Khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày? Bao lâu nên tầm soát?

5/5 - (5 bình chọn)

Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm nhưng có thể điều trị thành công nếu được phát hiện sớm. Vậy khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày? Tham khảo những tư vấn dưới đây của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để đưa ra quyết định thăm khám kịp thời.

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam, mỗi năm có 15.000 – 20.000 người mắc mới ung thư dạ dày. Trong đó, 75% bệnh nhân đến khám khi đã ở giai đoạn cuối.

Phát hiện bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối gây khó khăn cho việc điều trị. Không chỉ tiên lượng sống ít đi mà người bệnh còn phải chịu áp lực chi phí điều trị và gánh nặng tâm lý.

Vì vậy, tầm soát ung thư dạ dày là rất quan trọng. Bởi việc làm này giúp phát hiện sớm các khối u rất nhỏ nghi ngờ ung thư hay tế bào ung thư dạ dày. Nhờ đó, người bệnh có thể điều trị kịp thời, tăng tỷ lệ khỏi bệnh và tiên lượng sống. Đồng thời giảm thiểu chi phí chữa trị.

Theo trung tâm Cơ sở dữ liệu Ung thư Quốc gia (NCDB) của Hoa Kỳ, nếu phát hiện bệnh sớm, khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày là 94%, cao hơn nhiều so với giai đoạn tiến triển.

1. Khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày?

Tầm soát ung thư dạ dày khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sớm của bệnh ung thư dạ dày như: đau bụng thượng vị, thường xuyên ợ chua, nuốt nghẹn, đau sau xương ức đối với ung thư tâm vị hoặc nhóm đối tượng có tiền sử bệnh liên quan đến tiêu hóa. Dưới đây là 2 thời điểm quan trọng bạn nên cân nhắc khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày.

lợi ích của tầm soát ung thư dạ dày sớm - khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày
Nếu tầm soát ung thư dạ dày phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng sống sót càng cao

1.1. Tầm soát ngay khi xuất hiện các triệu chứng sau

Ung thư dạ dày thường có dấu hiệu bệnh rất mờ nhạt và hay bị nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sau kéo dài liên tục, cần thực hiện tầm soát sớm:

1.1.1. Triệu chứng cơ năng

Giai đoạn sớm thường xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu sau:

  • Chán ăn: Không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng.
  • Đầy hơi, ậm ạch, ăn chậm tiêu: Dù chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ, người bệnh cũng cảm thấy đầy bụng. Sau khi ăn 6 tiếng, người bệnh vẫn chưa có cảm giác đói.
  • Đau thượng vị: Đau vùng bụng trên rốn. Đau nhói hoặc liên tục, có hoặc không liên quan đến bữa ăn, dùng thuốc không đỡ.
  • Nôn, buồn nôn: Cảm giác bụng khó chịu nhẹ và buồn nôn, nôn ra thức ăn đã ăn trước đó.
  • Mệt mỏi: Người bệnh thường bị căng thẳng kéo dài, luôn cảm thấy khó chịu, kiệt sức.
  • Ợ nóng, ợ chua, trào ngược: Do dịch tiết ra nhiều nhưng không xuống được ruột non nên người bệnh bị ứ huyết thanh trong khoang bụng và thường có cảm giác ợ nóng, ợ chua, trào ngược… sau khi ăn xong.

Giai đoạn muộn hơn, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau, nên đi tầm soát ngay:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh hay cảm thấy buồn nôn và khi nôn thì trong chất nôn có lẫn máu hoặc chất giống bã cà phê. Đi ngoài phân có màu bất thường (màu đen hoặc có lẫn máu).
  • Đầy thượng vị kiểu loét điển hình: Cảm giác đầy bụng do xuất hiện khối u rắn chắc ở trên hoặc ngang rốn. Khối u này nổi rõ sau khi ăn, di động theo nhịp thở. Nếu khối ung thư dạ dày dính vào các phủ tạng gần đó thì khối u không di động.
  • Đầy hơi, chướng bụng: Lúc đầu, người bệnh đau khi tới bữa, triệu chứng như đau loét dạ dày, dùng thuốc điều trị loét dạ dày thì thấy giảm. Cảm giác này có thể là do đầy bụng nhưng cũng có thể là do khối u gây ra.
  • Nuốt nghẹn, đau sau xương ức đối với ung thư tâm vị: Do khối u liên quan đến phần trên của dạ dày, gần thực quản nên người bệnh cảm thấy khó nuốt, bị tắc nghẽn thức ăn trong cổ họng.
  • Nôn: Do hẹp môn vị, ung thư tiến triển nên tắc nghẽn lưu thông dạ dày. Người bệnh lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với mọi loại thức ăn.

1.1.2. Triệu chứng toàn thân

  • Suy kiệt: Suy nhược, gầy sút nhiều cân trong thời gian ngắn mà không rõ lý do, có thể giảm 15% trọng lượng cơ thể trong vòng vài tháng.
  • Thiếu máu: Thiếu máu nhược sắc đơn thuần hoặc đi kèm là phân có màu đen.
  • Sốt: Do hội chứng cận u, nhiều khi dai dẳng.
  • Mệt mỏi: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, có khi còn bị choáng, ngất.

Kết luận khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày

  • Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm có dấu hiệu rất mờ nhạt, không gây nhiều triệu chứng khó chịu hay đau bụng cho người bệnh. Bởi vì ở giai đoạn này, tổn thương có kích thước rất nhỏ (tối đa là 5 – 7 cm) nên không ảnh hưởng nhiều. Để phát hiện bệnh sớm, người bình thường nên thực hiện tầm soát định kỳ 1 năm/lần.
  • Nếu ở giai đoạn muộn, tỷ lệ dấu hiệu thiếu máu có thể là 5 – 15%, tỷ lệ sụt cân là 4 – 40%. Còn giai đoạn tiến triển thì tỷ lệ sụt cân là 60%. Vào những giai đoạn này thì bệnh khó có thể điều trị triệt để hoàn toàn. Vì thế, người bệnh cần tiến hành thăm khám, tầm soát sớm.
  • Khi có bất kỳ điều gì bất thường nào về sức khỏe, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn chi tiết, can thiệp kịp thời (nếu cần), tránh tự điều trị kẻo “tiền mất tật mang”.
dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày - khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày
Những dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị ung thư dạ dày, cần đi tầm soát

1.2. Nên tầm soát ung thư dạ dày định kỳ khi thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao

Những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày cũng cần đi tầm soát ung thư định kỳ:

  • Người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là nam giới: Nghiên cứu của bệnh viện K cho thấy trong những người bị ung thư dạ dày, có tới 96% số người 40 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở nam giới gấp đôi so với nữ giới.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh, khoa học: Người có thói quen ăn uống mặn; thường xuyên ăn đồ dự trữ (đồ hộp, thịt xông khói, mắm, dưa muối,…), đồ nướng, chiên; đồ bị mốc…Người hút nhiều thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn.
  • Mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: Người bị đau, viêm loét dạ dày lâu năm, trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày mãn tính có dị sản ruột, nhiễm vi khuẩn HP…
  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có người từng mắc bệnh ung thư dạ dày thì người bệnh có nguy cơ mắc ung thư cao hơn. Viêm teo dạ dày có tỷ lệ di truyền gen là 48%. Hoặc bản thân người bệnh mang gen đột biến có liên quan đến ung thư dạ dày như đột biến BRCA1, BRCA2; khiếm khuyết gen CDH1, MLH1, MSH2…
  • Bệnh nhân hoặc tiền sử gia đình mắc một số hội chứng như: polyp tuyến có tính chất gia đình (FAP), polyp tuyến dạ dày, tăng sản, di sản ruột tại dạ dày,…
  • Môi trường sống, làm việc không lành mạnh: Những người làm việc, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, nhiều bức xạ, trong ngành than hoặc cao su…
nhiễm vi khuẩn HP dạ dày - khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày
Những người bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn người bình thường nên cần đi tầm soát định kỳ

2. Nên tầm soát ung thư dạ dày bao lâu một lần?

Tùy từng đối tượng cụ thể mà tần suất tầm soát ung thư dạ dày có thể khác nhau:

  • Với người bình thường: Nên tầm soát khoảng 1 năm/lần hoặc tối thiểu là 2 năm/lần.
  • Với người thuộc nhóm nguy cơ cao: Nên tầm soát 6 tháng/lần hoặc tối thiểu là 12 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Với trường hợp xuất hiện các triệu chứng trên: Cần thực hiện tái tầm soát càng sớm càng tốt.
tần suất tầm soát ung thư dạ dày
Nếu thuộc đối tượng nguy cơ cao, bạn nên đi tầm soát ung thư 6 – 12 tháng/lần

3. Tầm soát ung thư dạ dày bao nhiêu tiền?

Thực tế, không có mức chi phí cố định cho các gói tầm soát ung thư dạ dày. Mức chi phí này sẽ thay đổi tùy theo phương pháp thực hiện và địa chỉ thăm khám.

Để có được kết quả chính xác với mức chi phí hợp lý nhất, người đi khám nên thực hiện tầm soát tại các địa chỉ uy tín, không nên tham giá rẻ.

Một trong những địa chỉ tầm soát ung thư dạ dày uy tín, có mức giá phải chăng mà người đi khám có thể tham khảo là Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.

Tại đây, việc tầm soát ung thư dạ dày đã được thiết kế thành gói khám với nhiều hạng mục khám cụ thể để người đi khám tiện theo dõi, chuẩn bị trước về tài chính.

4. Tầm soát ung thư dạ dày như thế nào?

Quy trình và các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày thông thường được thực hiện như sau:

4.1. Bước 1: Khám lâm sàng

Bác sĩ hỏi người đi khám các thông tin liên quan đến bệnh ung thư dạ dày để đánh giá sức khỏe tổng quát và nguy cơ mắc bệnh. Tiếp theo, bác sĩ sẽ khám lâm sàng.

4.2. Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp. Dưới đây là một vài xét nghiệm chuyên sâu cơ bản.

4.2.1. Nội soi tầm soát ung thư dạ dày

Đây là phương pháp đầu tiên cần thực hiện và phổ biến nhất. Phương pháp này giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và bất thường của ống tiêu hóa. Để từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch theo dõi và điều trị phù hợp nhất.

Hiện nay, có 2 phương pháp nội soi là nội soi gây mê và nội soi thông thường. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng.

  • Nội soi gây mê: Bác sĩ đưa ống nội soi mềm có gắn camera qua mũi xuống dạ dày và người khám được tiêm thuốc gây mê. Phương pháp này có chi phí cao hơn nhưng mang đến nhiều lợi ích như:
    • Người khám không cảm thấy khó chịu và nhanh chóng tỉnh táo.
    • Kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao.
    • An toàn, giảm thiểu các biến chứng một cách tối đa.
    • Phương pháp này đặc biệt quan trọng đối với người bệnh được chỉ định thủ thuật can thiệp bệnh lý ở ống tiêu hóa.
  • Nội soi thông thường: Ống nội soi mềm có gắn camera được đưa qua miệng xuống dạ dày và người khám không được tiêm thuốc gây mê. Do đó, phương pháp này có giá thấp hơn, nhưng người bệnh sẽ không cảm thấy thoải mái như phương pháp nội soi gây mê.
nội soi dạ dày gây mê - khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày
Nội soi gây mê giúp người được khám cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn

4.2.2. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư

Bác sĩ đem máu đi xét nghiệm để tìm ra các chất chỉ điểm ung thư như CA 72-4, CA 19-9, CEA, Pepsinogen… Thông qua các chỉ số này, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ tổn thương của niêm mạc và đưa ra nhận định về giai đoạn ung thư dạ dày.

4.2.3. Sinh thiết

Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy các mảnh tế bào ở niêm mạc dạ dày. Sau đó, mảnh tế bào sẽ được nhuộm và đem đi quan sát dưới kính hiển vi.

Thông qua việc quan sát mẫu tế bào này, bác sĩ sẽ chuẩn đoán được khối u là lành tính hay ác tính và xác định được người đi khám có bị ung thư dạ dày không. Đặc biệt, với bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, phương pháp này còn giúp phát hiện vi khuẩn HP – nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

4.2.4. Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT)

Phần dạ dày sẽ được chụp lại bằng máy chụp CT. Thông qua hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ thương tổn của dạ dày, sự di căn của các tế bào ung thư và tình hình của người đi khám.

4.2.5. Siêu âm ổ bụng

Trong phương pháp này, bác sĩ dùng đầu dò của máy siêu âm để tiếp xúc, phát sóng âm có tần số cao, thu lại hình ảnh và quan sát cấu trúc của dạ dày bên trong ổ bụng của người đi khám. Từ hình ảnh này, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và phương hướng điều trị phù hợp.

4.3. Bước 3: Nhận kết quả và tư vấn từ bác sĩ

Khi có kết quả, người đi khám sẽ được bác sĩ thông báo, giải thích kết quả và kê đơn thuốc.

tầm soát ung thư ở bệnh viện hưng việt - khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày
Sau khi làm xong các xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể cho người đi khám kết quả tầm soát ung thư dạ dày

Các bước tầm soát ung thư dạ dày

5. Một số lưu ý trước khi thực hiện tầm soát ung thư dạ dày

Để kết quả tầm soát ung thư dạ dày được chính xác, người đi khám cần phải lưu ý một số điều cơ bản sau:

  • Dừng uống các loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm đau trước khi tầm soát vài ngày vì các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến các chỉ số.
  • Trước khi nội soi đường tiêu hóa, nhịn ăn 8 – 12 tiếng và nhịn uống 2 – 3 tiếng.
  • Nói trước với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp. Đặc biệt là những người có tiền sử bệnh hen, tim mạch, tăng huyết áp, tiền sử dị ứng, phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Không uống các loại nước có ga, có màu.
  • Sau khi làm xét nghiệm, chỉ nên ăn các món ăn nhẹ (cháo, súp…), tránh ăn các món ăn rắn vì các món ăn rắn thường gây khó tiêu.
  • Sau khi nội soi, nghỉ ngơi đến khi hết thuốc mê và không làm những công việc mất nhiều sức lực.
nghỉ ngơi sau nội soi dạ dày - khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày
Sau khi nội soi, người bệnh cần nghỉ ngơi tại chỗ đến khi hết thuốc gây mê mới ra về

6. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt – Địa chỉ tầm soát ung thư dạ dày uy tín

Được thành lập với mục đích chăm sóc sức khỏe nhân dân theo chủ trương xã hội hóa y tế của Nhà nước, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt nổi tiếng là một địa chỉ uy tín để tầm soát ung thư nói chung và tầm soát ung thư dạ dày nói riêng.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Là bệnh viện tư nhân chuyên sâu ung bướu duy nhất tại miền Bắc.
  • Có đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao.
  • Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm.
  • Có gói khám tầm soát ung thư dạ dày với đầy đủ các phương pháp hiện đại nhất. Đặc biệt, bệnh viện có áp dụng phương pháp nội soi gây mê không đau.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có đội ngũ nhân viên chăm sóc tận tình, chu đáo

Trên đây là những thông tin cơ bản về tầm soát ung thư dạ dày. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn có thể trả lời câu hỏi “Khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày?” và đi tầm soát khi cần thiết.

Để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tầm soát ung thư dạ dày với bác sĩ chuyên gia tại Hưng Việt, vui lòng liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc nhắn tin tới fanpage Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ
Nguồn tham khảo

Thực trạng và cập nhật ung thư tại Việt NamXem chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt