Sử dụng Robot hiện đang là cách phẫu thuật hiện đại đầy triển vọng giữa lúc phẫu thuật mở dần trở nên “lạc hậu”, còn phẫu thuật nội soi thì “bão hòa”. Hãy cùng cập nhật điều trị ung thư tuyến giáp qua việc khám phá những phương pháp cực hiện đại này nhé!
Có thể bạn quan tâm: Thuốc hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp
1. Phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot là gì?
Phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot là việc thực hiện cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp nhờ sự hỗ trợ của hệ thống Robot phẫu thuật Da Vinci. Robot Da Vinci ra đời vào tháng 3/2003, khiến ngành chế tạo robot phẫu thuật phát triển vươn lên một tầm cao mới, cũng như là cập nhật điều trị ung thư tuyến giáp an toàn và hiệu quả.
Robot Da Vinci được tạo ra bởi sự kết hợp của 2 công ty Intuitive Surgical (thành lập 1995, sản phẩm là robot Mona và Leonardo) với công ty Computer Motion (tạo ra các robot phẫu thuật AESOP điều khiển bằng giọng nói và ZEUS phẫu thuật từ xa). Hiện tại, Da Vinci đã sản xuất đến thế hệ thứ IV Xi và dòng Robot phẫu thuật 1 đường rạch SP.
Khác với phương pháp phẫu thuật mở thường tạo ra một vết cắt lớn ở cổ để tiếp cận tuyến giáp thì khi cập nhật điều trị ung thư tuyến giáp bằng phẫu thuật bằng Robot Da Vinci chỉ tạo một vết rạch nhỏ. Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ ngồi tại buồng điều khiển trước màn hình 3D điều khiển robot, các hoạt động của bác sĩ sẽ được thu nhỏ, loại bỏ rung, sau đó truyền tới các cánh tay robot để thực hiện trực tiếp trên bệnh nhân.
Ba bộ phận chính của hệ thống Robot Da Vinci bao gồm: 4 cánh tay, buồng điều khiển từ xa và bộ xử lý, nhằm thực hiện chính xác mọi cử động của bác sĩ chuyển sang hoạt động của cánh tay robot. Trên các cánh tay Robot có gắn máy quay siêu nhỏ truyền trực tiếp hình ảnh của bệnh nhân đến màn hình 3D giúp bác sĩ điều khiển chính xác nhất mọi hoạt động.
Trong hơn 10 năm qua, riêng hệ thống Robot Da Vinci đã thực hiện trên 1.5 triệu ca phẫu thuật và các con số này vẫn đang tăng trưởng. Hiện nay phương pháp phẫu thuật này đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Năm 2019, Việt Nam đã thực hiện ca phẫu thuật ung thư đầu tiên với phương pháp phẫu thuật sử dụng robot Da Vinci. Hiện phương pháp này đã có mặt ở một số bệnh viện như: Bệnh viện K, Vinmec…
2. Vai trò của phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot
Nhờ sự chính xác và khả năng tự động hóa cao, lọc chấn động trong phẫu thuật, cập nhật điều trị ung thư tuyến giáp bằng Robot đang trở thành xu hướng với các tính năng hiện đại.
Robot giúp bác sĩ phẫu thuật tuyến giáp có các kỹ thuật và tầm nhìn chính xác hơn, giúp họ thực hiện thủ thuật an toàn, đạt kết quả tốt nhất cho quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, thời gian phẫu thuật bằng robot nhanh, các phẫu thuật viên không cần đứng sát trực tiếp vào bàn mổ mà chỉ cần ngồi ở xa điều khiển robot.
Đặc thù ung thư tuyến giáp nằm ở vùng đầu mặt cổ với tính chất nhiều tạng và tuyến quan trọng đi qua như động mạch cảnh, thần kinh thanh quản, khí quản, thực quản nên các thao tác vùng này phải cực kỳ chính xác và tinh tế.
Trên một bình diện khá nhỏ mà phải đảm bảo yêu cầu phẫu tích khối u, các hạch bạch huyết một cách hoàn toàn và tránh các tai biến thì độ chính xác và bền bỉ của biện pháp phẫu thuật hỗ trợ Robot là cực kỳ ưu thế. Các phẫu thuật viên có thể thực hiện các động tác với mức chính xác cao, đảm bảo yếu tố ung thư học cũng như thẩm mỹ với các phương pháp tiếp cận tuyến giáp từ nách hoặc hàm dưới.
Đối với bệnh nhân, phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot rất an toàn, không xâm lấn, không gây đau, tuyệt đối không để lại sẹo trên cổ. Phương pháp này cho kết quả chính xác và đặc biệt còn giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn, tê cổ trước, mất tiếng khi biến chứng tổn thương dây thần kinh thanh quản.
3. Chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot
Phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot Da Vinci là một trong các phương pháp hiện đại nhất hiện nay với các ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, phương pháp này không thể dùng cho tất cả đối tượng bệnh nhân và các loại ung thư tuyến giáp. Dưới đây là chỉ định và chống chỉ định phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot.
3.1. Chỉ định phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot
Những trường hợp chỉ định phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot:
- U tuyến giáp lành tính.
- Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu, khối u có kích thước nhỏ hơn 2cm, chưa lan đến các hạch bạch huyết hay các cơ quan khác.
- Robot có thể hoạt động tốt nhất trong trường hợp bệnh nhân không thừa cân (BMI < 22).
3.2. Chống chỉ định phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot
Những trường hợp chống chỉ định phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot:
- Ung thư tuyến giáp có kích thước khối u lớn hơn 6cm hoặc di căn.
- Người có tiền sử phẫu thuật vùng cổ hoặc chiếu xạ trước đó.
- Sự xuất hiện của viêm tuyến giáp, nhiều nốt hoặc nhân nằm hai bên tuyến giáp, chỉ số BMI > 25 sẽ làm cho phẫu thuật Robot trở nên khó khăn hơn đáng kể.
4. Ưu và nhược điểm khi phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot
Nhờ bốn cánh tay truyền tải gần như hoàn hảo các cử chỉ bàn tay của bác sĩ, phẫu thuật Robot có thể tiếp cận được các vị trí hẹp, sâu và khó xử trí, khắc phục những hạn chế của phương pháp phẫu thuật mổ mở và nội soi cổ điển.
Phẫu thuật Robot mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp với các ưu điểm như:
- Tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo trên cổ: Khi thực hiện phẫu thuật tuyến giáp, Robot sẽ rạch một vết nhỏ ở nách hay qua đường miệng… Do vậy ưu điểm chính của phẫu thuật bằng robot là tính thẩm mỹ cao bởi vết sẹo sẽ rất nhỏ và nằm ở những vị trí kín đáo không thể nhìn thấy được.
- Cho kết quả chính xác: Với thiết kế camera siêu nhỏ có độ phân giải cao, Robot Da Vinci truyền tới màn hình hình ảnh 3D giúp bác sĩ có thể quan sát sâu hơn và chính xác hơn toàn bộ vùng được giải phẫu bên trong cơ thể.
- Không đau, không xâm lấn, không chảy máu, bệnh nhân phục hồi nhanh: Nhờ thiết bị hiện đại và công nghệ điều khiển từ xa, các cánh tay của Robot kẹp giữ các dụng cụ phẫu thuật và các bộ phận cơ thể rất chắc chắn, đảm bảo các thao tác thực hiện an toàn có độ chính xác cao.
Đường rạch nhỏ sẽ mất máu ít nên sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân thường hồi phục rất nhanh. Đôi khi bệnh nhân chỉ cần nằm viện theo dõi 1-2 ngày sau mổ.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn khi phẫu thuật: Nhiễm khuẩn trong phẫu thuật rất nguy hiểm, ở phương pháp này robot giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn xuống còn 2-3%.
- Giảm nguy cơ bị tê phía trước cổ: Do bệnh nhân ít đau khi sử dụng phương pháp này nên lượng thuốc tê dùng sẽ thấp. Từ đó, giảm nguy cơ tê vùng cổ.
- Giảm nguy cơ tuyến cận giáp bị ảnh hưởng: Nhờ các đường rạch ở vị trí ngoài cổ nên sẽ tránh được nguy cơ ảnh hưởng đến các tuyến cận giáp nơi tiết hormone ở cổ, giúp kiểm soát nồng độ canxi trong xương và máu.
- Giảm nguy cơ tổn thương dây thần kinh thanh quản (giọng nói): Vì không rạch trực tiếp ở cổ nên dây thanh quản hoàn toàn không bị ảnh hưởng trong quá trình phẫu thuật.
Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định như:
- Chi phí đắt: Thông thường thực hiện phẫu thuật bằng robot sẽ khá đắt do có các chi phí như: chi phí đầu tư mua robot, chi phí để bảo trì, chi phí hao tổn máy móc,…
- Đây là phương pháp chưa phổ biến, không sử dụng được cho mọi bệnh nhân: Tùy vào mức độ bệnh và điều kiện của bệnh nhân nên phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi trên tất cả các đối tượng bệnh.
- Để lại rủi ro, biến chứng (hiếm gặp): Một số biến chứng hiếm gặp khi phẫu thuật tuyến giáp bằng robot như thủng thực quản hay tổn thương đám rối thần kinh cánh tay khi áp dụng phương pháp tiếp cận nách.
- Bác sĩ phẫu thuật không có kinh nghiệm sử dụng thiết bị robot thì không nên thực hiện vì sẽ gây ra những rủi ro không đáng có cho bệnh nhân.
5. So sánh phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở
Dưới đây là bảng so sánh giữa phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot với các phương pháp truyền thống như phẫu thuật mở và phẫu thuật nội soi.
Phẫu thuật bằng Robot | Phẫu thuật nội soi | Phẫu thuật mở | |
Cách thực hiện | Bác sĩ ngồi trong buồng điều khiển, dựa trên hình ảnh 3D được truyền tải để điều khiển Robot | Bác sĩ dựa trên hình ảnh 2D, trực tiếp đưa dụng cụ nội soi có gắn camera cùng đèn vào thực hiện thao tác phẫu thuật | Bác sĩ trực tiếp mổ mở thương tổn bằng đường rạch trên da, tiếp xúc và xử trí |
Thời gian thực hiện | Ngắn nhất | Ngắn hơn phẫu thuật mở | Lâu nhất |
Thẩm mỹ | Vết sẹo nhỏ hoặc gần như không thấy | Vết sẹo nhỏ nhìn thấy | Sẹo to, mất thẩm mỹ |
Độ chính xác | Độ chính xác cao nhất | Độ chính xác cao | Độ chính xác cao |
Độ xâm lấn | Tối thiểu | Tối thiểu | Xâm lấn nhiều |
Thời gian hồi phục của bệnh nhân | Nhanh nhất | Nhanh hơn so với phẫu thuật mở | Thường lâu |
Chi phí | Rất đắt | Trung bình | Trung bình |
Rủi ro, biến chứng |
Rất ít rủi ro và biến chứng |
Có thể gặp phải biến chứng trong quá trình gây mê và trong ca mổ | Nhiều biến chứng và rủi ro kèm tổn thương mô |
6. Giải đáp thắc mắc
6.1. Chi phí phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot bao nhiêu?
Để được cập nhật điều trị ung thư tuyến giáp phẫu thuật bằng Robot, người bệnh sẽ phải trả một khoản chi phí rất cao, dao động từ 70-100 triệu đồng. Do phẫu thuật thực hiện bằng Robot có độ chính xác cao, giải quyết được các hạn chế của phẫu thuật thông thường. Đồng thời chi phí mua và bảo trì Robot cũng rất cao.
6.2. Bảo hiểm có chi trả cho phẫu thuật bằng Robot không?
Phẫu thuật bằng Robot là loại phẫu thuật dịch vụ nên sẽ không được Bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, Bảo hiểm sẽ chi trả một phần tùy vào tình trạng bệnh nhân và những can thiệp liên quan khác.
6.3. Phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot có tốt hơn phẫu thuật truyền thống không?
Nhìn chung, phẫu thuật bằng Robot có nhiều ưu điểm hơn phẫu thuật truyền thống, đặc biệt là về mặt thẩm mỹ và độ chính xác cao. Tuy nhiên phẫu thuật Robot chưa thể áp dụng được cho tất cả các đối tượng. Vì vậy, tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật tốt nhất cho bệnh nhân.
6.4. Những rủi ro của phẫu thuật tuyến giáp bằng Robot là gì?
Ngoài những ưu điểm và lợi ích của phẫu thuật bằng robot thì chúng cũng có những rủi ro nhất định như: thủng thực quản hay tổn thương đám rối thần kinh cánh tay khi áp dụng phương pháp tiếp cận nách và những rủi ro khác khi bác sĩ không đủ kinh nghiệm.
6.5. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật bằng Robot là bao nhiêu?
Theo các nghiên cứu, nếu phẫu thuật bằng Robot được thực hiện bởi các bác sĩ có kinh nghiệm thì tỷ lệ thành công có thể đạt trên 95%. Cho đến nay, Việt Nam đã và đang triển khai công nghệ phẫu thuật bằng Robot ở một số bệnh viện, đưa nền y học của đất nước phát triển lên một tầm cao mới.
6.6. Phẫu thuật bằng Robot có thể gây tổn thương dây thần kinh không?
Phẫu thuật bằng Robot là phương pháp với công nghệ hiện đại, tiếp cận chính xác cơ quan tổn thương và có độ xâm lấn tối thiểu nên việc gây tổn thương dây thần kinh rất hiếm gặp, và gần như là không có. Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật này.
Hy vọng những thông tin về cập nhật điều trị ung thư tuyến giáp qua phẫu thuật bằng Robot đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về một phương pháp điều trị hiệu quả và đầy triển vọng. Với các phương pháp điều trị chính thống hiệu quả và ngày càng được cập nhật công nghệ mới, bệnh nhân ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BS CKI Lê Trọng Hậu
Bác sĩ CKI
Nhắc đến BS Lê Trọng Hậu, bệnh nhân của Hưng Việt không thể quên hình ảnh vị bác sĩ đứng tuổi với nụ cười hiền, ngày ngày đồng hành cùng “người bạn thân” là chiếc ống nghe phổi, luôn nhanh nhẹn vừa khám, vừa nghe và tư vấn mọi vấn đề cho sức khỏe của bệnh nhân. Với bề dày 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh Hô hấp, cùng tinh thần không ngừng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh nghề nghiệp để có thể mang lại sức khỏe, niềm vui, sự…