Là phụ nữ, bạn chắc chắn có nguy cơ mắcung thư vú. Và cứ mỗi năm trôi qua, nguy cơ ấy ngày càng tăng lên. Nhưng liệu nguy cơ hiện tại của bạn cao bao nhiêu? Công cụ đánh giá nguy cơ ung thư vú sẽ xác định điều đó. Được phát triển bởi các nhà khoa học thuộc Viện Ung Thư Quốc Gia và công trình nghiên cứu quốc gia về phẫu thuật bổ trợ tuyến vú và ruột, Trung tâm thống kê tin học, công cụ đánh giá nguy cơ ung thư dự tính được khả năng ung thư vú phát triển của bạn trong 5 năm tới, và tiếp tục đến độ tuổi 90.
Chương trình này luôn có sẵn cho các nhà điều trị hoặc được đánh giá bởi bất kỳ người nào trên trang web của Viện. Chương trình dùng các phương pháp thống kê, áp dụng các thông tin từ một dự án chiếu X-quang ngực được thực hiện vào thập niên 1970 có tên là Dự án nghiên cứu tìm và phát hiện ung thư vú. Bằng việc trả lời một số câu hỏi về các nguy cơ có khả năng nhất của bệnh nhân- chẩn đoán DCIS/LCIS, độ tuổi hiện tại, tuổi bắt đầu có kinh nguyệt, tuổi khi sinh con đầu lòng, số người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng khả nghi nào đòi hỏi thực hiện sinh thiết, và sinh thiết có cho thấy các tế bào bất bình thường hay không- công cụ này sẽ cho người sử dụng một bản thống kê phản ánh nguy cơ mắc ung thư của bệnh nhân trong vòng 5 năm trong suốt vòng đời, hay ở bất kỳ độ tuổi nào. Cảnh báo công cụ này hỗ trợ cho các nhà điều trị đánh giá được những nguy cơ mắc bệnh ở một phụ nữ, vì thế có thể giúp người bệnh có cần đến các biện pháp phòng ngừa hay không. Nó thường đánh giá thấp nguy cơ mắc bệnh ở những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú. Do đó, nếu bạn quyết định tự mình thực hiện phương thức này thì bất cứ các kết quả nào cho thấy bạn có nguy cơ cao đều cần được thảo luận với bác sĩ để điều trị. Ngay cả khi kiểm tra không thấy nguy cơ cao nó cũng cần được xem xét một cách cẩn thận, vì trên web đã chỉ ra rằng các nhân tố gây ung thư tiềm tàng khác như độ tuổi mãn kinh , các mô ngực lớn nhìn thấy qua hình chụp X-quang, việc sử dụng thuốc tránh thai hay liệu pháp thay thế hormone, khẩu phần ăn có quá nhiều chất béo, các chất có cồn, hoạt động thể dục thể thao, chứng béo phì…
Bài kiểm tra chỉ đơn thuần là một công cụ thống kê, thiếu khả năng đánh giá đầy đủ phạm vi tác nhân ở mỗi cá nhân, vì thế nó nên được sử dụng kết hợp với lời khuyên từ bác sĩ trong việc làm thế nào để đối phó và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh của mình.