Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là một trong những ung thư phổ biến ở nam giới. Bệnh thường xuất phát từ lớp biểu mô ống tuyến. Nhìn chung bệnh xuất hiện ở nhóm nam giới lớn tuổi, và có tiến triển rất chậm (nhiều tháng đến nhiều năm) so với các loại ung thư phổ biến khác. Chính vì thế tiên lượng ung thư ở tuyến tiền liệt khá tốt, đặc biệt sau các điều trị hiệu quả.
Ung thư tuyến tiền liệt tuy là căn bệnh phổ biến nhưng có thể ngăn chặn được thông qua việc khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.
1. Dấu hiệu bệnh UTTTL
[Có thể bạn chưa biết] Ung thư tuyến tiền liệt: Có nguy hiểm không?
Các triệu chứng thường chỉ rõ ràng ở giai đoạn tiến triển, với các biểu hiện cảnh báo dưới đây:
- Đau lưng, hông
- Giảm cân
- Đau vùng khung chậu
- Tiểu đau buốt hoặc rát, không thể đi tiểu
- Có máu trong nước tiểu
- Tiểu đêm
- Khó khăn trong việc duy trì cương cứng
- Táo bón mãn tính và các vấn đề đường ruột khác
2. Nguyên nhân gây bệnh UTTTL ?
Nguyên nhân gây bệnh là do sự tăng trưởng đột biến của các tế bào ở tuyến tiền liệt, lâu ngày hình thành nên các khối u ác tính và gây bệnh cho các tổ chức khác trong cơ thể. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Do tuổi tác: đàn ông tuổi càng cao thì khả năng bị UTTTL càng lớn. Các số liệu thống kê cho thấy chỉ có khoảng 10% số nam giới dưới 54 tuổi bị ung thư tiền liệt tuyến nhưng con số này đã tăng lên thành 65% khi họ bước sang khoảng 55 – 74 tuổi;
- Yếu tố di truyền: những nam giới có người thân trong gia đình bị ung thư ở tiền liệt tuyến (bố hoặc anh em trai) thì nguy cơ bị bệnh cao gấp 2 – 3 lần so với người bình thường;
- Chủng tộc: trong 3 chủng tộc người da trắng, da đen, da màu và da vàng thì người da màu có nguy cơ bị bệnh này cao nhất và người châu Á chiếm tỷ lệ mắc thấp nhất;
- Các tác động khác: do các vấn đề về gen liên quan tới sự hình thành và sinh trưởng của tế bào ung thư, các yếu tố về môi trường, chế độ dinh dưỡng, tiếp xúc với hóa chất, hút thuốc, béo phì, viêm tuyến tiền liệt, lây bệnh qua đường tình dục, thắt ống dẫn tinh,…
- Theo báo cáo của Viện Ung thư Quốc gia (NCI) của Hoa Kỳ, 5 – 10% số ca bệnh này là do di truyền.
[Có thể bạn chưa biết] Ăn gì để giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
3. Làm thế nào để phát hiện bệnh UTTTL
- Xét nghiệm PSA: giờ đây được áp dụng rộng rãi để dự đoán khả năng mắc bệnh. Lượng PSA càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Lượng PSA trong máu vượt quá 10 ng/mL sẽ gây ra 50% nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể xác định được bạn có bị bệnh này hay không. Nếu phát hiện lượng PSA cao trong máu, bạn có thể cần phải thực hiện thêm các phương pháp kiểm tra khác như
- Sinh thiết: Khi khám tuyến tiền liệt có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân sẽ được sinh thiết tuyến tiền liệt để tìm tế bào ung thư và đánh giá mức độ ác tính của khối u. Sinh thiết có thể thực hiện với gây tê tại chỗ.
- Chẩn đoán hình ảnh: Khi đã có chẩn đoán về khối u ác tính ở tuyến tiền liệt, bệnh nhân cần làm thêm xạ hình xương và chụp cộng hưởng từ MRI vùng chậu để đánh giá giai đoạn của ung thư.
4. Phương pháp điều trị: từ theo dõi cho tới phẫu thuật
Những bệnh nhân ở giai đoạn đầu thường không cần điều trị nhưng cần phải được giám sát tích cực. Ở những bệnh nhân này, nguy cơ ung thư lan ra ngoài tuyến tiền liệt là rất thấp. Bệnh nhân chỉ cần xét nghiệm PSA vài tháng một lần và làm sinh thiết mỗi năm một lần để đảm bảo rằng khối ung thư không trở nên ác tính hơn. Phát hiện ra bệnh càng sớm (di căn), ta sẽ càng bảo vệ được nhiều dây thần kinh.”
Với việc theo dõi tích cực, nhiều bệnh nhân mắc ung thư ít rủi ro có thể sống một cuộc sống bình thường trong nhiều năm trước khi tiến hành điều trị bệnh.
Khi bệnh đã tới giai đoạn cần điều trị, phẫu thuật thường là phương pháp giải quyết hiệu quả nhất. Phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp với xạ trị hoặc liệu pháp hormone là phương pháp điều trị UTTTL cơ bản nhất vì phương pháp này mang lại tỷ lệ sống sót về lâu dài cao nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
TS. BS Chuyên khoa Ngoại ung bướu Vũ Hải
Tiến sĩ, Bác sĩ
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1982, hoàn thành chương trình Nghiên cứu sinh tại Học viện Quân Y 2009 và là nguyên là Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại Ung Bướu – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện K Trung ương. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải Với nhiều năm kinh nghiệm về khoa Ngoại Ung bướu chuyên: Khám, tư vấn, phát hiện sớm các bệnh ung bướu Phẫu thuật ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, mật Phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng