Đối với bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng, dinh dưỡng đóng vai trò quyết định đến hơn 50% kết quả điều trị bệnh vì vậy cần tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý để chống lại ung thư và nâng cao tỷ lệ thành công trong chữa trị bệnh.
Ăn uống thanh đạm
Không chỉ người mắc bệnh ung thư mà cả những người khỏe mạnh nên ăn uống thanh đạm, hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo. Thịt mỡ, đồ chiên, xào, bánh kem, bánh bơ…đều là thực phẩm giúp kích thích phát triển của khối u gây ung thư, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Có thể bổ sung chất béo thực vật hoặc từ thịt gia cầm, cá để đảm bảo chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày, tuy nhiên chỉ ăn với lượng vừa phải.
Bổ sung nhiều protein thực vật
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị ung thư buồng trứng nên tăng cường protein trong các bữa ăn hằng ngày để tăng cường sức khỏe, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Thực phẩm chứa nhiều protein: trứng gà, sữa, hoa quả cũng cấp dững chất cần thiết, đảm bảo sức khỏe thực hiện các phương pháp điều trị ung thư.
Cung cấp lượng đạm vừa phải
Sau phẫu thuật nhiều người cho rằng cần bồi bổ cho người bệnh bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đồ ăn nhiều đạm. Nhưng không nên ăn quá nhiều thực phẩm này vì chúng có thể ảnh hương đến tiết chế gây tác dụng phụ khiến đau xương khớp, phù nề. Trước khi lên thực đơn cho bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng cần hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về thời gian và lượng thức ăn sử dụng không gây tác động tiêu cực đến bệnh.
Hạn chế sử dụng thực phẩm kích thích
Thực phẩm chứa natri, nitrit, dưa muối, cà muối không chỉ khiến bệnh nặng thêm mà còn gây cản trở đến việc chữa trị ung thư buồng trứng. Đồ ăn cay, nóng, nướng ở nhiệt độ cao cũng cần hạn chế sử dụng thay vào đó nên ăn đồ hấp, luộc, mềm, dễ nuốt. Bên cạnh đó, cà phê, rượu, bia, nước ngọt là những đồ uống cần tránh sử dụng trong quá trình điều trị.
Không bỏ bữa
Chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh ung thư cần tuân thủ nguyên tắc không bỏ bữa mà cần chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, hạn chế được các triệu chứng thường gặp như đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, thay đổi khẩu vị.
Dinh dưỡng cần được cân bằng hằng ngày, không nên tập trung quá nhiều vào một bữa mà bỏ qua các bữa sau để đảm bảo dinh dưỡng giúp người bệnh nhanh chóng phục hổi. Cần bổ sung nhiều chất xơ, rong biển, các loại hạt, hoa quả chứa chất chống oxy hóa kìm hãm sự phát triển của tế bào gây bệnh.