Phẫu thuật ung thư tuyến giáp – Mổ nội soi hay mổ mở ?

5/5 - (4 bình chọn)

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp hiện là phương pháp được khuyến cáo triệt căn đối với các tổn thương nghi ngờ ác tính tại tuyến giáp. Tuy nhiên phẫu thuật mổ mở truyền thống để lại sẹo tại vùng cổ trở thành gánh nặng với một số chị em phụ nữ yêu cái đẹp. Do đó phẫu thuật nội soi có thể được tìm đến trong một số trường hợp. Vậy đối với trường hợp cần phẫu thuật ung thư giáp thì nên chọn mổ nội soi hay mổ mở:

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp khá an toàn và hiếm xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn biết những rủi ro có thể xảy ra liên quan đến các hoạt động của tuyến giáp. Nếu có bất cứ băn khoăn nào trước khi phẫu thuật, bạn nên hỏi bác sĩ để được giải đáp tường tận.

1. Khi nào bệnh nhân có thể áp dụng phẫu thuật ung thư tuyến giáp bằng nội soi:

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp có 2 đường tiếp cận cơ bản và cả hai đường tiếp cận này đều xa hơn cách tiếp cận trực tiếp của phẫu thuật mở truyền thống. Phẫu thuật nội soi giúp bạn không có sẹo xấu vùng cổ là lợi ích đầu tiên và được quan tâm nhất. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy phẫu thuật nội soi cũng làm giảm các triệu chứng nuốt vướng, nghẹn sau mổ so với mổ mở. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy thời gian mổ cũng như lượng dịch dẫn lưu sau mổ có nhỉnh hơn một chút ở phẫu thuật nội soi.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp - Mổ nội soi hay mổ mở ?

Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp

1.1. Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng phức tạp hơn nhiều do phẫu trường (vùng quan sát để bác sĩ mổ) và không gian phẫu thuật nhỏ hơn rất nhiều.

Phẫu thuật tuyến giáp qua đường miệng là một kỹ thuật khó vì vậy cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên sâu đào tạo về phẫu thuật. Và bên cạnh đó là có đầy đủ các trang thiết bị máy móc, vật tư y tế đi kèm.

  • Nhược điểm của phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng đó là thời gian thực hiện sẽ lâu hơn do các kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn, và phẫu trường mổ cũng rất nhỏ vì vậy bác sĩ cần phải làm tỷ mỉ tránh các biến chứng
  • Ưu điểm của phương pháp đó là bệnh nhân bình phục nhanh hơn, do mổ nội soi nên các vết mổ ở đường miệng bé hơn ít gây tổn thương nhiều. Và đối với phương pháp này người bệnh thì không còn phải tự ti với vết sẹo dài trên vùng cổ của mình. Tự tin trong cuộc sống

[Hỏi đáp bác sĩ] Điều trị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

1.2. Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường ngực – nách

– Về chỉ định: phẫu thuật nội soi thực hiện tốt nhất với bệnh nhân: Có kích thước thùy tuyến giáp ≤ 10cm và kích thước nhân giáp ≤ 6cm nếu lành tính, nhân giáp đơn độc ≤ 2cm nếu nghi ngờ ác tính thể nhú chưa xâm lấn và di căn.

  • Nhược điểm của phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường ngực nách đó là thời gian thực hiện sẽ lâu hơn do các kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn, và phẫu trường mổ cũng rất nhỏ vì vậy bác sĩ cần phải làm tỷ mỉ tránh các biến chứng.
  • Ưu điểm của phương pháp đó là bệnh nhân bình phục nhanh hơn, do mổ nội soi nên các vết mổ ở đường miệng bé hơn ít gây tổn thương nhiều. Sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ có một đường sẹo nhỏ ở góc ngực nách nên vẫn đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

Về khả năng lấy hết tổn thương, vét hạch khoang trung tâm nhóm VI, VII và các biến chứng có thể gặp giữa phẫu thuật nội soi và mổ mở là tương đương nhau với phẫu thuật viên có kinh nghiệm. Nếu bạn là người yêu cái đẹp, khảo sát thấy tổn thương đủ các tiêu chí trong chỉ định và an toàn thì nên lựa chọn mổ nội soi. Nếu bạn không quá quan trọng sẹo xấu hoặc tổn thương có các dấu hiệu xâm lấn di căn hoặc không phải ung thư thể nhú thì nên mổ mở.

1.3. Phẫu thuật nội soi không nên thực hiện với bệnh nhân như thế nào

  • Có tiền sử phẫu thuật vùng đầu mặt cổ. Có nghĩa là nếu tái phát sau mổ nội soi ung thư giáp, bạn sẽ phải mổ mở.
  • Có tiền sử chiếu xạ vùng đầu cổ
  • Có dấu hiệu xâm lấn hoặc di căn hạch vùng. Phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ tốt các hạch di căn nhóm VI, VII nhưng khó đối với các nhóm khác.

2. Những rủi ro khi phẫu thuật tuyến giáp

Phẫu thuật tuyến giáp có những rủi ro và lợi ích riêng. Rủi ro của loại phẫu thuật này thường là chảy máu, nhiễm trùng và các biến chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác của bệnh nhân như bệnh tim, các vấn đề hô hấp, máu khó đông… Các biến chứng có thể gặp sau mổ tuyến giáp:

  • Chảy máu: Chảy máu nhiều và đột ngột ở cổ sau phẫu thuật tuyến giáp là một tình trạng bất thường. Tuy hiếm xảy ra nhưng lại có thể đe dọa tính mạng. Biến chứng thường xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau phẫu thuật. Tình trạng chảy máu nhiều có thể gây chèn ép vào khí quản, dẫn đến khó thở. Nếu máu chảy chậm vào cổ thì có thể dẫn đến việc hình thành các cục máu đông ở phía dưới vết mổ.
  • Khó thở: là do có một cục máu đông lớn chặn khí quản, tình trạng này cần phải được can thiệp y khoa ngay. Ngoài ra khó thở còn do cả hai dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều đã bị tổn thương, trong trường hợp này cần phải thực hiện phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp. Khó thở là biến chứng sau mổ tuyến giáp rất hiếm khi xảy ra
  • Cơn bão giáp trạng: Trước đây, biến chứng này rất phổ biến, thường liên quan đến bệnh Basedow. Hiện nay, nhờ có thuốc để kiểm soát nhiễm độc giáp nên nguy cơ gặp phải biến chứng này hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng của người bệnh khi rơi vào tình trạng này là tim đập nhanh, bồn chồn, sốt cao, ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy và mê sảng
  • Nhiễm trùng sau mổ: Tỷ lệ mắc phải biến chứng sau mổ tuyến giáp này là khoảng 1/2.000. Do đó, bác sĩ ít khi cho bạn sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu bạn rơi vào tình huống này, bác sĩ sẽ cho bạn dùng kháng sinh hoặc sử dụng các biện pháp khác để điều trị
  • Thay đổi giọng nói: Giọng nói thay đổi là một biến chứng sau mổ tuyến giáp hay gặp, xảy ra ở khoảng 5 – 10% số ca phẫu thuật và thường sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chấn thương các dây thần kinh quặt ngược thanh quản hoặc các dây thần kinh bị viêm nhiễm sau khi phẫu thuật. Tỷ lệ bệnh nhân bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn là khoảng 1%. Thay đổi giọng nói là một trong những biến chứng đáng sợ nhất của phẫu thuật tuyến giáp
  • Nhiễm độc giáp: thường xảy ra ở 2 – 4% bệnh nhân sau khi cắt bỏ tuyến giáp. Tình trạng này thường được điều trị bằng iốt phóng xạ và không cần phải phẫu thuật thêm
  • Hạ canxi máu do tổn thương tuyến cận giáp: bảo vệ tuyến cận giáp là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong phẫu thuật tuyến giáp. Tuyến cận giáp bị tổn thương dẫn đến tình trạng canxi trong máu thấp, ngoài ra nó còn gây ra các triệu chứng như ngứa ran ở bàn chân, bàn tay và xung quanh miệng, nếu nặng có thể dẫn đến co quắp ngón tay và bàn tay.

Nhìn chung, tuyến cận giáp có thể không hoạt động bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Vì vậy, bệnh nhân sẽ được bổ sung thêm canxi và vitamin D trong khoảng vài tuần sau phẫu thuật. Liều lượng bổ sung sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Lượng canxi bạn bổ sung sẽ giảm dần và sẽ ngưng khi thích hợp. Sau khi hồi phục, phụ nữ trên 40 tuổi sẽ được bổ sung với liều lượng nhỏ thay vì ngưng hoàn toàn.

  • Khó nuốt: Khó nuốt là một triệu chứng phổ biến trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Tình trạng này chỉ là tạm thời, tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài dai dẳng nhưng khá hiếm nếu mổ nội soi.
  • Suy giáp: Nếu bị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì bạn lúc nào cũng ở trong tình trạng suy giáp và cần được bổ sung hormone tuyến giáp. Nếu bạn chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp sẽ rất khó để biết được bạn sẽ phải dùng thuốc điều trị tuyến giáp trong bao lâu. Do đó, điều quan trọng là bạn phải đi xét nghiệm suy giáp thường xuyên. Suy giáp có thể xuất hiện nhiều năm sau phẫu thuật và cần phải được theo dõi suốt đời.

Một khi suy giáp xảy ra, nếu diễn ra sớm sau mổ còn có hi vọng hồi phục chức năng tuyến giáp sau một thời gian. Suy giáp muộn tức xảy ra sau mổ cắt tuyến một hai năm, suy giáp này thường vĩnh viễn. Mức độ nặng của suy giáp thay đổi tùy từng người, từ nhẹ đến nặng.

Vì vậy triệu chứng cũng rất thay đổi, từ không có triệu chứng đến ít triệu chứng như lên ký hay thấy lành lạnh, ăn uống khó tiêu nhè nhẹ, nặng thì đầy đủ triệu chứng như chậm chạp, lờ đờ, trầm cảm hay táo bón, giọng nói khàn đục, người nặng nề, phù căng tay chân. Người suy giáp nặng có thể bị rối loạn tâm thần, hạ natri máu, tăng lipid máu nặng, và sợ nhất là biến chứng tim mạch. Lãnh cảm, giảm ham muốn tình dục…

Vì triệu chứng suy giáp âm thầm nên những bệnh nhân từng mổ cắt bán phần hay toàn phần tuyến giáp nên thử lại chức năng tuyến giáp trong vòng 6 – 12 tháng sau mổ, và theo dõi ít nhất là 2 – 3 năm. Sau thời gian này xuất độ bị suy giáp có khuynh hướng giảm dần theo thời gian, nghĩa là sau 2 – 3 năm không suy giáp thì tỉ lệ mắc phải sau đó có thể rất thấp, việc thử máu sẽ thưa dần đến không cần thiết, chỉ theo dõi biểu hiện khác thường trong cơ thể mình.

Nếu lỡ bị suy giáp sau mổ và là suy giáp vĩnh viễn, người bệnh phải điều trị suốt đời để tránh những biến chứng vừa nêu. Liều lượng luôn do bác sĩ chuyên khoa điều chỉnh cho phù hợp với từng người, không có liều thuốc cố định như uống panadol bởi không ai bị suy giống ai, cơ thể của người này cũng không giống người nọ.

mổ tuyến giáp

3. Lưu ý khi chăm sóc để vết mổ tuyến giáp mau lành

Phẫu thuật kết thúc cũng là lúc người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau đớn, nhất là ở vùng cổ. Do đó bệnh nhân cần được bổ sung thêm những loại thực phẩm như sau:

  • Các món ăn dễ tiêu hóa: đu đủ, khoai lang, chuối, sữa chua, rau,… không chỉ dễ ăn mà còn bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu, phù hợp với thể trạng của người bệnh;
  • Thực phẩm mềm, dễ nuốt: súp, cháo, nước ép trái cây,… có tác dụng giúp làm giảm cảm giác đau đớn khi nuốt. Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ để làm mềm thức ăn, tránh bị nghẹn;
  • Thức ăn giàu đạm: thịt nạc, cá, trứng,… là nguồn protein dồi dào rất cần thiết đối với quá trình tăng sinh và tái tạo mô cho vết mổ;
  • Tăng cường vitamin và khoáng chất giúp vết mổ nhanh phục hồi:
  • Vitamin C: có trong các loại hoa quả như cà chua, cam, ớt chuông, dâu tây,…;
  • Vitamin A và vitamin K: chứa nhiều trong súp lơ, rau ngót, cải bó xôi, rau chân vịt,…;
  • Khoáng chất sắt, kẽm: có tác dụng thúc đẩy chức năng tuyến giáp, được tìm thấy trong nấm, các loại rau củ quả,…;
  • Tinh bột: có lợi cho sức khỏe và tuyến giáp vì trong tinh bột chứa nhiều kẽm, magie, vitamin A và vitamin E.

4. Trên 35 tuổi nên kiểm tra chức năng tuyến giáp 5 năm một lần

Những bất thường nhỏ của tuyến giáp có thể được phát hiện qua xét nghiệm. Bệnh lý tuyến giáp ngày càng phổ biến hơn ở nhiều lứa tuổi. Các yếu tố khác nguy cơ dẫn đến rối loạn tuyến bao gồm tiếp xúc với một số loại phóng xạ (ví dụ như xạ trị ung thư), phẫu thuật thần kinh hoặc cổ, chấn thương lớn ở đầu và các vấn đề liên quan đến gene (ví dụ như hội chứng Down, hội chứng Turner, bệnh tiểu đường loại 1, lupus, v.v.).

Tất cả người trưởng thành trên 35 tuổi nên được Khám sàng lọc & phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp phổ biến như: bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, … để từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời.

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn vui lòng liên hệ 094 230 0707

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt