Tầm soát ung thư dạ dày | Phát hiện sớm tăng tỷ lệ điều trị thành công

5/5 - (2 bình chọn)

Tầm soát ung thư dạ dày là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp người đi khám phát hiện sớm ung thư, điều trị kịp thời và tăng khả năng sống sót. Tất cả những thông tin liên quan đến tầm soát ung thư dạ dày dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về phương pháp này và sẵn sàng thăm khám nếu cần.

1. Tầm soát ung thư dạ dày là gì?

Tầm soát ung thư dạ dày là việc thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm nhằm phát hiện các khối u có kích thước rất nhỏ trước khi xuất hiện các triệu chứng hoặc phát hiện các tế bào ung thư dạ dày. Để từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận người đi khám có bị ung thư dạ dày hay không.

tầm soát ung thư dạ dày
Tầm soát ung thư dạ dày là việc kiểm tra người được khám có bị ung thư dạ dày không bằng cách phối hợp nhiều kiểm tra, xét nghiệm khác nhau

2. Vì sao nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày?

Tầm soát ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị bệnh. Trong đó phải kể đến các lợi ích như:

  • Phát hiện sớm các nguy cơ và can thiệp kịp thời để ngăn ngừa ung thư: Tầm soát ung thư dạ dày giúp phát hiện các tế bào lạ hoặc khối u rất nhỏ trước khi các tế bào, khối u này phát triển thành ung thư. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp người bệnh thực hiện các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa hợp lý.
  • Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tăng tỷ lệ điều trị thành công và hạn chế biến chứng, di căn: Theo trung tâm Cơ sở dữ liệu Ung thư Quốc gia (NCDB) của Hoa Kỳ, tỷ lệ sống trên 5 năm của người mắc ung thư dạ dày được điều trị bằng phẫu thuật như sau:
    • Giai đoạn I: 88 – 94%
    • Giai đoạn II: 68 – 82%
    • Giai đoạn III: 18 – 54%
    • Giai đoạn cuối: Thời gian sống rất thấp, có khi chỉ vài tuần hoặc vài tháng.

Vì vậy, phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị hiệu quả và tiên lượng sống càng cao. Đồng thời, người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

  • Tiết kiệm chi phí điều trị: Nếu phát hiện, điều trị ung thư dạ dày sớm, quá trình điều trị sẽ diễn ra trong thời gian ngắn hơn và không cần thực hiện nhiều phương pháp điều trị phức tạp. Do đó, chi phí điều trị cũng giảm đáng kể.
  • Tác động tích cực đến tâm lý người bệnh: Khi phát hiện sớm ung thư dạ dày, biết được khả năng điều trị thành công cao, người bệnh sẽ thoải mái, suy nghĩ tích cực hơn và dễ dàng chấp nhận điều trị để cải thiện sức khỏe. Trường hợp không bị bệnh, người đi khám sẽ không còn lo lắng, bất an nữa.
  • Giảm thiểu các biện pháp xâm lấn: Trong giai đoạn đầu, khi điều trị, bác sĩ không cần thực hiện nhiều biện pháp xâm lấn gây đau đớn cho cơ thể người bệnh. Điều này sẽ giúp sức khỏe người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều.
  • Phát hiện một số căn bệnh khác: Không chỉ giúp phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày mà việc tầm soát còn giúp phát hiện một số bệnh lý liên quan như viêm loét dạ dày, tiêu hóa gan mật…

Với vai trò quan trọng như trên, tầm soát ung thư là việc làm cần thiết. Ngay khi có dấu hiệu bệnh hoặc thuộc đối tượng nguy cơ cao, bạn nên đi tầm soát ngay.

tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày
Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giảm dần theo từng giai đoạn nên tầm soát ung thư để phát hiện, điều trị kịp thời là việc làm cần thiết

3. Ai nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày?

Những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao và có dấu hiệu của ung thư dạ dày sau cần tiến hành tầm soát thường xuyên hơn. Cụ thể:

3.1. Thuộc nhóm các đối tượng nguy cơ cao

Những người thuộc đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày, bao gồm:

  • Người thuộc nhóm đối tượng từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là nam giới.
  • Người có thói quen ăn uống mặn, thường xuyên ăn đồ dự trữ (đồ hộp, thịt xông khói, mắm, dưa muối…), đồ nướng, chiên, hun khói, nghiện rượu bia, thuốc lá…
  • Mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: Viêm loét dạ dày lâu năm, nhiễm vi khuẩn HP, tiền sử từng phẫu thuật dạ dày, polyp tuyến dạ dày…
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày.
  • Bệnh nhân hoặc gia đình có người mắc polyp tuyến có tính chất gia đình (FAP); hội chứng Juvenile polyposis, hội chứng Lynch, hội chứng Peutz-Jeghers…
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, bức xạ hoặc làm việc trong ngành than, cao su…
viêm loét dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày lâu năm có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao

3.2. Khi xuất hiện các dấu hiệu (có thể là dấu hiệu của) bệnh ung thư dạ dày

Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu sau, bạn nên đi khám tầm soát ung thư dạ dày ngay:

  • Ăn chậm tiêu, đầy tức bụng, đau bụng.
  • Ợ nóng, ợ chua, trào ngược, buồn nôn, khó nuốt, nuốt nghẹn.
  • Xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đi ngoài phân màu bất thường (màu đen hoặc lẫn máu).
  • Chán ăn, gầy sút cân chưa rõ nguyên nhân, thiếu máu, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, suy kiệt, choáng, ngất.

Khi nào cần tầm soát ung thư dạ dày?

đầy bụng: dấu hiệu của ung thư dạ dày
Đầy bụng, ăn chậm tiêu là một trong những nguyên nhân cho thấy bạn có thể bị ung thư dạ dày, cần đi tầm soát ngay

4. Tần suất thực hiện tầm soát ung thư dạ dày hợp lý

Không nhất thiết phải tầm soát dạ dày thường xuyên mà bạn có thể tầm soát với tần suất như sau:

  • Với là người bình thường: 1 – 2 năm/lần.
  • Với là người thuộc nhóm nguy cơ cao: 6 – 12 tháng/lần.
  • Trường hợp xuất hiện các triệu chứng trên: Thực hiện tầm soát càng sớm càng tốt.

5. Quy trình thực hiện tầm soát ung thư dạ dày

Khi bạn đi tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ lần lượt tiến hành thăm khám theo 3 bước sau:

5.1. Bước 1: Khám lâm sàng

  • Bác sĩ hỏi người đi khám các thông tin cơ bản như: tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, triệu chứng bất thường… Từ các thông tin này, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh.
  • Bác sĩ khám thượng vị và ổ bụng làm căn cứ yêu cầu các phương pháp tầm soát khác.

5.2. Bước 2: Các chỉ định cần thực hiện

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định cho người đi khám làm một số các phương pháp tầm soát sau:

  • Nội soi dạ dày: Giúp phát hiện các điểm bất thường của ống tiêu hóa, tổn thương tiền ung thư của dạ dày (kích thước, hình dạng khối u, vết loét…) và lấy mẫu sinh thiết.
  • Sinh thiết (nếu có chỉ định): Giúp phát hiện tế bào lạ, chẩn đoán chính xác người đi khám có bị ung thư dạ dày hay không. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp phát hiện vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày.
  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện các tế bào ung thư đang ẩn nấp dưới lớp màng nhầy hoặc trong niêm mạc. Riêng với giai đoạn toàn phát, chụp X-quang còn giúp xác định  mức độ xâm lấn của tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư và một số xét nghiệm máu bắt buộc khác: Giúp tìm ra các chất chỉ điểm gây ung thư dạ dày như CA 72-4, CA 19-9, CEA, Pepsinogen I… để thấy được tình trạng xâm nhập của tế bào, đánh giá tình trạng và giai đoạn bệnh.
  • Siêu âm ổ bụng: Giúp quan sát cấu trúc của dạ dày để chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị bệnh.

5.3. Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi hoàn tất quá trình khám, bác sĩ sẽ thông báo, giải thích kết quả và đưa ra tư vấn y khoa phù hợp.

[Từ A- Z] Các bước tầm soát ung thư

 6. Chi phí tầm soát ung thư dạ dày

Chi phí tầm soát ung thư dạ dày phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, các chỉ định cần thực hiện, địa chỉ và thời điểm thăm khám.

Một gói khám tầm soát ung thư dạ dày thường bao gồm nhiều hạng mục. Hạng mục cụ thể của gói khám còn tùy thuộc vào từng bệnh viện.

Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn

Tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, gói khám tầm soát ung thư dạ dày bao gồm đầy đủ các danh mục khám như sau:

I Khám lâm sàng
1 Khám Nội tổng quát Đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hoá,…

Phát hiện huyết áp cao nhằm phòng ngừa biến chứng do cao huyết áp gây ra (đột quỵ, nhồi máu cơ tim,..)

2 Nội soi dạ dày (Không gây mê) Phát hiện bệnh lý niêm mạc dạ dày, phát hiện sớm polip, khối u trong dạ dày, thực quản.
3 Nội soi dạ dày (Có gây mê)
II Xét nghiệm cận lâm sàng
4 Xét nghiệm Công thức máu Phát hiện thiếu máu, nhiễm khuẩn, bệnh về máu
5 Xét nghiệm Đông máu cơ bản Đánh giá chức năng năng đông máu, chảy máu (Xét nghiệm bắt buộc trước khi nội soi)
6 Xét nghiệm HIV (test nhanh) Phát hiện HIV, sàng lọc bệnh suy giảm miễn dịch (Xét nghiệm bắt buộc trước khi nội soi)
7 Xét nghiệm HbsAg (test nhanh) Phát hiện bệnh viêm gan siêu vi B (Xét nghiệm bắt buộc trước khi nội soi)
8 Xét nghiệm CA 72-4 Phát hiện sớm ung thư dạ dày
9 Xét nghiệm CA 199 Phát hiện sớm ung thư dạ dày, đại trực tràng, đường mật, tụy
10 Test HCG Chẩn đoán thai sớm (Nữ còn khả năng sinh đẻ)
III Chẩn đoán hình ảnh
11 Chụp X.Quang kỹ thuật số tim phổi thẳng/ nghiêng Phát hiện sớm những bất thường ở tim, phổi
12 Siêu âm ổ bụng Phát hiện bệnh lý về gan, thận, tiền liệt tuyến (đối với nam), tử cung (đối với nữ)….

Đánh giá tình trạng xâm lấn của u, hạch ổ bụng, di căn sang phúc mạc

IV Thăm dò chức năng
13 Điện tâm đồ Phát hiện sớm các bệnh liên quan đến tim (loạn nhịp, thiếu máu cơ tim)
* Lưu ý:

– Phụ nữ có thai hoặc đang nghi ngờ có thai không chụp X-Quang.

– Trong trường hợp có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết.

Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn

7. Lưu ý khi thực hiện tầm soát ung thư dạ dày

Bên cạnh việc phát hiện bệnh ung thư dạ dày sớm để điều trị kịp thời, tầm soát ung thư dạ dày còn giúp đánh giá tổng quan sức khỏe và phát hiện ra một số bệnh ở người đi khám. Vì thế, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điều cơ bản sau:

Trước khi tầm soát: 

  • Cần nhịn ăn 8 – 12 giờ và nhịn uống ít nhất 2 – 3 giờ để tránh bị trào ngược, sặc thức ăn trong quá trình nội soi. Đảm bảo thức ăn trong dạ dày đã tiêu hóa hết để việc quan sát, đánh giá tổn thương bên trong dễ dàng, chính xác hơn.
  • Riêng trường hợp người thực hiện nội soi bị hẹp môn vị, cần nhịn ăn lâu hơi từ 12 – 24 tiếng hoặc phải đặt ống bơm rửa dạ dày trước khi nội soi.
  • Không uống các loại nước có gas, có màu.
  • Bệnh nhân cần ngừng dùng một số loại thuốc nhất định như thuốc chống đông vài ngày trước khi nội soi. Vì chúng sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết (trong trường hợp cần làm một số thủ thuật trong quá trình nội soi).
  • Nếu bệnh nhân có bệnh lý mãn tính (tiểu đường, bệnh tim mạch hay huyết áp cao) thì bác sĩ gây mê sẽ hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân về các loại thuốc đang dùng.
  • Trao đổi rõ ràng với bác sĩ tình hình sức khỏe, tiền sử dị ứng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng, trạng thái tâm lý để bác sỹ nắm được và đưa ra phương pháp thăm khám thích hợp nhất.

Sau khi tầm soát:

  • Sau khi nội soi, chỉ ăn các đồ ăn nhẹ như súp, cháo… cho dễ tiêu.
  • Nếu nội soi gây mê, cần nghỉ ngơi đến khi thuốc hết tác dụng rồi mới đi về và tránh làm các công việc nặng nhọc, mất nhiều sức ngay sau đó.

Phương pháp tầm soát ung thư dạ dày

8. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Bạn nên chú ý một số vấn đề cơ bản trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày:

  • Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn nhiều đồ ăn chó chứa các vitamin A, B, E để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế ăn đồ chiên, nướng, hun khói: Vì các đồ này chứa nhiều chất độc hại có thể gây ung thư.
  • Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Vì các món ăn này chứa nhiều amin thứ cấp và nitrit có thể kết hợp với nhau khi vào dạ dày để gây ung thư.
  • Không hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng chất kích thích: Những chất này không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn tăng nguy cơ gây ung thư.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên.
uống rượu bia gây ung thư dạ dày
Không uống rượu bia vì đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó có ung thư dạ dày

9. Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt – Địa chỉ tầm soát ung thư dạ dày uy tín

Tầm soát dạ dày là phương pháp tốt nhất giúp phát hiện ung thư dạ dày sớm để điều trị. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác làm căn cứ định hướng điều trị phù hợp, bạn cần chọn một đơn vị, cơ sở y tế chất lượng, uy tín để thăm khám.

Bệnh Viện Ung bướu Hưng Việt là một trong những đơn vị chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư chất lượng. Chúng tôi đã mang đến cho bệnh nhân của mình nhiều lợi ích như:

  • Là bệnh viện tư nhân chuyên sâu ung bướu đầu tiên và duy nhất tại miền Bắc. Bệnh viện có thể thực hiện đầy đủ có phương pháp tầm soát ung thư dạ dày và tiến hành điều trị bệnh hiệu quả.
  • Có đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, điều dưỡng tận tâm và nhiều chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa. Cơ sở hạ tầng đầy đủ, hệ thống trang thiết bị hiện đại.
  • Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp, tận tâm, hết mình vì người bệnh.
  • Sử dụng phương pháp nội soi gây mê tiên tiến nhất hiện nay.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt có đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng chuyên môn, tận tâm giúp tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả

Với nhiều ưu điểm nổi bật trên, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm thăm khám và tầm soát ung thư dạ dày tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt. Để nhận tư vấn miễn phí và đặt lịch khám tầm soát ung thư dạ dày với bác sĩ chuyên gia tại đây, vui lòng liên hệ hotline 094 230 0707 hoặc fanpage Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.

 

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt