12+ phương pháp tầm soát ung thư máu HIỆU QUẢ

5/5 - (1 bình chọn)

Để phát hiện bệnh ung thư máu, thường người bệnh sẽ phải thực hiện nhiều phương pháp. Trong đó, có 12 phương pháp tầm soát ung thư máu phổ biến sau: xét nghiệm máu, sinh thiết, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT… Chi tiết về các phương pháp này sẽ được thể hiện trong bài viết dưới đây.

Theo thống kê GLOBOCAN (Tổ chức Ung thư toàn cầu), năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 6000 ca mắc mới ung thư máu và hơn 4000 ca tử vong. Ung thư máu cũng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, với tỷ lệ 30%.

1. Đối tượng nên tầm soát ung thư máu

1.1.  Tầm soát khi có dấu hiệu ung thư máu

Hơn một nửa bệnh nhân ung thư máu đều có ít nhất một trong các dấu hiệu dưới đây, nhưng đa phần mọi người thường bỏ qua. Vì thế, khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn nặng với các biểu hiện rõ ràng. Nếu bạn đang có các triệu chứng này thì nên đi tầm soát ung thư máu ngay để phát hiện kịp thời, tăng khả năng chữa khỏi bệnh:

  • Chảy máu cam: đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư máu. Có thể phân biệt chảy máu cam thông thường với bệnh ung thư qua lượng máu nhiều hay ít. Thường thì nếu mắc ung thư lượng máu chảy nhiều, xảy ra nhiều hơn, lặp lại thường xuyên hơn.
  • Sốt cao liên tục:  ở giai đoạn đầu, tần suất tăng dần hoặc một vài trường hợp khác biến mất sau đó nhưng đi kèm với các biểu hiện khác nặng hơn về sau.
  • Xuất hiện những đốm đỏ dưới da: Đây là 1 trong những dấu hiệu đặc trưng nếu mắc ung thư bạch cầu, giảm số lượng tiểu cầu gây ra hiện tượng này
  • Thường xuyên bị đau đầu: đau đầu dữ dội, không thể nào khỏi và lặp đi lặp lại ngày càng nhiều do suy thoái lưu lượng máu khiến não không thể cung cấp đủ oxy cần thiết
  • Cơ thể liên tục thấy mệt mỏi, da xanh xao và sụt cân bất thường
  • Đau xương: ở các vị trí cánh tay, đầu gối, chân, lưng và ngày cành một nặng
  • Hay bị khó thở: Người mắc ung thư máu luôn trong tình trạng thiếu oxy, lượng hồng cầu giảm, trao đổi khí trong cơ thể khó khăn, chức năng hô hấp bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu ung thư máu
Khi có một trong những triệu chứng này, bạn nên đi tầm soát ung thư máu ngay

1.2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu

3 yếu tố hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư máu là: yếu tố di truyền, phóng xạ và môi trường ô nhiễm. Vì vậy, bạn nên cảnh giác và đi tầm soát ung thư máu nếu nằm trong các đối tượng sau:

  • Người thân trong gia đình bị mắc bệnh ung thư máu
  • Người mắc bệnh Down bẩm sinh, rối loạn máu
  • Người tiếp xúc thường xuyên với bức xạ hoặc hóa chất độc hại mà điển hình là benzen.
  • Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá, bao gồm cả người hút thuốc thụ động.

2. Phương pháp tầm soát ung thư máu

2.1. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư

Xét nghiệm máu gồm nhiều phương pháp để đánh giá các thành phần bên trong máu. Trong trường hợp bệnh nhân có nghi ngờ ung thư máu, các chỉ số này sẽ thay đổi. Bác sĩ dựa vào đó để tìm nguyên nhân và yêu cầu thực hiện thêm các phương pháp chuyên sâu khác.

Mục đích của xét nghiệm máu trong tầm soát ung thư máu là để kiểm tra số lượng các tế bào máu và công thức bạch cầu. Khi có nguy cơ mắc bệnh ung thư máu, số lượng bạch cầu tăng cao, hàm lượng hemoglobin giảm thấp do thiếu máu, giảm số lượng tiểu cầu.

Những người có nhu cầu tầm soát ung thư nói chung và tầm soát ung thư máu nói riêng thì đều nên thực hiện phương pháp này.

Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm để lấy 1 lượng máu tĩnh mạch vừa đủ (theo tiêu chuẩn) từ bệnh nhân, sau đó gửi mẫu máu đi phân tích ở phòng xét nghiệm.

Ưu điểm:

  • Thực hiện đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Có thể theo dõi, đánh giá về tỷ lệ và chất lượng của các tế bào máu.
  • Có định hướng điều trị ung thư máu phù hợp khi kết hợp với điều trị các bệnh khác (mới phát hiện ra khi xét nghiệm máu).

Nhược điểm: Kết quả xét nghiệm chỉ phản ánh những bất thường trong mẫu máu người bệnh mà không phải là căn cứ quyết định để chẩn đoán ung thư máu.

Trong tầm soát ung thư máu, có 5 loại xét nghiệm máu là: tổng phân tích tế bào máu, kiểm tra sàng lọc nhiễm trùng hoặc nhiễm virus, xét nghiệm ure và chất điện giải trong máu, xét nghiệm máu ngoại biên và chất chỉ điểm ung thư. Dưới đây là thông tin chi tiết của từng phương pháp.

2.1.1. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu (xét nghiệm máu 32 chỉ số) để đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện được các bất thường của cơ thể và các bệnh lý liên quan đến máu như: thiếu máu, nhiễm trùng máu,… Đây đều là các nguy cơ gây ung thư máu.

Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu bao gồm:

  • Chỉ số WBC (Số lượng bạch cầu)
  • Chỉ số RBC (Số lượng hồng cầu)
  • Chỉ số Hemoglobin (Lượng huyết sắc tố)
  • Chỉ số Hematocrit (Thể tích khối hồng cầu)
  • Chỉ số MCV (Thể tích trung bình của hồng cầu)
  • Chỉ số RDW (Dải phân bố kích thước hồng cầu)
  • Chỉ số PLT (Số lượng tiểu cầu)
  • Chỉ số MPV (Thể tích trung bình tiểu cầu)
  • Chỉ số PDW (Độ phân bố tiểu cầu)
  • Chỉ số LYM (Số lượng bạch cầu Lympho)
xét nghiệm tầm soát ung thư máu
Xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản trong tầm soát ung thư máu

2.1.2. Xét nghiệm kiểm tra sàng lọc nhiễm trùng hoặc nhiễm virus

Biểu hiện tăng số lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu có thể là hậu quả của việc nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Do đó cần phải xét nghiệm máu để phát hiện tình trạng này.

Mục đích của xét nghiệm này nhằm tìm 1 số loại virus có trong máu như: HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C… Loại trừ các tình trạng tăng bạch cầu, tiểu cầu phản ứng. Đồng thời xác định nguyên nhân gây viêm sưng hạch, sốt, mệt mỏi.

2.1.3. Xét nghiệm ure và chất điện giải trong máu

Thận là cơ quan điều hòa việc tân tạo hồng cầu. Trong trường hợp thận có tổn thương sẽ rối loạn cân bằng tạo máu.

Xét nghiệm ure và chất điện giải trong máu giúp đánh giá chức năng gan và thận. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị và liều thuốc thích hợp trong trường hợp bệnh nhân bị suy thận, suy gan.

2.1.4. Xét nghiệm máu ngoại biên

Bằng phương pháp soi trên kính hiển vi, bác sĩ có thể đánh giá hình thái của tế bào máu ngoại biên. Xét nghiệm máu ngoại biên nhằm quan sát các tế bào máu và đếm số lượng tế bào non, tế bào dị dạng mất chức năng.

xét nghiệm máu ngoại biên
Xét nghiệm tế bào máu có vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư máu

2.1.5. Xét nghiệm máu khác

Các xét nghiệm máu khác như phân tích tế bào theo dòng chảy, di truyền tế bào… cũng được thực hiện trong tầm soát ung thư máu.

  • Phân tích tế bào theo dòng chảy: Đưa các tế bào nghi ngờ ung thư vào một trường lực từ. Dựa trên thành phần protein tĩnh điện, các tế bào máu sẽ di chuyển được quãng đường khác nhau. Từ kết quả này, bác sĩ sẽ đánh giá được thành phần và đặc tính sinh hóa mỗi tế bào.
  • Di truyền tế bào: Xét nghiệm đánh giá các yếu tố về nhiễm sắc thể, gen nhằm xác định yếu tố di truyền của bệnh.

2.2. Sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định tế bào ung thư máu ác tính trong tủy xương. Đồng thời định danh loại ung thư, giai đoạn ung thư, các type và dưới type nhằm cung cấp thông tin để lập phác đồ điều trị.

Đây là một xét nghiệm có xâm lấn và chỉ được thực hiện khi bác sĩ chỉ định. Trường hợp chỉ định là khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy sự thay đổi bất thường về số lượng các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu).

Cách thực hiện: Các bác sĩ sẽ chọn lựa và tiếp cận tủy xương – thường là phần lõi của xương cánh chậu bằng một trong nhiều phương pháp. Sau đó lấy mẫu mô tủy xương và chuyển tới phòng giải phẫu bệnh. Ở đây, mô bệnh được đánh giá và đưa ra các kết luận.

Ưu điểm:

  • Là phương pháp tầm soát ung thư máu cho độ chính xác rất cao.
  • Quá trình thực hiện nhanh, chỉ trong vòng 30 phút.

Nhược điểm:

  • Người bệnh có thể bị đau.
  • Đôi khi cho kết quả dương tính giả hoặc nghiêm trọng hơn so với thực tế nên phương pháp này phải được bác sĩ chỉ định mới thực hiện.
sinh thiết tủy trong tấm soát ung thư máu
Sinh thiết tủy xương

Trong sinh thiết tủy xương, có hai cách lấy tủy là: chọc hút tủy và sinh thiết tủy.

2.2.1. Chọc hút tủy

Chọc hút tủy là việc sử dụng kim nhỏ và có lỗ để lấy tổ chức tủy. Qua chọc hút tủy, bác sĩ sẽ có được thông tin chi tiết về số lượng tế bào tạo máu, hình dạng, các biến đổi về hình thái. Qua đó chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh.

  • Cách thực hiện: Bác sĩ sau khi gây tê vùng da trên xương, sẽ rạch một đường nhỏ, đưa kim rỗng vào qua xương tới tủy xương. Sau đó dịch tủy được hút qua bơm tiêm và chuyển tới phòng chuyên môn.
Thủ thuật chọc hút tủy xương
Thủ thuật chọc hút tủy xương

2.2.2. Sinh thiết tủy

Sinh thiết tủy là việc sử dụng kim lớn hơn để lấy một mảnh tổ chức tủy và xương. Mục đích để bác sĩ chẩn đoán xác định tế bào ung thư máu, giúp ích cho quá trình điều trị.

  • Cách thực hiện: Bác sĩ sử dụng kim dày hơn kim chọc hút tủy, với thiết kế xoay sẽ lấy được mô tủy xương vào lòng kim. Sau khi sát trùng, gây tê, bác sĩ sẽ rạch da và sử dụng kim sinh thiết đưa vào xương. Đưa kim sinh thiết ra ngoài, ép và băng kín vết sinh thiết lại.
sinh thiết tủy xương trong tầm soát ung thư máu
Sinh thiết tủy xương là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán và sàng lọc ung thư máu

Bệnh nhân có thể chỉ cần chọc hút tủy hoặc sinh thiết tủy, hoặc thực hiện cả hai kỹ thuật tùy tình trạng lâm sàng. Nếu chẩn đoán qua chọc hút tủy chưa rõ ràng, hoặc các thể ung thư máu đặc thù thì bệnh nhân cần kết quả sinh thiết để điều trị.

Với sinh thiết tủy, lượng mô xương lấy đi nhiều và nguyên vẹn, mang tới độ chi tiết và chính xác cao hơn chọc hút tủy; nhưng lại có tỉ lệ tai biến, biến chứng lớn.

2.3. Sinh thiết hạch bạch huyết

Sinh thiết hạch bạch huyết được chỉ định nếu bệnh nhân có các triệu chứng viêm sưng hạch vùng gần tổn thương nghi ngờ ung thư hoặc nổi hạch không rõ nguyên nhân.

Mục đích của sinh thiết hạch bạch huyết nhằm chẩn đoán ung thư hạch bạch huyết, ung thư máu và một số loại ung thư khác. Tùy tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện sinh thiết kim, sinh thiết mổ hay sinh thiết hạch cứa.

  • Cách thực hiện: Bác sĩ sẽ lấy mẫu hạch bạch huyết để làm xét nghiệm giải phẫu chẩn đoán bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra cấu trúc và hình thái tế bào trong hạch.
  • Ưu điểm: Đây là phương pháp tầm soát ung thư máu chính xác khi các xét nghiệm cơ bản chưa đủ căn cứ để chẩn đoán bệnh.
  • Nhược điểm: Người bệnh có thể bị đau.

2.4. Siêu âm

Ung thư máu là tổn thương đa cơ quan, do vậy trong đánh giá tầm soát ung thư không thể thiếu đánh giá các tạng, đặc biệt là hệ tạo máu, trong đó có lách, thận.

Siêu âm sẽ giúp quan sát những tổn thương tại các cơ quan cụ thể, như lá lách, gan, thận. Nhằm đánh giá trình trạng nhu mô lách, thận, gan. Đồng thời là 1 công cụ hỗ trợ quá trình sinh thiết hạch bạch huyết.

Bệnh nhân có triệu chứng chướng bụng, nghi ngờ có các bệnh về hệ tạo máu thì nên thực hiện phương pháp này.

Cách thực hiện: Kỹ thuật được bác sỹ siêu âm thực hiện bằng đầu dò siêu âm.

Ưu điểm: 

  • Xét nghiệm không xâm lấn, không đau, mang lại kết quả tốt.
  • Hỗ trợ sinh thiết hạch.

Nhược điểm: Phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của người làm siêu âm.

2.5. Chụp X-quang

Chụp X-quang trong tầm soát ung thư máu giúp phát hiện hạch to trong ổ bụng hoặc các vị trí khác. Đồng thời đánh giá tình trạng u tủy xương ở người bệnh và di căn phổi, xâm lấn thành xương.

Cách thực hiện: Dưới tác dụng của tia X, phần xương được chụp sẽ hiện lên hình ảnh cản quang, bác sĩ phân tích hình ảnh này và đưa ra được kết luận.

  • Ưu điểm: Chi phí hợp lý, dễ tiếp cận.
  • Nhược điểm: Độ phân giải thấp, không có dựng hình trong không gian.

2.6. Chụp CT

Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, sử dụng tia X với góc chụp quét nhiều tầng, độ phân giải cao hơn so với chụp X-quang.

Mục đích của chụp CT là giúp xác định tổn thương tạng và tầm soát các tổn thương di căn ở quanh xương, lách, gan.

Cách thực hiện: Bệnh nhân nằm trên một chiếc giường có thể di chuyển. Phần cơ thể được chụp sẽ nằm trong một đường hầm với tia X được quét vòng tròn liên tục xung quanh. Kết quả dưới dạng hình ảnh được bác sĩ phân tích và đưa ra kết luận.

  • Ưu điểm: Cho hình ảnh rõ nét, giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và chẩn đoán bệnh.
  • Nhược điểm: Khó có thể phát hiện ung thư máu ngay nhờ phương pháp này.

2.7. Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp sử dụng tính chất vật lý của nguyên tử Hidro trong các tế bào để tạo ra hình ảnh giải phẫu của cơ thể. Chụp cộng hưởng từ MRI nhằm kiểm tra tổng thể những tổn thương trên các mô mềm gây ra do ung thư máu.

Cách thực hiện: Tiến trình chụp gần giống với chụp CT, điểm khác biệt là thời gian chụp MRI kéo dài, người bệnh cần giữ nguyên tư tế trong khoảng 10 – 20 phút.

  • Ưu điểm: Hình ảnh MRI có độ sắc nét cao nên mang lại kết quả chẩn đoán chính xác
  • Nhược điểm: Chi phí đắt.

2.8. Chụp PET

Chụp PET là phương pháp sử dụng đồng vị phóng xạ để đánh dấu nơi có tập trung tế bào ung thư. Qua đó, xác định chẩn đoán và mức độ di căn đến các bộ phận khác của ung thư máu.

Cách thực hiện: 1 loại đường phóng xạ PDG sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh. Dựa vào vị trí phân bố của các phân tử đường phóng xạ trên phim chụp PET, bác sĩ có thể xác định vị trí của các tế bào ung thư di căn.

  • Ưu điểm: Xác định các ổ di căn nếu có.
  • Nhược điểm: Người bệnh có nguy cơ phơi nhiễm với hóa chất phóng xạ.

3. Tầm soát ung thư máu bao nhiêu tiền?

Chi phí tầm soát ung thư khó xác định bởi tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp tầm soát khác nhau. 

  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư
  • Sinh thiết tủy xương
  • Sinh thiết hạch bạch huyết
  • Siêu âm
  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp PET

Lưu ý: Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn

4. Tầm soát ung thư máu ở đâu?

Bạn có thể lựa chọn các bệnh viện lớn trên cả nước để tầm soát ung thư máu như: Bệnh viện Huyết học truyền máu TW, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, Bệnh viện K,….Trong đó, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là một địa chỉ tầm soát ung thư máu đáng tin cậy, được nhiều người lựa chọn nhờ những ưu điểm vượt trội. Gói tầm soát ung thư máu có đầy đủ các phương pháp, máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại đây sẽ cho kết quả nhanh và chính xác.

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 094 230 0707

Hy vọng thông tin về các phương pháp tầm soát ung thư máu trên đây đã giúp người đọc biết được những việc phải làm khi đi tầm soát ung thư máu. Đồng thời nên chọn nơi tầm soát ung thư máu uy tín, chất lượng để tránh các tai biến, sai sót không đáng có.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt