Đau là triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư, và là nỗi ám ảnh của bệnh nhân ung thư. Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ K trả lời một số câu hỏi thường gặp về cơn đau do ung thư.
Câu 1: Nguyên nhân gây ra cơn đau do ung thư là gì?
Đau do ung thư rất khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân. Một số khối u gây đau nhức rất sớm như u thần kinh, ung thư xương, u não. Có những bệnh nhân xuất hiện đau ở giai đoạn muộn như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày. Đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bị đau đớn, 60 – 80% bị đau nặng.
Cơ chế đau do ung thư nói chung là rất phức tạp và đau là kết quả của sự phối hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Ung thư xâm nhập và làm tổn thương các mô hoặc cơ quan xung quanh trong cơ thể.
- Ước tính có khoảng 5–10% cơn đau ở bệnh nhân ung thư là do điều trị ung thư (ví dụ như đau loét miệng sau khi hóa trị) và tới 20% cơn đau có thể không liên quan đến bệnh ung thư (ví dụ như viêm xương khớp đầu gối).
Một vài biểu hiệu đau do ung thư như sau
- Đau xuất hiện khi ung thư xâm lấn vào xương, thần kinh, phần mềm, tạng, đặc biệt trong ung thư vú, tiền liệt tuyến, phổi, thận, hắc tố…
- Đau xuất hiện khi có loét u, viêm xung quanh u đau tăng lên. Đôi khi đau do các biện pháp điều trị ung thư như đau sau mổ lồng ngực, đau do viêm cơ bị xạ trị, đau do viêm các rễ thần kinh trong điều trị hóa chất.
- Đau của các tạng có thể do khối u chèn ép hoặc bít tắc thường hay gặp ở các tạng rỗng như tắc ruột, niệu quản…Đau tạng có thể đỡ khi dùng các thuốc chống đau thông thường. Trong trường hợp không đỡ phải điều trị chống chèn ép, bít tắc bằng phẫu thuật, xạ trị.
- Đau nguồn gốc thần kinh gọi là đau loạn cảm hay lạc đường dẫn truyền vào di chấn thương các thần kinh ngoại vi. Loại đau này bỏng rát, như cắn xé da thịt, hay phối hợp sâu, thuốc tê hoặc các biện pháp phẫu thuật thần kinh mới cắt được.
Nguồn: benhvien108
Câu 2: Có phải tất cả các bệnh nhân ung thư đều phải chịu những cơn đau dữ dội do ung thư không?
Người ta tin rằng tất cả bệnh nhân ung thư sẽ phải chịu đựng những cơn đau do ung thư nghiêm trọng. Nhưng sự thật không phải như vậy. Đau là trải nghiệm mang tính cá thể – một loại đau có thể “hành hạ” người này nhưng có thể lại chỉ ở ngưỡng “vừa phải” với người khác. Nhiều trường hợp khối u nhỏ vẫn có thể gây cảm giác đau tột độ nếu nó chèn ép lên dây thần kinh cảm giác hoặc tủy sống. Do đó, cách điều trị đau với mỗi người lại khác nhau.
- 25% bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể không gặp bất kỳ đau đớn nào trong suốt hành trình ung thư
- Khoảng 50% có thể bị đau nhẹ đến trung bình
- Chỉ 25% có thể bị đau nặng do ung thư, trong đó 5% có thể đau rất nặng.
Câu 3: Làm thế nào để kiểm soát cơn đau do ung thư?
Muốn kiểm soát cơn đau do ung thư hiệu quả thì bác sĩ điều trị cần phải xác định được nguyên nhân cơn đau của người bệnh. Nếu nguyên nhân là do khối u và có thể xạ trị, hóa trị hoặc các phương pháp điều trị ung thư khác để thu nhỏ khối u, thì có thể làm giảm cơn đau do ung thư.
- Trong khi đó, bệnh nhân có thể dùng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, các thuốc chống viêm không steroid (ví dụ: diclofenac, naproxen, etoricoxib hoặc celecoxib) và các thuốc nhóm opioid nhẹ (ví dụ tramadol).
- Trong trường hợp đau nặng, có thể sử dụng các thuốc nhóm opioid mạnh như morphin, oxycodone hoặc fentanyl để kiểm soát cơn đau.
- Bệnh nhân ung thư bị đau do căn nguyên thần kinh hoặc đau dây thần kinh cũng có thể dùng các loại thuốc bổ sung khác như pregabalin hoặc gabapentin.
Câu 4: Uống morphin thường xuyên hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh khác để giảm đau có thể gây nghiện không?
Hành vi (hoặc nhu cầu) sử dụng morphin hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh khác để kiểm soát cơn đau không phải nghiện. Ở Singapore, những bệnh nhân đang dùng morphin hoặc các thuốc nhóm opioid mạnh dưới sự giám sát thận trọng của bác sĩ có kinh nghiệm không thấy dẫn đến các vấn đề về nghiện.
Khi cơn đau do ung thư có thể được giảm bớt bằng các phương pháp khác (ví dụ như xạ trị để giảm đau xương do ung thư), thì liều lượng morphin hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh có thể làm giảm đáng kể hoặc thậm chí hết đau.
Câu 5: Tôi có nên lo lắng về tác dụng phụ của morphin hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh khác không?
Morphin hoặc các thuốc nhóm opioids mạnh khác có thể gây ra ba tác dụng phụ phổ biến: buồn ngủ, buồn nôn / nôn và táo bón. May mắn là, những tác dụng phụ này có thể được kiểm soát tương đối dễ dàng.
- Buồn ngủ thường xảy ra khi bệnh nhân mới bắt đầu dùng thuốc hoặc khi tăng liều. Sau một vài ngày tình trạng đó sẽ được cải thiện. Có thể giảm tình trạng buồn ngủ dai dẳng hoặc trầm trọng bằng cách giảm liều hoặc ngừng thuốc.
- Cứ 3 người dùng thì có 1 người gặp triệu chứng buồn nôn và nôn. Bệnh nhân có thể được cho dùng loại thuốc chống nôn như metoclopramid, domperidon hoặc ondansetron. Về lâu dài, các triệu chứng này thường biến mất sau khi bệnh nhân quen với thuốc.
- Táo bón do thuốc nhóm opioid là một tác dụng phụ thường gặp. Uống đủ nước và dùng thuốc nhuận tràng thông thường như senokot hoặc lactulose có thể kiểm soát táo bón dễ dàng.
Bác sĩ ung thư nội khoa đang điều trị cho bạn là người kiểm soát cơn đau do ung thư tốt nhất. Họ cũng có thể chuyển bạn đến một bác sỹ chuyên khoa chăm sóc giảm nhẹ để cùng kiểm soát cơn đau do ung thư. Họ có thể cùng nhau lên kế hoạch kiểm soát cơn đau bao gồm việc dạy bạn và (những) người chăm sóc bạn các biện pháp đối phó với cơn đau và kết hợp các loại thuốc giảm đau khác nhau để kiểm soát cơn đau tốt hơn và ít tác dụng phụ nhất.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707.
Nguồn: Bệnh viện 108, Parkway Cancer Centre
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ
PGS.TS.BS Nguyễn Tuyết Mai là một trong những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Ung bướu với gần 40 năm kinh nghiệm, đặc biệt là chuyên môn sâu về hóa trị ung thư. Bác sĩ Mai được đào tạo chuyên sâu, có kỹ năng, kinh nghiệm cao trong lĩnh vực Ung bướu: Tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về nội khoa ung thư và hóa trị liệu pháp ung thư tại Mỹ, Pháp, Singapore, Nhật… Thành viên của Hội Ung thư Hoa Kỳ (ASCO) và là tác giả và đồng tác giả của nhiều công trình…