Ở phụ nữ, ngoài các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo do nấm, viêm cổ tử cung, thì căn bệnh mà người phụ nữ vẫn sợ nhất đó là ung thư cổ tử cung. Căn bệnh vốn ở bộ phận sinh dục của nữ giới nên họ luôn có tâm lý e ngại đi khám cũng như nói với người khác là mình mắc bệnh. Sau điều trị bệnh nhân thường gặp các về đề về sức khỏe và tâm lý, do vậy cách chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung là nhiệm vụ khá là khó khăn cho người chăm sóc cũng như người nhà bệnh nhân.
1. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung
1.1. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn gì?
Phụ nữ ung thư cổ tử cung cần phải có chế độ dinh dưỡng như người bình thường. Tuy nhiên cần phải bổ sung thêm một số loại Vitamin, khoáng chất và nước nhằm tăng cường sức đề kháng để chiến đấu với bệnh tật. Nên nấu nhiều món ngon và đẹp mắt bổ dưỡng sẽ kích thích họ trong việc ăn uống cũng như quên đi những thói quen có hại hàng ngày. Nên thêm vào khẩu phần ăn của người bệnh nhiều loại hoa quả để cung cấp các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có thể ban đầu sẽ rất khó khăn với một số người bệnh khó tính nhưng khi bạn hiểu được cảm giác họ phải chịu đựng, thì tự bạn sẽ biết làm cho bệnh nhân thay đổi cách nhìn.
Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung không thể thiếu các thực phẩm:
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin A: những thực phẩm màu vàng như bí ngô, cà rốt, cà chua…cần phải được tăng cường trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung.
Những loại thực phẩm bổ sung vitamin C: bao gồm cam, bưởi, táo, ổi, khoai tây, bông cải, cải dầu, củ cải trắng… giúp chống táo bón và đồng thời giúp làm giảm các tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. - Các loại thực phẩm bổ sung hàm lượng kẽm và selen cao sẽ có tác dụng để ngăn sự phát triển của những tế bào ung thư. Từ đó sẽ làm giảm sự lây lan của khối u từ bên trong, tác dụng tốt trong thời gian điều trị bệnh. Để bổ sung những khoáng chất trên thì bạn hãy bổ sung thêm vào khẩu phần ăn những loại thực phẩm như rong biển, vừng, lạc sẽ giúp bảo vệ sức khỏe với bệnh nhân được tốt hơn.
- Những loại thực phẩm được chế biến từ đậu tương bao gồm sữa đậu, đậu phụ, bổ sung một lượng lớn chất béo omega-3 có tác dụng chống oxy hóa cao. Điều đó sẽ giúp khống chế được sự phát triển khối u bên trong cổ tử cung.
1.2. Những loại thực phẩm cần tránh khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung
Các loại thực phẩm nên tránh bao gồm:
- Các loại thức ăn nhanh và thực phẩm đông lạnh: Với bệnh nhân ung thư cổ tử cung thì cần phải tránh xa những thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ. Đặc biệt chú ý sử dụng những loại đồ ăn cay, nóng, có nhiều đường, đắng.
- Đồ ăn nướng, hun khói: Hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, được chế biến bằng phương pháp tẩm ướp, hun khói, nướng, ngâm, chiên, rán, muối, đường… Bởi chúng có chứa những tác nhân gây hại cho cơ thể, từ đó khiến cho bệnh ngày càng trở nặng hơn.
- Thức uống có cồn: Cần khéo léo khuyên bảo bệnh nhân từ bỏ thuốc lá với bia rượu. Một số loại đồ uống như rượu, bia… được xem là chất xúc tác khiến cho tình trạng ung thư diễn ra nhanh và xấu hơn.
2. Thay đổi lối sống và sinh hoạt
Sau khi người bệnh trải qua các giai đoạn điều trị, người nhà nên giúp đỡ bệnh nhân trong điều trị vật lý để người bệnh có thể nhanh bình phục hơn. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày cùng với những người thân trong gia đình giúp cho người bệnh có thêm động lực để tập và cảm giác hưng phấn vui vẻ hơn. Người chăm sóc nên khuyến khích người bệnh tập yoga tuy có sự nhàm chán nhưng đây lại là cách để cơ thể bệnh nhân sớm thích nghi được với việc điều trị và khả năng hồi phục bệnh tình cao.
Người chồng ở bên cạnh không nên đòi hỏi chuyện tế nhị khi người vợ đang bị bệnh. Nhưng người mắc ung thư cổ tử cung có thể không cần kiêng kị quá lâu trong quan hệ tình dục, sau khi được mổ phẫu thuật từ 6-8 tuần phụ nữ có thể quan hệ với nam giới nếu muốn. Đồng thời, trong khi quan hệ nên thật nhẹ nhàng, tránh những tổn thương không đáng có gây ra cho người phụ nữ.
3. Một số lưu ý khác
Với người bệnh ung thư cổ tử cung sau khi điều trị thì cần phải lưu ý đến một số điều dưới đây để nhanh chóng cải thiện sức khỏe:
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.
- Chú ý cần phải giữ ở tư thế thẳng lưng khi ăn hoặc hơi ngả lưng theo tư thế nằm ngửa để tránh tình trạng buồn nôn và nôn.
- Khi ăn ở tư thế nằm hoặc ngồi thì cần phải được nghỉ ngơi khoảng 30 phút.
- Thực hiện những bài tập thể dục nhẹ nhàng nhằm giúp nâng cao sức đề kháng đồng thời giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn,…
- Sau quá trình phẫu thuật, người nhà có thể cho bệnh nhân ăn uống qua đường miệng bằng các loại cháo dinh dưỡng từ khoai tây, rau xanh… Cùng với những thực phẩm làm bổ máu nhằm giúp cải thiện được tình trạng sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật được tốt hơn.
Việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ là rất quan trọng, do đó nên lập danh sách hoặc kẻ bảng với những nội dung sau để giúp theo dõi thuận tiện hơn:
- Tên thuốc
- Liều thuốc
- Thời gian dùng thuốc
- Đường dùng thuốc
- Lưu ý khi dùng thuốc (như uống sau khi ăn, uống khi đói,…)
- Các tác dụng không mong muốn (nếu có)
- Tên bác sĩ chỉ định và cách liên hệ khi cần
Vì sao khám sàng lọc ung thư cổ tử cung lại quan trọng ?
Người chăm sóc có thể thực hiện được những việc trên sẽ giúp cho người bệnh ung thư cổ tử cung phần nào được an tâm, vui vẻ. Người bệnh sẽ có tinh thần vượt qua căn bệnh nhanh cho, sự sống của người bệnh được kéo dài hơn nếu được chăm sóc và điều trị tốt.
Muốn biết thêm thông tin về việc chăm sóc sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung bạn có thể liên lạc theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn trực tiếp: 094 230 0707
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt