nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau để phòng tránh bệnh cho trẻ:
– Cho trẻ bú bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu đời. Vì trong sữa mẹ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, kháng thể chống lại nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.
– Khi bú bình, hãy cho trẻ ngồi cao hơn và không để trẻ ngậm bình sữa trong lúc ngủ.
– Tiêm ngừa vaxin đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như cúm, viêm VA, viêm amidan…
– Giữ ấm và không cho trẻ nằm bú bình để hạn chế bị viêm tai giữa cấp
– Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng chân và cổ….
– Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, vùng ô nhiễm, khói bụi…
– Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ, nhất là bàn tay và vùng mũi họng…
– Sau khi đi tắm hồ bơi, biển phải vệ sinh vùng mũi họng của trẻ bằng nước muối sinh lý, dùng tăm bông để thấm nước.
– Không tự ý nhỏ thuốc hay thổi thuốc vào tai mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ…
NHẬN NGAY ƯU ĐÃI TẦM SOÁT UT TMH – Chỉ áp dụng khi ONLINE qua fanpage hoặc hotline: 033 868 0707
Để lại SĐT nhận tư vấn giảm thêm chi phí nếu có BHYT, BHBL
———————-
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
34 & 40 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
BS Nội trú Nguyễn Duy Sơn
Bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Duy Sơn với nhiều năm kinh nghiệm về chuyên khoa Tai Mũi Họng, nguyên Phó khoa phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, nguyên giảng viên trường Đại Học Y Hà Nội và là Hội viên của nhiều tổ chức chuyên môn. Bác sĩ Nguyễn Duy Sơn chuyên khám và điều trị: Các bệnh về tai: ù tai, viêm tai ngoài, viêm tai xương, chũm cấp,… Các bệnh về mũi: viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vân mạch, nấm mũi xoang,… Các bệnh về họng: viêm Amidan cấp, nạo V.A, nang vòm họng,…