6+ phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến phổ biến nhất hiện nay

post

Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị thì có thể chữa khỏi. Có 6 phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả nhất hiện nay là: xét nghiệm máu theo phương pháp PSA, siêu âm, chụp CT, sinh thiết… Hãy cùng Bệnh viện Hưng Việt tìm hiểu cụ thể về các phương pháp này nhé!

1. 6+ phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến

Theo WTO, năm 2018, ung thư tiền liệt tuyến có 1.276.106 ca mắc mới. Ở Việt Nam, cũng trong năm 2018, ung thư tiền liệt tuyến đứng thứ 11 với 3.959 ca.

Ung thư tiền liệt tuyến có thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh. Do đó, tầm soát ung thư tiền liệt tuyến để phát hiện bệnh sớm có vai trò quan trọng, giúp điều trị thành công và hạn chế biến chứng.

Sau đây là 6 phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến phổ biến nhất hiện nay.

Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt
Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến mang đến hiệu quả quan trọng trong việc điều trị bệnh

1.1. Khám tiền liệt tuyến bằng tay qua trực tràng

Khám tiền liệt tuyến bằng tay qua trực tràng nhằm mục đích phát hiện khối u, đánh giá tuyến tiền liệt về mật độ, kích thước, mức độ xâm lấn xung quanh, đặc điểm của rãnh giữa; tình trạng của thành trực tràng, sự hẹp lòng trực tràng.

Ở phương pháp này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng tay sờ, khám tiền liệt tuyến qua hậu môn của người bệnh. Để phát hiện ra những bất thường của tiền liệt tuyến như có nhân rắn, vị trí đau của người bệnh, các thùy không đối xứng và mật độ không đều,…

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp. Nhược điểm là cho độ chính xác không cao.

1.2. Xét nghiệm máu theo phương pháp PSA

Đây là phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến phổ biến và được đánh giá mang đến hiệu quả nhất trong chẩn đoán bệnh. Mục đích chính là giúp sàng lọc và phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến, để có hướng điều trị hiệu quả.

Chỉ số PSA sẽ giúp xác định nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến:

  • Chỉ số PSA < 4 ng/mL: Người được khám bình thường. Tuy nhiên chỉ số này cũng thay đổi theo độ tuổi do kích thước tiền liền liệt tuyến tăng lên theo độ tuổi khác nhau.
  • Chỉ số PSA > 0.75 ng/mL/năm: Người khám có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.
  • Chỉ số PSA < 0.75 ng/mL/năm: Người khám có nguy cơ mắc các bệnh lý lành tính về tiền liệt tuyến như bệnh phì đại lành tính, bệnh tăng sinh lành tính…
Chỉ số PSA trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến
Dựa vào chỉ số PSA để xác định ung thư tiền liệt tuyến từ đó có hướng điều trị phù hợp

Xét nghiệm PSA mang đến nhiều lợi ích như:

  • Giúp xác định được giai đoạn của bệnh ung thư cũng như mức độ ung thư có thể lây sang các bộ phận khác của cơ thể hay vẫn nằm trong giới hạn ở tiền liệt tuyến. Dựa vào mức PSA, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
  • Đối với người được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến, xét nghiệm PSA sẽ cho ra kết quả kiểm tra thể chất và khối u. Từ đó giúp bác sĩ quyết định xem có cần tiến hành thêm các xét nghiệm khác nhau không.
  • Thực hiện xét nghiệm PSA có ý nghĩa quan trọng để theo dõi ung thư tiền liệt tuyến cả trong và sau khi điều trị ung thư.
  • Đặc biệt theo các nghiên cứu mới đây, PSA còn có thể giúp xác định những trường hợp có nguy cơ phát triển thành ung thư tiền liệt tuyến trong tương lai.

1.3. Siêu âm tiền liệt tuyến

Siêu âm tiền liệt tuyến có mục đích để kiểm tra tuyến tiền liệt có xuất hiện dấu hiệu bất thường nào không, như ung thư hoặc các yếu tố có liên quan đến bệnh tiền liệt tuyến.

Hiện nay có hai kỹ thuật để tiến hành siêu âm tiền liệt tuyến đó là: siêu âm tiền liệt tuyến qua đường bụng và siêu âm tiền liệt tuyến qua trực tràng. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định kỹ thuật phù hợp. Siêu âm tiền liệt tuyến qua trực tràng có khả năng phát hiện được các khối u tiền liệt tuyến với thể tích từ 2 – 4 mm.

Phương pháp này sẽ giúp cung cấp thông tin chính xác về định khu thương tổn mà hai phương pháp thăm khám tiền liệt tuyến bằng tay qua đường trực tràng và định lượng PSA nghi ngờ. Hình ảnh siêu âm của ung thư tiền liệt tuyến chính là ổ tổn thương giảm âm giới hạn không rõ.

Siêu âm tiền liệt tuyến là phương pháp được áp dụng rất phổ biến, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội như cho hình ảnh sắc nét, trực quan, chi phí thấp.

Siêu âm tuyến tiền liệt
Siêu âm tuyến tiền liệt là phương pháp phổ biến có thể phát hiện các khối u tiền liệt tuyến với thể tích từ 2 – 4 mm

1.4. Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT)

Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) cũng là một phương pháp hiệu quả trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Chụp cắt lớp vùng tiểu khung có giá trị để xác định di căn hạch vùng chậu và mức độ xâm lấn của khối u.

Chụp cắt lớp vi tính có thể giúp phát hiện được 55 – 68% ung thư tiền liệt tuyến khi bệnh chưa có triệu chứng. Nhược điểm của phương pháp này là có thể gây khó chịu, đau tức nhẹ cho người bệnh.

1.5. Sinh thiết

Sinh thiết được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đã thực hiện xét nghiệm máu PSA và cho thấy có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Xét nghiệm này sẽ cho kết quả chính xác có bị bệnh hay không.

Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng đầu kim để lấy một số mẫu nhỏ của tuyến tiền liệt. Sau đó mang các mẫu đi quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến.

Sinh thiết thường được tiến hành kết hợp với siêu âm cắt ngang để đưa một cây kim mỏng, rỗng xuyên qua thành trực tràng vào tuyến tiền liệt. Kim sẽ giúp mang một mô nhỏ của tuyến tiền liệt khi được kéo ra.

Sinh thiết ung thư tiền liệt tuyến chỉ được tiến hành khi có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu khi tiến hành sinh thiết mặc dù đã được tiêm thuốc gây tê cục bộ vùng tiền liệt tuyến.

Sinh thiết trong tầm soát tiền liệt tuyến
Sinh thiết được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đã tiến hành xét nghiệm máu và có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến

1.6. Các phương pháp khác

Ngoài ra, còn một số phương pháp khác được thực hiện để xác định ung thư tiền liệt tuyến như:

  • Xét nghiệm nước tiểu:

Phương pháp này giúp tìm biểu hiện của một số gen trong chất thải lỏng. Từ đó chỉ ra bệnh ung thư có nguy cơ di căn hay không.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI:

Mang đến giá trị cao trong chẩn đoán mức độ xâm lấn của khối u vào các tổ chức xung quanh và hạch vùng, đặc biệt là phương pháp MRI nội trực tràng. MRI nội trực tràng sẽ giúp cho việc sinh thiết tiền liệt tuyến được chính xác hơn.

  • Xạ hình xương:

Chụp xạ hình xương có độ nhạy cao trong việc chẩn đoán di căn xương. Phương pháp này cần được phối hợp với khám xương để chẩn đoán phân biệt với các triệu chứng đau xương khác như: thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp,…

  • PET Scan:

Là phương pháp xác định giai đoạn của bệnh ung thư dựa trên các hình cảnh cắt lớp được chụp sau khi tiêm các hoạt chất phóng xạ như 18- Fluoro- Deoxy Glucose. Giúp phát hiện được di căn ở giai đoạn sớm.

Chụp cộng hưởng từ MRI có độ chính xác cao
Chụp cộng hưởng từ MRI mang đến độ chính xác cao đồng thời hỗ trợ cho việc sinh thiết tiền liệt tuyến được chính xác hơn

2. Khi nào nên tầm soát ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tiền liệt tuyến nếu được tầm soát và phát hiện bệnh sớm, sẽ mang đến hiệu quả điều trị rất cao. Vậy khi bạn xuất hiện các dấu hiệu của bệnh hoặc nằm trong nhóm có nguy cơ cao dưới đây thì nên đi tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Cụ thể như sau:

2.1. Khi có dấu hiệu của ung thư tiền liệt tuyến

Ở mỗi giai đoạn của ung thư tiền liệt tuyến các dấu hiệu của bệnh có biểu hiện khác nhau, cần căn cứ vào các dấu hiệu này để đi thăm khám càng sớm càng tốt:

Ở giai đoạn sớm:

  • Tiểu khó, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Đi tiểu thường xuyên (đặc biệt vào ban đêm) nhưng có lúc bị bí tiểu.
  • Đau vùng thắt lưng.
  • Đau lưng, đau chân.
  • Đau khi xuất tinh.
  • Sút cân, ăn uống không ngon miệng.

Một số triệu chứng ở giai đoạn sớm này người bệnh có thể khó phát hiện ra và dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác của sức khỏe, vì thế cần hết sức lưu ý.

Ở giai đoạn muộn:

  • Đau xương, gãy xương bệnh lý… Đây là biểu hiện của di căn xương khi ung thư tiền liệt tuyến đã bước sang giai đoạn di căn.
  • Di căn não, phổi, gan, dạ dày, tuyến thượng thận, gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Yếu chi, liệt 2 chi dưới, liệt nửa người… Đây là các hội chứng về thần kinh do khối u di căn đốt sống gây chèn ép vùng tủy sống.

2.2. Khi thuộc nhóm người có nguy cơ cao

Những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến cao hơn bình thường:

  • Nam giới từ 50 tuổi trở lên: Đây là nhóm tuổi có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao nhất (từ 55 – 74 tuổi), chiếm khoảng tổng số các ca được ghi nhận.
  • Người có tiền sử gia đình bị mắc ung thư tiền liệt tuyến: Có nguy cơ bị ung thư tiền liệt tuyến cao hơn bình thường.
  • Nam giới mang gen BRCA I và II bị đột biến: Gen BRCA I và II là gen có vai trò ức chế sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào trong cơ thể, ngăn cản sự hình thành khối u.
Dấu hiệu ung thư tiền liệt tuyến
Một số dấu hiệu của ung thư tiền liệt tuyến ở giai đoạn sớm

3. Lưu ý khi tầm soát ung thư tiền liệt tuyến

Một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của các xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến. Do đó, để tầm soát ung thư tiền liệt tuyến đạt được kết quả chính xác nhất thì cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khi tiến hành chụp CT, bệnh nhân không mặc quần áo có mảnh kim loại và phải tháo bỏ hết trang sức trên người để tránh gây nhiễu kết quả trong suốt quá trình chụp.
  • Với bệnh nhân cần tiêm thuốc cản quang, phải nhịn ăn trước khi tiêm tối thiểu 4 tiếng. Đồng thời thông báo với bác sĩ nếu từng mắc phải bệnh cường giáp, thận… hoặc đã từng dị ứng với thuốc, đặc biệt là thuốc cản quang.
  • Cần lưu ý các phương pháp xét nghiệm không phải là tuyệt đối chính xác, vẫn có nguy có sai sót gây ra trường hợp dương tính giả hoặc âm tính giả.
    • Dương tính giả: Bệnh nhân thực tế không mắc bệnh. Nhưng kết quả lại cho thấy mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng.
    • Âm tính giả: Bệnh nhân mắc ung thư tiền liệt tuyến. Nhưng kiểm tra lại cho thấy không mắc bệnh khiến cho việc chữa trị không được kịp thời.

Do đó, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư tiền liệt tuyến, người bệnh cần tiến hành làm nhiều xét nghiệm khác nhau để đối chiếu kết quả, giúp đưa ra chẩn đoán cuối cùng chính xác nhất.

4. Chi phí tầm soát ung thư tiền liệt tuyến

Chi phí tầm soát ung thư tiền liệt tuyến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng của bệnh nhân, các xét nghiệm cần thực hiện và địa chỉ thực hiện tầm soát. Mức giá trung bình của tầm soát ung thư tiền liệt tuyến dao động từ 1- 4 triệu đồng.

 

 

Bệnh viện Ghi chú
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt Không chụp cộng hưởng từ MRI
Bệnh viện K Không chụp cộng hưởng từ MRI
Bệnh viện Ung bướu Hà Nội Không chụp cộng hưởng từ MRI
Bảng giá có thể thay đổi theo thời gian. Để biết giá chính xác mới nhất Quý khách vui lòng gọi số 094 230 0707 để được tư vấn.

Khi tiến hành tầm soát tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, bệnh nhân sẽ được thực hiện thăm khám và làm đầy đủ các phương pháp như: xét nghiệm PSA, FPSA, siêu âm tiền liệt tuyến… Chi tiết xem tại gói khám sau:

I Khám lâm sàng
1 Khám Nội tổng quát Đo chiều cao, cân nặng, đo mạch, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hoá,…

Phát hiện huyết áp cao nhằm phòng ngừa biến chứng do cao huyết áp gây ra (đột quỵ, nhồi máu cơ tim)

x
II Xét nghiệm cận lâm sàng
2 Xét nghiệm PSA định lượng Phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến x
3 Xét nghiệm FPSA x
4 Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu Biết bệnh lý viêm đường tiết niệu, bệnh thận hư, viêm thận… x
III Chẩn đoán hình ảnh
5 Siêu âm tiền liệt tuyến (ổ bụng tổng quát) Phát hiện bệnh lý về gan, thận, tiền liệt tuyến x
Tổng kết hồ sơ, kết luận và tư vấn sức khỏe Miễn phí

5. Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến ở đâu?

Khi thực hiện tầm soát ung thư tiền liệt tuyến, cần lưu ý chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng. Có đầy đủ các máy móc để phục vụ xét nghiệm và đặc biệt là nhân viên y tế có trình độ chuyên môn để có thể đọc kết quả chính xác.

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại có thể chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến hiệu quả. Dịch vụ y tế chuyên nghiệp, cơ sở vật chất khang trang sẽ mang đến sự thoải mái và hài lòng tối đa cho người bệnh.

Bệnh viện Ung bướu Hưng VIệt địa chỉ tầm soát thư tiền liệt tuyến uy tín
Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt là địa chỉ tầm soát ung thư tiền liệt tuyến uy tín hiện nay

Trên đây là những phương pháp tầm soát ung thư tiền liệt tuyến phổ biến cũng như những thông tin quan trọng để các bạn hiểu rõ về căn bệnh này. Hãy liên hệ ngay hotline: 024 6250 0707 để có thể đặt lịch khám sớm nhất và nhận được sự hỗ trợ tối đa tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.

 

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

post
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt