Hóa chất điều trị ung thư đại tràng là công cụ đắc lực nhằm đạt được mục tiêu điều trị giảm nhẹ và chữa khỏi bệnh. Những hoá chất này sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện trong phác đồ điều trị với từng ca bệnh cụ thể. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin về các hóa chất chính sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng.
1. Hóa chất điều trị ung thư đại tràng là gì?
Hóa chất điều trị ung thư là các thuốc được điều chế có mục đích kiểm soát và tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể được đưa vào cơ thể qua tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Tác dụng chính của các loại thuốc này là làm chậm hoặc dừng hẳn khả năng phát triển của các tế bào.
Việc sử dụng thuốc điều trị ung thư đại tràng được chia làm 3 phương pháp chính:
- Tân bổ trợ (sử dụng trước phẫu thuật nhằm giảm kích thước khối u, tạo thuận cho cuộc mổ)
- Điều trị chính (sử dụng nhằm giảm kích thước và loại bỏ khối u dưới tác dụng của thuốc)
- Hỗ trợ hậu phẫu (sử dụng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau mổ, tránh tái phát).
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng cùng cơ chế tác dụng được liệt kê dưới đây:
5-Fluorouracil (5-FU):
- 5FU và Capecitabine tấn công vào quá trình phân bào bằng việc giảm Thymin – một thành phần quan trọng trong DNA, do đó các tế bào phân chia nhiều và nhanh (như tế bào ung thư) sẽ bị hóa chất tiêu diệt.
- Thời gian và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào phác đồ điều trị và theo chỉ định của bác sĩ.
Capecitabine (Xeloda):
- Cơ chế tác dụng của Capectibine như sau: hoạt chất này đóng vai trò tác nhân alkyl hóa, do có chứa nguyên tử bạch kim trong cấu trúc hóa học nên nó dễ dàng liên kết cộng hóa trị với DNA của tế bào ung thư, làm ức chế và can thiệp vào chức năng của DNA bằng cách tạo liên kết ngang trong phân tử DNA. Khi DNA bất hoạt tế bào ung thư sẽ bị phá hủy.
- Thời gian và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào phác đồ điều trị và theo chỉ định của bác sĩ.
Irinotecan (Camptosar):
- Irinotecan gắn vào topoisomerase I ngăn chặn sự kết hợp 2 chuỗi đơn của DNA, ngăn cản quá trình hình thành chuỗi kép khiến tế bào không thể nhân đôi được.
- Thuốc được sử dụng dưới dạng dịch truyền tĩnh mạch với liều truyền thường 90ml/lần 1 tuần 1 lần và thay đổi tùy theo đáp ứng của người bệnh.
Oxaliplatin (Eloxatin):
- Oxaliplatin được biến đổi không thông qua enzym trong dịch sinh lý thành một số phức hợp có hoạt tính nhất thời, bao gồm monoaquo DACH platin và diaquo DACH platin. Các phức hợp này liên kết đồng hóa trị với các chuỗi base đặc hiệu của DNA tạo thành liên kết chéo với DNA. Các liên kết chéo này ức chế DNA sao chép, khiến tế bào không thể phát triển được.
- Liều sử dụng của thuốc này phụ thuộc phác đồ, khoảng 2 tuần 1 lần dưới sự theo dõi của bác sỹ.
Trifluridine và tipiracil (Lonsurf):
- Thuốc ức chế sự sao chép của virus, các tế bào phát triển nhanh trong cơ thể bằng cách liên kết với ADN và ngăn cản chúng tiến vào quá trình nhân đôi.
- Liều dùng: Liệu trình thường dùng kéo dài 28 ngày với liều 35mg/m2 dưới dạng thuốc uống cách mỗi 4 ngày, thuốc được sử dụng sau khi ăn.
Leucovorin:
- Thuốc được sử dụng phối hợp cùng 5FU để tăng hiệu quả thuốc mà không phải tăng liều sử dụng.
- Liều dùng: Sử dụng đường truyền tình mạch mỗi ngày 1 lần trong 5 ngày, lặp lại liều sau 4-5 tuần.
Bevacizumab:
- Bevacizumab có tác dụng giảm sự tăng sinh mạch, hạn chế sự nuôi dưỡng tế bào u và sự di căn của tế bào ung thư, khiến các tế bào ung thư chết theo chương trình, được chỉ định cho ung thư đại trực tràng di căn.
- Thời gian và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào phác đồ điều trị và theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc được sử dụng qua đường tĩnh mạch.
Cetuximab Cetuximab:
- Cetuximab Cetuximab là kháng thể đơn dòng ức chế thụ thể yếu tố phát triển biểu mô EGFR. Thuốc tấn công vào các tế bào gắn thụ thể tăng trưởng biểu bì (EGFR) qua đó làm bất hoạt khả năng của thụ thể này, khiến tốc độ phát triển khối u giảm đi.
- Thời gian và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào phác đồ điều trị và theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc được sử dụng qua đường tĩnh mạch.
2. Phác đồ hóa chất điều trị ung thư đại tràng
Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), các phương pháp điều trị ung thư đại tràng gồm có: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Với phương pháp điều trị hóa trị, mục đích của điều trị là tiêu diệt tế bào ung thư nhờ tác dụng giảm hoặc ngừng quá trình phân bào trong các tế bào ung thư.
Thuốc hóa trị được sử dụng theo đợt tính bằng tháng với các loại thuốc được kê theo phác đồ phụ thuộc kết quả giải phẫu bệnh và mức độ di căn của tế bào ung thư.
Một số phác đồ điều trị UTĐT phổ biến sử dụng các loại thuốc hóa chất bao gồm:
- 5-FU đơn trị.
- 5-FU với leucovorin (axit folinic), một loại vitamin giúp cải thiện hiệu quả của 5-FU
- Capecitabine, dạng uống của 5-FU
- FOLFOX: 5-FU với leucovorin và oxaliplatin
- FOLFIRI: 5-FU với leucovorin và irinotecan
- Irinotecan đơn trị
- XELIRI / CAPIRI: Capecitabine với irinotecan
- XELOX / CAPEOX: Capecitabine với oxaliplatin
- Bất kỳ phác đồ hóa trị phía trên kết hợp cùng thuốc điều trị đích: cetuximab (Erbitux), bevacizumab (Avastin), hoặc panitumumab (Vectibix). Ngoài ra, FOLFIRI có thể được kết hợp với một trong các liệu pháp nhắm mục tiêu này (xem bên dưới): ziv-aflibercept (Zaltrap) hoặc ramucirumab (Cyramza).
Hiện tại, phác đồ hóa trị Ung Thư đại tràng của Bộ Y tế bao gồm:
Phác đồ FUFA: Sử dụng 5-Fluorouracil và tolinic acid (Leucovorin) liều thấp, cụ thể:
- 5-Fluoriuracil: 500mg/m2, thuốc được truyền tĩnh mạch hàng tuần, kéo dài trong 6 tuần.
- Leucovorin: 20mg/m2, dùng trước 5-fluouracil.
- Nếu tổng thời gian điều trị là 24 tuần thì cứ 8 tuần cho 1 liều lặp lại.
Phác đồ FOLFOX4: Phác đồ này sử dụng các loại thuốc: Folinic acid (Leucovorin), tluorouracil (5-FU, adrucil), oxaliplati (Eloxatin). Cụ thể:
- Oxaliplatin: 85mg/m2 truyền tĩnh mạch cho ngày đầu tiên.
- 5-Fluorouracil: 400mg/m2 bolus tĩnh mạch và 600mg/m2 truyền tĩnh mạch trong 22 giờ cho ngày 1 và ngày 2.
- Leucovorin: liều 200mg/m2, truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân trong 2 giờ vào ngày 1 và 2 trước khi truyền 5-fluorouracil.
- Liều lặp lại: 2 tuần/lần, tổng số đợt điều trị là 12 đợt.
Phác đồ FOLFIRI: Trong phác đồ này, các bác sĩ sử dụng thuốc folinic acid (Leucovorin), fluorouracil (5-FU, Adrucil) và irinotecan (Camptosar, CPT-11) với liều như sau:
- Irinotecan: 180 mg/m2 IV cho ngày 1.
- 5-Fluorouracil: 400mg/m2 bolus tĩnh mạch cho ngày 1, sau đó truyền tĩnh mạch 2400 mg/m2 trong 46 giờ.
- Leucovorin: được truyền bằng đường tĩnh mạch với liều 400 mg/m2 trong 2 giờ ở ngày 1, truyền trước 5-fluorouracil.
- Lặp lại 2 tuần/lần.
Ngoài 5-fluorouracil, các fluoropyrimidines dạng uống như capecitabine (Xeloda) và tegafur cũng được sử dụng tăng lên hoặc phối hợp với oxaliplatin (Eloxatin) và irinotecan (Camptosar).
3. Vai trò của hóa chất điều trị ung thư đại tràng
Trong điều trị ung thư đại tràng, việc sử dụng các hoá chất trong phương pháp hoá trị sẽ mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh. Cụ thể, với từng loại hoá trị sẽ có:
3.1. Hóa trị bổ trợ
Hoá trị bổ trợ bao gồm:
- Hóa trị bổ trợ trước phẫu thuật: Sử dụng hoá chất trước khi phẫu thuật để giới hạn lại kích thước khối u, giảm mức độ xâm lấn ra các mô xung quanh, hỗ trợ lớn cho bác sĩ trong quá trình mổ, cắt tế bào ung thư.
- Hóa trị bổ trợ sau phẫu thuật: Mục đích là để loại bỏ được hết những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật do chúng quá nhỏ không thể nhìn thấy, hoặc đã di căn đến các bộ phận khác và quá nhỏ nên không thể nhìn thấy trong các bước kiểm tra bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Lúc này cần sử dụng hóa chất sau mổ nhằm tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư, giúp người bệnh có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau điều trị.
3.2. Hóa trị triệu chứng
Điều trị triệu chứng thường được sử dụng khi bệnh nhân đang ở giai đoạn ung thư đại tràng tiến triển di căn rộng và giai đoạn cuối, không thể phẫu thuật triệt căn hoặc bệnh nhân bị ung thư tái phát.
Trong biện pháp này, bác sĩ sử dụng hóa chất với liều thấp hơn để thu nhỏ, làm chậm sự phát triển của khối u, dung hòa, kiểm soát tác dụng phụ, giảm nhẹ triệu chứng (đau đớn, khó chịu…), cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
4. Điều trị hóa chất trong ung thư đại tràng bằng cách nào?
Bác sĩ có thể truyền hóa chất điều trị ung thư đại tràng cho bệnh nhân bằng đường tiêm hoặc đường uống với mục đích điều trị toàn thân hoặc hóa trị khu vực. Cụ thể:
4.1. Hóa trị toàn thân
Ở phương pháp này hóa chất được truyền qua tĩnh mạch cánh tay hoặc tiêm vào bắp tay, tiêm dưới da để hóa chất ngấm vào máu và đi tới khắp các cơ quan trong cơ thể người bệnh.
Hiệu quả dược học đạt được với nồng độ thuốc trong máu tiêu chuẩn, tuy nhiên các tác dụng phụ do thuốc là không thể tránh khỏi.
4.2. Hóa trị khu vực
Với phương pháp này thuốc được đưa ngay vào động mạch dẫn đến phần cơ thể bị ung thư giúp tập trung hóa trị vào đúng các tế bào ung thư. Điều này làm giảm tác dụng phụ bằng cách hạn chế lượng thuốc đến phần còn lại của cơ thể bệnh nhân.
Truyền động mạch gan, hoặc truyền hóa chất trực tiếp vào động mạch gan, là một ví dụ của hóa trị vùng đôi khi được sử dụng cho bệnh ung thư đại tràng đã di căn đến gan.
Vị trí khối u nguyên phát ở đại tràng thường khó tiếp cận bằng hướng dẫn của siêu âm hoặc cắt lớp vi tính, do đó ứng dụng hoá trị khu vực thường được chỉ định khi ung thư xuất hiện ở gan hoặc tiền liệt tuyến.
5. Thời điểm và liệu trình sử dụng hóa chất điều trị ung thư đại tràng
Thời điểm và liệu trình sử dụng:
- Bệnh nhân can thiệp phẫu thuật nội soi có thể bắt đầu hóa trị sớm từ 2 – 3 tuần sau mổ.
- Thời gian hóa trị bổ trợ nên được duy trì trong vòng 6 tháng.
- Chu kỳ hóa trị của bệnh nhân ung thư dạ dày thông thường là 3 tuần/lần, bắt đầu từ tuần thứ 3 tới tuần 12 sau mổ.
- Mỗi bệnh nhân có thể tiến hành từ 3 đến 6 chu kỳ hóa trị.
Chu kỳ hóa trị của mỗi bệnh nhân ung thư đại tràng phụ thuộc vào các yếu tố: Giai đoạn bệnh, sức khỏe bệnh nhân, loại thuốc hóa chất, phác đồ điều trị, mục đích điều trị, thời gian phục hồi sức khỏe sau khi hóa trị. Do đó cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị chính của bạn.
6. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư đại tràng
Sử dụng hóa chất giúp điều trị ung thư đại tràng có thể mang tới cho người bệnh một số tác dụng phụ sau:
- Buồn nôn: Mùi thuốc hóa chất có thể làm người bệnh cảm thấy không quen, khó chịu và buồn nôn.
- Táo bón: Khi sử dụng hóa chất điều trị ung thư đại tràng, lượng nước đi vào cơ thể sẽ bị thiếu hụt, ăn uống kém nên dễ xảy ra tình trạng táo bón.
- Rụng tóc: Một số loại thuốc hóa chất khi truyền vào cơ thể người bệnh, tác động không tốt đến các tế bào biểu bì và các phần phụ của da như nang lông làm cho tóc bệnh nhân bị rụng. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại hóa chất không gây rụng tóc.
- Chán ăn: Mùi thuốc hóa chất khi được truyền vào cơ thể có thể làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nên ăn không được ngon miệng.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bởi:
- Các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị sẽ thuyên giảm và chấm dứt khi ngừng hóa trị.
- Hiện nay, thuốc hóa chất điều trị ung thư đại tràng được nghiên cứu qua nhiều giai đoạn, qua đó làm giảm tác dụng phụ của thuốc hơn rất nhiều các thuốc thời kì đầu. Đa số bệnh nhân sau khi hóa trị đến tái khám thì không có triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi…
Bên cạnh đó, người bệnh nên lưu ý các điều sau khi xảy ra tác dụng phụ do sử dụng hóa chất điều trị ung thư đại tràng:
- Khi gặp tác dụng phụ, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ điều trị
- Nhiều trường hợp, các tác dụng phụ có thể được giảm nhẹ, ngăn ngừa bằng chế độ ăn uống, vận động thể chất, hay sử dụng thuốc giảm đau, chống nôn… Tuy nhiên bệnh nhân lưu ý luôn cần hỏi ý kiến bác sĩ.
7. Chi phí hóa trị ung thư đại tràng
Tùy theo cơ sở y tế, giai đoạn bệnh, việc có sử dụng bảo hiểm hay không mà bệnh nhân ung thư đại tràng phải trả mức phí khác nhau cho mỗi đợt hóa trị. Ví dụ như nếu bệnh nhân truyền hóa chất điều trị ung thư giai đoạn 2, 3 thì có thể phải trả mức phí như sau:
- Không sử dụng Bảo hiểm Y tế: Chi phí điều trị là 10 – 15 triệu VNĐ/đợt.
- Sử dụng Bảo hiểm Y tế trái tuyến: Bảo hiểm chi trả 40% tiền thuốc truyền tĩnh mạch. Vì thế, bệnh nhân cần trả từ 7 – 11 triệu VNĐ/đợt.
- Sử dụng Bảo hiểm Y tế đúng tuyến và có giấy chuyển tuyến: Bảo hiểm chi trả 80% tiền thuốc. Vì thế, người bệnh cần trả 4 – 5 triệu VNĐ/đợt.
Các chi phí trên chỉ mang tính tham khảo, liên hệ với các cơ sở y tế để có được thông tin chính xác nhất.
8. Giải đáp thắc mắc
Một số thắc mắc thường gặp của người bệnh khi điều trị ung thư đại tràng sẽ được giải đáp dưới đây:
8.1. Điều trị hóa chất trong ung thư đại tràng có khỏi không?
Rất khó để khẳng định điều trị hóa chất có hết được ung thư đại tràng không. Bệnh có thể bị tái phát nếu:
- Điều trị chưa triệt để
- Bản thân người bệnh đã có tế bào dễ đột biến làm suy giảm hệ miễn dịch
- Hoặc người bệnh vẫn tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư…
Tuy nhiên, đây là một trong những phương pháp điều trị quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ung thư đại tràng ở giai đoạn xâm lấn và giai đoạn muộn. Khi sử dụng phương pháp truyền hóa chất, bác sĩ có thể kết hợp với phẫu thuật, xạ trị, điều trị đích, điều trị giảm đau… để nâng cao hiệu quả.
8.2. Điều trị hóa chất ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng có tiên lượng điều trị khá tốt so với các ung thư hệ tiêu hóa – gan mật tụy khác. Nếu phát hiện sớm và còn chỉ định phẫu thuật bệnh nhân có tiên lượng khỏi bệnh tới hơn 63%. Tỉ lệ sống trên 5 năm giảm dần theo mức độ phát triển của khối u, theo trang cancer.org
Phân độ ung thư | Tỉ lệ sống qua 5 năm |
Khối u khu trú | 91% |
Khối u xâm lấn vùng | 72% |
Khối u xâm lấn xa | 14% |
Tất cả các phân độ ung thư | 63% |
8.3. Cần bao nhiêu đợt hóa trị cho bệnh nhân ung thư đại tràng?
Chu kỳ hóa trị của bệnh nhân ung thư dạ dày thông thường là 3 tuần/lần, bắt đầu từ tuần thứ 3 tới tuần 12 sau mổ.
Mỗi bệnh nhân có thể tiến hành từ 3 đến 6 chu kỳ hóa trị.
Chu kỳ hóa trị của mỗi bệnh nhân ung thư đại tràng phụ thuộc vào các yếu tố: giai đoạn bệnh, sức khỏe bệnh nhân, loại thuốc hóa chất, phác đồ điều trị, mục đích điều trị, thời gian phục hồi sức khỏe sau khi hóa trị. Do đó cần tham khảo hướng dẫn của bác sĩ điều trị chính của bạn.
8.4. Điều trị hóa chất ung thư đại tràng ở đâu?
Các thông tin mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần nắm được khi sử dụng hóa chất điều trị ung thư đại tràng đã được trình bày phía trên. Để phương pháp này thực sự phát huy tác dụng, hãy chọn một đơn vị điều trị uy tín.
Là bệnh viện chuyên điều trị các bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư đại tràng nói riêng, bệnh viện Ung bướu Hưng Việt triển khai rất nhiều phương pháp điều trị bệnh, trong đó có sử dụng hóa chất.
- Các hóa chất được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có chất lượng tốt, được kiểm định và quản lý nghiêm ngặt, độ an toàn cao.
- Đặc biệt, bệnh viện có khoa Điều trị hóa chất riêng biệt với cơ sở sạch đẹp, thoáng mát và hệ thống máy pha hóa chất hiện đại nhất.
- Ngoài ra, bệnh viện cũng có Trung tâm hóa trị, xạ trị (trực thuộc IOC – Trung tâm Ung bướu Tích hợp Châu Á) hỗ trợ người dân đến bệnh viện điều trị ung thư đại tràng bằng hóa chất. Số lượng bệnh nhân đã đến điều trị ung thư đại tràng bằng hóa chất tại bệnh viện rất đông và đều đạt kết quả cao.
Nếu muốn được tư vấn kỹ hơn và sử dụng hóa chất điều trị ung thư đại tràng tại bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, hãy liên lạc với chúng tôi theo thông tin sau:
- Hotline: 094 230 0707
- Fanpage: Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt
- Địa chỉ: Số 34, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
**Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BS CKI Nội Ung bướu Đàm Thu Nga
Bác sĩ CKI
Với gần 30 năm bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, BSCKI Nội Ung Bướu Đàm Thu Nga – Giám đốc chuyên môn Phòng khám Đa khoa Hưng Việt luôn là “chỗ dựa” đáng tin cậy cho nhiều người bệnh và khách hàng khi đến thăm khám tại Hệ thống Y tế Hưng Việt. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn giỏi, Bác sĩ Thu Nga còn là một người thầy thuốc rất tận tâm với nghề, hết lòng vì người bệnh. Rất nhiều người bệnh và gia đình người bệnh khi được bác sĩ Nga…