U não là bệnh lý thần kinh phổ biến hiện nay, các khối u có thể là lành tính, ít nguy hiểm hoặc ác tính gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và lên phác đồ điều trị phù hợp thì có thể đe dọa lớn đến tính mạng. Vậy nguyên nhân gây u não đến từ đâu? Triệu chứng u não hay cách thức điều trị u não bao gồm những gì?
U ở não là một tập hợp số lượng lớn các tế bào não phát triển bất thường vượt ngoài tầm kiểm soát của cơ thể.
1. Nguyên nhân gây u não
- Đột biến: u não nguyên phát chủ yếu là do quá trình đột biến (thay đổi) cấu trúc di truyền ADN gây ra rối loạn sự phân chia tế bào.
- Sự di căn: gặp trong u não thứ phát do sự di căn của tế bào ung thư đến não theo đường máu.
Bên cạnh đó, u não có thể xuất hiện bởi một số yếu tố nguy cơ như:
- Trẻ em thường gặp u nguyên phát và ngược lại u não thứ phát gặp nhiều hơn ở người lớn.
- Tiền sử tiếp xúc với tia bức xạ như ánh sáng mặt trời, tia X hoặc tia xạ trị trong điều trị ung thư.
- Đã từng mắc bệnh ung thư trước đó.
- Tiền sử bố mẹ, anh chị em có mắc bệnh u tại não.
2. Triệu chứng u não
Triệu chứng của bệnh u não rất đa dạng và khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhìn chung, dấu hiệu u não được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm dấu hiệu u não liên quan đến tăng áp lực nội sọ gây chèn ép thần kinh.
- Nhóm dấu hiệu u não do vị trí xuất hiện khối u gây ra.
3. Cách chẩn đoán u não
U não có thể được chẩn đoán sớm thông qua việc thăm khám của bác sĩ cũng như sử dụng các phương tiện cận lâm sàng:
Hỏi tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng:
- Tiền sử: thường bao gồm các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư của bệnh nhân, phác đồ điều trị và tiền sử u não trong gia đình.
- Bệnh sử: thời gian xuất hiện các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ,… và mức độ biểu hiện của bệnh.
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ thăm khám các dây thần kinh sọ não và thần kinh ngoại biên thông qua các nghiệm pháp về vận động, cảm giác và phản xạ để xác định được vị trí của khối u.
Ngoài ra, bác sĩ còn tiến hành cho bệnh nhân thực hiện các phương pháp như sau:
- Chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI): đây là phương pháp cận lâm sàng có giá trị cao giúp bác sĩ chẩn đoán, phân loại được thể bệnh và biến chứng kèm theo.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não(CT): có thể xác định được vị trí khối u, mức độ chèn ép, hoại tử hoặc triệu chứng của tăng áp lực nội sọ.
- Chụp X-quang phổi: giúp tìm kiếm khối ung thư phổi trong trường hợp u có thể di căn.
- Chụp ghi hình cắt lớp positron (PET): là một kỹ thuật y học hạt nhân giúp xác định được vị trí, mức độ ác tính của u não và các khối u ở cơ quan khác kèm theo.
- Sinh thiết khối u: là tiêu chuẩn vàng để xác định bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường ít được sử dụng do cần xâm lấn vào tổ chức não.
[Có thể bạn chưa biết] Kiến thức xạ trị u não
4. Cách điều trị u não
- Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ hoàn toàn khối u khi có thể đảm bảo cuộc phẫu thuật có thể diễm ra an toàn được. Phẫu thuật còn giúp giảm áp lực nội sọ, dẫn lưu não thất khi não úng thủy và giảm triệu chứng đau đầu do chèn ép.
- Hóa trị: truyền hóa chất phù hợp vào tĩnh mạch của người bệnh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Với mỗi loại u não, bác sĩ sẽ lựa chọn các phác đồ điều trị phù hợp..
- Xạ trị: Chiếu tia xạ trực tiếp vào khối u ác tính để tiêu diệt và ngăn chặn sự phân chia, xâm lấn của khối u.
- Liệu pháp nhắm đích: Sử dụng các loại thuốc sinh học mới có khả năng tìm kiếm và tấn công trực tiếp vào thụ thể của các tế bào gây u não nói chung và ung thư nói riêng. Nhờ đó, làm tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ác tính, giảm tác dụng phụ và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Bệnh nhân K có kiêng ăn bưởi, cam quýt hay không ?
Để đặt lịch thăm khám cùng các chuyên gia đầu ngành tại Hệ thống Y tế Hưng Việt quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài của chúng tôi: 094 230 0707 để được tư vấn cụ thể.