Cách đọc chỉ số tầm soát ung thư dạ dày qua xét nghiệm máu

5/5 - (3 bình chọn)

Trong xét nghiệm máu, chỉ số tầm soát ung thư dạ dày là chỉ số của các chất chỉ điểm gây ung thư dạ dày CA 72-4, CA 19-9, CEA. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách đọc chỉ số xét nghiệm ung thư dạ dày một cách chính xác nhất.

1. Đối tượng cần làm xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày có thể xảy ra ở cả 2 giới, đây là kết quả của việc không điều trị dứt điểm những tổn thương tiền ung thư như: viêm loét dạ dày, polyp hay trào ngược dạ dày,… Và dưới đây là những đối tượng nên chủ động làm xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày sớm:

  • Người nghiện thuốc lá
  • Người trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới
  • Người có thói quen ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men,..; có thói quen ăn nhiều muối
  • Người có tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư dạ dày
  • Người bị viêm loét dạ dày

Ngoài ra, nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày dưới đây thì cũng nên đi làm xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày:

  • Đau bụng ở vùng thượng vị: Các cơn đau bụng xuất hiện từng đợt, ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm dù đã dùng thuốc.
  • Đầy bụng bất thường sau khi ăn kèm cảm giác khó chịu, buồn nôn
  • Chán ăn, khó nuốt, cảm giác thức ăn thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng
  • Sụt cân nhanh chóng, mất kiểm soát
  • Ợ nóng: luôn cảm thấy nóng rát trong bao tử

2. Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày gồm những gì?

Tầm soát ung thư dạ dày bằng xét nghiệm máu còn được gọi là phương pháp tìm dấu ấn ung thư dạ dày (marker ung thư dạ dày) bao gồm các chất tìm thấy trong máu của bệnh nhân.

Mục đích: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ung thư hoặc bệnh đã tái phát, theo dõi và điều trị ung thư dạ dày,…

Lưu ý: Xét nghiệm máu không hoàn toàn phát hiện ra ung thư dạ dày, bởi nó chỉ giúp tìm ra dấu ấn ung thư (CEA). Hơn nữa, nó còn có thể cho kết quả dương tính giả do máu có các chất tương đồng với khối u. Để xác định khối u ung thư thì cần làm các phương pháp chuyên sâu khác. 

Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp

Xét nghiệm Chi tiết Mục đích
Xét nghiệm bắt buộc – Xét nghiệm công thức máu

– Xét nghiệm đông máu cơ bản

– Xét nghiệm HIV

– Xét nghiệm viêm gan B

Xác định người được khám có đủ điều kiện để thực hiện các phương pháp tiếp theo không.
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư dạ dày Xét nghiệm CA 72-4 – Phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày

– Xác định được giai đoạn bệnh

– Theo dõi kết quả điều trị ung thư dạ dày và khả năng tái phát.

 

 

Xét nghiệm CEA
xét nghiệm CA 19-9

Tầm soát ung thư dạ dày bằng cách nào?

xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
Bác sĩ lấy máu từ tĩnh mạch để làm các xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày

3. Cách đọc chỉ số tầm soát ung thư dạ dày qua xét nghiệm máu

Dựa trên chỉ số CA 72-4, CA 19-9, CEA, bác sĩ có thể đọc kết quả và chẩn đoán người được làm xét nghiệm có bị ung thư dạ dày không. Cụ thể cách đọc như sau:

3.1. Chỉ số CA 72-4

Xét nghiệm CA 72-4 là loại xét nghiệm máu bằng cách ly tâm dung dịch máu để tách lấy huyết thanh hay huyết tương. Sau đó, dùng thiết bị y khoa phân tích chỉ số CA 72-4 có trong huyết tương và đối chiếu với giới hạn bình thường. 

Thông qua so sánh, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan. Từ đó, xác định được giai đoạn bệnh để lên kế hoạch điều trị phù hợp. Đồng thời, chỉ số CA 72-4 cũng giúp theo dõi kết quả điều trị ung thư dạ dày và khả năng tái phát.

Các trường hợp thường được chỉ định làm xét nghiệm CA 72-4 là:

  • Xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày liên tục và có xu hướng ngày càng nặng hơn.
  • Viêm đường tiêu hóa, viêm đường ruột mãn tính.
  • Đau bụng vùng dưới thường xuyên, máu âm đạo chảy bất thường, đi tiểu liên tục.
  • Các dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.

Cách đọc chỉ số CA 72-4 trong xét nghiệm máu tầm soát ung thư dạ dày:

Chỉ số Kết quả
CA 72-4 < 6,9 U/mL Bình thường
CA 72-4 ≥ 6,9 U/mL Có thể bị ung thư dạ dày
CA 72-4 tăng nhẹ khoảng 10 – 20% – Người khám sử dụng các chất kích thích, chứa nhiều biotin (thuốc lá, rượu, bia…) 

– Có thể bị ung thư dạ dày giai đoạn đầu

CA 72-4 tăng cao hơn 20% Có thể mắc các bệnh lành tính (u lành tính, rối loạn tiêu hóa, viêm tụy, viêm gan, các bệnh đường hô hấp, tuyến vú…) hoặc đã mắc ung thư dạ dày.

Để có kết quả xét nghiệm CA 72-4 chính xác, trước khi xét nghiệm, người khám cần lưu ý:

  • Tạm dừng sử dụng một số loại thuốc nhất định.
  • Không sử dụng các chất kích thích chứa nhiều chất biotin như: bia, rượu, thuốc lá…
Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày CA 72-4
Xét nghiệm chỉ số CA 72-4 có vai trò định hướng trong việc chẩn đoán ung thư dạ dày

3.2. Chỉ số CA 19-9 

Tương tự như xét nghiệm CA 72-4, bác sĩ cũng ly tâm dung dịch máu, tách lấy huyết tương và dùng thiết bị y khoa phân tích chỉ số CA 19-9 có trong huyết tương. Sau đó, bác sĩ sẽ so sánh chỉ số CA 19-9 với giới hạn bình thường. 

Thông qua chỉ số CA 19-9, bác sĩ sẽ phát hiện, xác định được giai đoạn ung thư dạ dày. Qua đó, đánh giá mức độ xâm lấn, di căn tới gan và phúc mạc của các tế bào ung thư. Đồng thời, chỉ số này cũng giúp đánh giá phản ứng của người bệnh đối với việc điều trị.

Các trường hợp thường được chỉ định làm xét nghiệm CA 19-9 là:

  • Có triệu chứng của ung thư tuyến tụy như: đau bụng, vàng da, buồn nôn, sụt cân…
  • Bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, gan mật hay tắc nghẽn ống dẫn mật.

Cách đọc kết quả chỉ số tầm soát ung thư dạ dày CA 19-9 như sau:

Chỉ số Kết quả
CA 19-9 ≤ 37 U/mL Bình thường
CA 19-9 > 37 U/mL – Mắc một số bệnh lành tính (viêm tụy, xơ gan, sỏi mật, viêm ruột, bệnh tuyến giáp, xơ nang…)

– Hoặc bị ung thư dạ dày

Khi chỉ số CA 19-9 > 37 U/mL, bác sĩ cần làm thêm các phương pháp xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Lưu ý: Trước khi làm xét nghiệm CA 19-9, người bệnh cần ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này sẽ giúp cho sức khỏe, tinh thần ở trạng thái tốt nhất và mang lại kết quả xét nghiệm chính xác.

Xét nghiệm chỉ số CA 19-9 tầm soát ung thư dạ dày
Xét nghiệm chỉ số CA 19-9 giúp đánh giá mức độ xâm lấn, di căn của các tế bào ung thư dạ dày

3.3. Chỉ số CEA 

Với xét nghiệm CEA, bác sĩ cũng tách huyết tương ra khỏi dung dịch máu. Sau đó phân tích chỉ số tầm soát ung thư dạ dày CEA có trong đó rồi đem đi so sánh với giới hạn bình thường.

Thông qua chỉ số CEA, bác sĩ có thể phát hiện ra ung thư dạ dày trước khi có dấu hiệu rõ ràng. Ngoài ra, chỉ số CEA cũng giúp theo dõi, đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị ung thư dạ dày và chẩn đoán phần nào mức độ tái phát bệnh.

Các trường hợp thường được chỉ định làm xét nghiệm CEA:

  • Bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị ung thư dạ dày nhưng chưa xác định rõ.
  • Người bệnh đã được chẩn đoán ung thư dạ dày, đại trực tràng, phổi. Cần làm xét nghiệm CEA để đánh giá hiệu quả của việc điều trị, tiên lượng bệnh và phát hiện việc di căn của các khối u, tình trạng bệnh tái phát.
  • Để phát hiện khối u đã xâm lấn, di căn đến các khoang trong cơ thể (màng phổi, phúc mạc, não…)

Cách đọc kết quả xét nghiệm chỉ số CEA như sau:

Chỉ số Kết quả
CEA ≤ 5 ng/mL Bình thường
CEA > 5 ng/mL – Có thể bị các bệnh lành tính (loét dạ dày, xơ gan, viêm gan, viêm phổi, viêm túi mật, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, viêm loét dạ dày tá tràng,…)

– Có nguy cơ bị ung thư dạ dày

Để biết chính xác người được xét nghiệm có bị ung thư dạ dày không, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm khác.

Chỉ số xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày CEA
Xét nghiệm chỉ số CEA giúp phát hiện ung thư dạ dày trước khi có triệu chứng rõ ràng

4. Chi phí tầm soát ung thư dạ dày qua xét nghiệm máu

Theo khảo sát, hầu hết các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh hiện nay đều có chi phí xét nghiệm máu khoảng 300.000 – 400.000 VNĐ/chỉ số. Tuy nhiên, chi phí này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng địa chỉ thăm khám với phương pháp thực hiện, trang thiết bị và trình độ của y bác sĩ khác nhau. 

Khi muốn tầm soát ung thư dạ dày qua xét nghiệm máu, người bệnh cần tìm địa chỉ uy tín, không nên tham giá rẻ mà “tiền mất tật mang”. Trong đó, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt được đánh giá là địa chỉ tầm soát ung thư dạ dày uy tín, chất lượng trên cả nước.  

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống máy móc hiện đại, dịch vụ tiện lợi nên luôn cho kết quả xét nghiệm máu nhanh chóng và chính xác. Mức chi phí xét nghiệm máu ở đây khoảng 330.000 VNĐ/chỉ số.

5. Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư dạ dày không?

Xét nghiệm máu là danh mục khám thiết yếu trong quy trình tầm soát ung thư. Nếu các chỉ số tăng cao thì người bệnh có khả năng nghi ngờ bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cho ra kết quả xét nghiệm máu giả. Theo nghiên cứu, khi người bệnh đang ở giai đoạn 1 của ung thư dạ dày, tỉ lệ dương tính của các chỉ số kể trên trung bình chỉ khoảng 10%. Bởi chỉ số tầm soát ung thư dạ dày như CA72-4, CA19-9, CEA không chỉ tăng đối với ung thư dạ dày mà còn xuất hiện trong nhiều trường hợp bệnh lý khác. Ví dụ, chỉ số CEA tăng, người bệnh có thể bị ung thư dạ dày nhưng cũng có thể là bị bị các bệnh lành tính khác như: loét dạ dày, xơ gan, viêm gan, viêm phổi, viêm túi mật, viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Do đó, nếu kết quả xét nghiệm máu có tăng thì cũng chỉ là nghi ngờ chứ chưa thể khẳng định là ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp khác để có kết luận chính xác. 

6. Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày khác hiệu quả hơn xét nghiệm máu

Bên cạnh xét nghiệm máu, người bệnh cũng cần làm thêm các xét nghiệm khác như nội soi, chụp X-quang, siêu âm… để tầm soát ung thư dạ dày được hiệu quả.  

  • Nội soi dạ dày: đây là phương pháp quan trọng nhất để tìm các tổn thương, bất thường ở dạ dày: xác định kích thước, hình dáng khối u, vết loét,…
  • Siêu âm ổ bụng: giúp bác sĩ phát hiện các khối u và đánh giá khối u, những bất thường trong lớp dạ dày, mức độ tổn thương của dạ dày và là căn cứ để bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác.
  • Sinh thiết (nếu có chỉ định): chẩn đoán khối u là lành tính hay ác tính và đưa ra kết luận người đi khám có bị ung thư dạ dày không.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn biết cách đọc chỉ số tầm soát ung thư dạ dày rõ ràng, chính xác nhất. Bởi việc hiểu rõ chỉ số tầm soát ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng. 

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt