Điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

5/5 - (1 bình chọn)

Điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không là câu hỏi thắc mắc của đa số bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh. Họ lo lắng căn bệnh có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Hiểu rõ tâm tư của này, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt đã mời bác sĩ BSCKII Nguyễn Tiến Lãng Giám đốc Trung tâm Nội tiết tuyến giáp BV Ung bướu, Nguyên Trưởng khoa Ngoại chung – BV Nội tiết TW đến để tư vấn và giải đáp một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Câu hỏi số 1: Đang điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

Hỏi: “Chào bác sĩ Lãng, tôi là Hồng năm nay 25 tuổi. Vừa qua tôi có đi khám và được chẩn đoán là mắc ung thư tuyến giáp. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, đang trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không? Cảm ơn bác sĩ ạ.”

Trả lời: Chào Hồng, khi bạn đang điều trị ung thư tuyến giáp thì không nên lên kế hoạch sinh con và mang thai. Trong quá trình điều trị, bạn sẽ phải làm một số phương pháp như xạ trị, hóa trị… các phương pháp này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bạn và thai nhi.

Hiện nay, tỉ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp rất cao. Theo thống kê, sau khi điều trị, gần 100% bệnh nhân sẽ sống tiếp trên 5 năm và 90% bệnh nhân sống trên 10 năm khi có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Do đó, bạn nên yên tâm điều trị ung thư tuyến giáp. Sau khi đã khỏi bệnh, bạn có thể mang thể lên kế hoạch và mang thai. Lúc này, thai nhi sẽ có môi trường phát triển khỏe mạnh, và bạn cũng sẽ không lo lắng ảnh hưởng đến bản thân.

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp

Điều trị ung thư vẫn có thể sinh con
Đang điều trị ung thư tuyến giáp, vẫn có thể sinh con nhưng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của cả mẹ và thai nhi

Câu hỏi số 2: Đang điều trị ung thư tuyến giáp sinh con có ảnh hưởng gì đến em bé không?

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi xin phép được giấu tên. Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi bị ung thư tuyến giáp và đang trong quá trình điều trị. Tôi đang có ý định mang thai nhưng không biết khi sinh con ra có ảnh hưởng gì đến em bé không ạ? Cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời: Chào bạn, tôi xin phép được trả lời câu hỏi của bạn như sau: Khi bạn đang trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, các hóa chất, xạ trị, iod phóng xạ sẽ gây ảnh hưởng xấu sức khỏe, sự phát triển về thể chất và trí tuệ của thai nhi.

Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bé chưa thể sản xuất được hormone tuyến giáp nên cần phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Tuy nhiên, tuyến giáp của mẹ lúc này đang bị tổn thương nên không thể kiểm soát tốt dẫn tới cung cấp thừa hoặc thiếu cho bé, gây nên các bệnh lý về tuyến giáp bẩm sinh sau khi sinh trẻ ra. Cụ thể:

  • Trẻ sinh ra bị nhẹ cân: Trong quá trình điều trị bệnh, mẹ cần kiêng khem một số thức ăn có hại cho tuyến giáp. Điều này dẫn đến bé không đủ chất dinh dưỡng phát triển và sinh ra bị nhẹ cân, còi cọc.
  • Suy giáp bẩm sinh: Đây là bệnh hiếm gặp, các tế bào miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp, khiến tuyến giáp không thể tiết ra đủ các hormone để đáp ứng nhu cầu phát triển và tăng trưởng của cơ thể.
  • Hệ thần kinh phát triển không bình thường: Hệ thống thần kinh có vai trò giúp bé suy nghĩ, vận động và cảm nhận. Tuy nhiên, nếu mẹ bị ung thư tuyến giáp không điều trị hiệu quả (đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ), trẻ sinh ra sẽ có chỉ số IQ thấp, dẫn tới bệnh đần độn.
  • Ngoài ra, khi đang điều trị ung thư, sinh em bé sẽ có một số hậu quả nguy hiểm như: bé chậm phát triển, đẻ non, thai lưu, dị tật tim bẩm sinh.

Câu hỏi số 3: Đang điều trị ung thư tuyến giáp sinh con có ảnh hưởng đến mẹ không?

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi là Lan, năm nay 28 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, đang điều trị ung thư tuyến giáp sinh con có ảnh hưởng đến mẹ không? Cám ơn bác sĩ.”

Trả lời: Chào bạn, khi bạn đang điều trị ung thư tuyến giáp, nếu không được chăm sóc đúng cách và cẩn thận, sinh con sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người mẹ. Một số nguy hiểm mà thai phụ bị ung thư tuyến giáp dễ mắc phải trong quá trình mang thai và sinh con như:

  • Tiền sản giật: Là tình trạng thai thai phụ bị tăng huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ đến lúc sinh. Huyết áp cao làm cho một số cơ quan nội tạng của thai phụ hoạt động không bình thường, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Suy tim xung huyết: Là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể xảy ra ở bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp mang thai, tim hoạt động không bình thường gây nên khó thở, thiếu máu.
  • Băng huyết sau sinh (chảy máu sau sinh): Trong quá trình điều trị bệnh, tác dụng phụ của thuốc có thể gây nên hiện tượng chảy máu nhiều sau sinh. Một số trường hợp, thai phụ có thể chảy máu tới 12 tuần sau sinh, điều này gây suy giảm sức khỏe, đồng thời nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nhau bong non: Là hiện tượng thai nhi tự động tách ra khỏi tử cung của mẹ khi chưa đến ngày dự sinh. Lúc này, nếu không được cấp cứu kịp thời, thai nhi dễ bị ngạt, chết non và gây nguy hiểm cho mẹ.
Người mẹ có thể bị băng huyết
Đang điều trị ung thư tuyến giáp, sinh con có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ như băng huyết sau sinh

Phân biệt bệnh bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt

Câu hỏi số 4: Điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?

Hỏi: “Chào bác sĩ Lãng, tôi là Hoa, năm nay 26 tuổi. Tôi đã được chẩn đoán là ung thư tuyến giáp. Tôi đã có chồng nhưng chưa có con, tôi nghe nói ung thư tuyến giáp khó có con. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Tôi rất lo lắng về vấn đề này. Cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời: Chào bạn, khi bị các bệnh lý về tuyến giáp nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng thì khả năng sinh sản của chị em phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều. Do tuyến giáp là nơi tiết ra các hormone ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, hoạt động của hệ sinh dục và hỗ trợ khả năng thụ thai. Do đó, khi tuyến giáp bị tổn thương sẽ làm cản trở quá trình rụng trứng, ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Một số ảnh hưởng tới khả năng mang thai khi bạn đang điều trị ung thư tuyến giáp như:

  • Sử dụng thuốc hormon tuyến giáp: có thể gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.
  • Điều trị bằng iod phóng xạ: Khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ giảm trong khoảng từ 3 – 6 tháng sau khi điều trị iod phóng xạ. Đồng thời, tia iod phóng xạ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như mất kinh, chu kỳ không đều.
  • Ngoài ra, còn có một số hóa chất trong quá trình xạ trị, hóa trị có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu
điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không
Điều trị ung thư tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới khả năng mang thai của nữ giới, gây kinh nguyệt không đều, khó thụ thai

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng, hiện nay tỉ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp rất cao. Đồng thời, một số nhà khoa học qua nghiên cứu đã khẳng định rằng, bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp sau khi chữa bệnh khỏi thì vẫn có khả năng mang thai, sinh con như bao người bình thường khác. Do đó, bạn nên đợi sau khi chữa khỏi ung thư tuyến giáp từ 6 tháng đến 1 năm, lúc này mang thai sẽ đảm bảo an toàn cho thai nhi và cả chính bạn.

Câu hỏi số 5: Đối với nam, điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi là Hùng, năm nay 30 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ ạ.”

Trả lời: Chào Hùng, rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, một số hóa chất trong các lần hóa trị, xạ trị, tia iod phóng xạ sẽ làm giảm nồng độ và chất lượng của tinh trùng. Do đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bạn, khó có con.

Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 1 năm, khi cơ thể đã hồi phục, sự tác động của các loại hóa chất, i-ốt phóng xạ không còn, khả năng sinh sản của nam giới sẽ được phục hồi. Do đó, bạn hoàn toàn có thể có con khỏe mạnh sau khi điều trị ung thư tuyến giáp thành công.

điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không - điều trị làm giảm chất lượng tinh trùng
Điều trị ung thư tuyến giáp sẽ làm giảm nồng độ và số lượng tinh trùng dẫn tới ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, khó có con ở nam giới

Câu hỏi số 6: Bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên khi sinh con sau thời gian điều trị ung thư tuyến giáp?

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi là Hằng, năm nay 29 tuổi. Tôi vừa trải qua quá trình điều trị ung thư tuyến giáp, hiện nay đã khỏi bệnh và đang có ý định mang thai, sinh con. Bác sĩ có thể cho tôi một số lời khuyên để tôi có thể sinh con và nuôi dưỡng con tốt nhất được không ạ? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.”

Trả lời: Chào bạn, sau thời gian điều trị điều trị ung thư tuyến giáp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình mang thai và sinh con được an toàn và phát triển bình thường, khỏe mạnh:

  • Bạn nên mang thai sau 6 tháng – 1 năm sau khi điều trị ung thư tuyến giáp bằng liệu pháp iod phóng xạ: Vì iod có thể đi vào cơ thể thai nhi thông qua dây rốn, tác động lên tuyến giáp của thai nhi và gây nên một số bệnh như suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển… Sau 6 tháng, iod sẽ được phân rã và đào thải hết ra ngoài, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con.
  • Khi có thai bạn cần hiệu chỉnh lại liều thuốc cho đúng: Thai nhi do chưa thể tự sản sinh ra hormone tuyến giáp nên sẽ lấy của mẹ để nuôi dưỡng cơ thể. Do đó, mẹ cần tăng liều thuốc cao hơn so với bình thường để đủ cung cấp cho cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì hormone tuyến giáp Levothyroxine không gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi.
  • Đi khám định kỳ, thường xuyên trong quá trình mang thai: Thực hiện đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Bên cạnh đó, sau khi sinh, bạn cũng cần thăm khám thường xuyên.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và khoáng chất như canxi, kẽm, selen. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo (dầu, mỡ) và hạn chế cyanates như bắp cải, su hào, củ cải.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Tập thể dục, vận động thường xuyên, tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
Đi khám định kỳ đảm bảo sức khỏe mẹ và bé - điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không
Đi khám định kỳ, thường xuyên trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi

Câu hỏi số 7: Theo bác sĩ, các biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả hiện nay là gì?

Hỏi: “Chào bác sĩ, tôi là Minh, năm nay 31 tuổi. Tôi thấy hiện nay, tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở cả nam và nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh con tăng lên rất cao. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, có biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả không? Nếu có biện pháp đó là gì ạ? Cảm ơn bác sĩ.”

Trả lời: Chào Minh, rất cảm ơn câu hỏi của bạn. Đúng vậy, theo như bạn nói, hiện nay tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp tăng lên rất cao. Theo thống kê Globocan (cơ quan dự án nghiên cứu ung thư thế giới), mỗi năm thế giới có hơn 160.000 nữ giới và gần 50.000 nam giới mắc mới ung thư tuyến giáp. Do đó, để phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả, bạn nên:

  • Có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đủ lượng i-ốt cho cơ thể: Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường sức khỏe và đề kháng cho cơ thể. Lượng i-ốt đầy đủ sẽ giúp tuyến giáp tổng hợp các hormone và hoạt động ổn định.
  • Không sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích sẽ ngăn cản tuyến giáp sản xuất hormone và dễ dẫn đến ung thư tuyến giáp.
  • Hạn chế tiếp xúc bức xạ: Bởi bức xạ có thể đi theo đường tiêu hóa, hô hấp, tác động và làm tổn thương tuyến giáp gây ung thư. Bạn hãy sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để hạn chế tia UV có hại.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của mình, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tuyến giáp nói riêng và cơ thể nói chung.
  • Tầm soát ung thư tuyến giáp khi có dấu hiệu bệnh như: Khi thấy khối u lạ ở cổ, bị khàn giọng nói, nuốt cảm thấy đau, vướng, khó thở… Bạn nên đến ngay cơ sở khám bệnh uy tín để tầm soát và điều trị kịp thời sớm ngay sau khi phát hiện bệnh.
Tầm soát ung thư tuyến giáp - điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không
Tầm soát ung thư tuyến giáp ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường để phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Hy vọng những vấn đề mà BSCKII Nguyễn Tiến Lãng, Giám đốc Trung tâm Nội tiết tuyến giáp BV Ung bướu, Nguyên Trưởng khoa Ngoại chung – BV Nội tiết TW tư vấn trên đây đã giải đáp thắc mắc sau điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không của nhiều chị em phụ nữ. Nếu bạn còn câu hỏi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy gọi điện theo hotline 024 6250 0707 hoặc bình luận xuống phía dưới để được bác sĩ giải đáp nhé!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. 

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ
Nguồn tham khảo

1. The Connection Between Thyroid Disorders and FertilityXem chi tiết

2. THYROID CONDITIONS DURING PREGNANCYXem chi tiết

3. DẤU HIỆU GIÚP BẠN NHẬN BIẾT UNG THƯ TUYẾN GIÁPXem chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt