Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm khám phụ khoa, soi cổ tử cung, xét nghiệm Pap (ThinPrep Pap hoặc Pap smear, tùy theo chỉ định của bác sĩ), và đối với một số phụ nữ có thể tiến hành xét nghiệm HPV. Đây là những phương pháp hiệu quả giúp phát hiện những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư, hoặc ung thư giai đoạn sớm, trước khi bệnh gây ra các triệu chứng và cơ hội điều trị thành công cao.
1. Thực trạng ung thư cổ tử cung ở Việt Nam
Tại Việt Nam, mỗi năm có đến hơn 4.177 trường hợp ung thư cổ tử cung mắc mới và đã có khoảng 2.420 phụ nữ không qua khỏi vì căn bệnh này. Hiện nay, ung thư cổ tử cung là bệnh gây chết người thứ 2 trong các loại ung thư mà phụ nữ mắc phải.
Ung thư cổ tử cung là ung thư bắt đầu ở cổ tử cung, là cơ quan kết nối tử cung và âm đạo. Có nhiều loại ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ hiện nhiễm HPV ở phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung theo chủng HPV là 48,5% đối với chủng HPV 16, và 34,3% đối với chủng HPV 18 [4]
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở Việt Nam có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ hiện nhiễm HPV, tỷ lệ này cũng cao hơn ở khu vực miền Nam so với miền Bắc.
Mổ u xơ tử cung & những điều có thể bạn chưa biết
2. Các triệu chứng và yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể không có triệu chứng. Một số triệu chứng liên quan đến ung thư cổ tử cung khi nó tiến triển bao gồm:
- Chảy máu âm đạo
- Đau lưng / đau vùng chậu
- Đau khi quan hệ tình dục, chảy máu sau khi quan hệ tình dục
- Tiết dịch âm đạo bất thường
- Đi tiểu đau, khó hoặc nước tiểu đục
- Táo bón mạn tính và cảm giác có phân mặc dù đã đi đại tiện hết
- Rò nước tiểu hoặc phân từ âm đạo
Nhiễm virus Human Papilloma (HPV) là một yếu tố nguy cơ chính trong sự phát triển của bệnh ung thư này. Những vi-rút này lây truyền khi quan hệ tình dục, cũng như khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn.
Kiểm soát ung thư phụ khoa trong quá trình mang thai
Tất cả phụ nữ có hoạt động tình dục đều có nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài
- Có hệ miễn dịch suy yếu, làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng và các bệnh khác của cơ thể. Điều này có thể là do nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc dùng thuốc để giúp chống thải ghép bộ phận sau khi ghép
- Sinh nhiều con.
- Có nhiều bạn tình, bạn tình đã có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục ở độ tuổi quá sớm càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
3. Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm những xét nghiệm nào
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có thể được phát hiện sớm khi đi khám sàng lọc hoặc khám sức khỏe định kỳ:
- Xét nghiệm Pap hay còn gọi là phết đồ âm đạo pap smear, là một xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này được thực hiện ngay tại phòng khám. Xét nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng một dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại, được gọi là mỏ vịt, để mở rộng âm đạo. Sau đó, bác sĩ hoặc y tá sẽ kiểm tra âm đạo và cổ tử cung, đồng thời lấy một ít tế bào từ cổ tử cung và khu vực xung quanh nó bằng tăm bông. Các tế bào này sau đó được phết lên lam kính và được gửi đến phòng thí nghiệm để được kiểm tra các tế bào bất thường.
- Xét nghiệm HPV (hrHPV) nguy cơ cao cũng có thể được thực hiện trên các tế bào này để tìm loại vi rút HPV gây ung thư cổ tử cung.
4. Độ tuổi nào nên tiến hành khám sàng lọc ung thư cổ tử cung
Các nhà khoa học đã chứng minh, tất cả mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt tình dục sẽ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Đa số bệnh sẽ thoái triển nhưng một số tiếp tục tiến triển và trở thành ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ hoặc ung thư âm đạo.
Một vấn đề quan trọng là không ai có thể biết mình sẽ sạch nhiễm hay tiếp tục âm thầm tiến triển thành ung thư. Điều đó cho thấy, tiêm ngừa là việc mỗi người cần làm và nên làm sớm. Những phụ nữ đã từng quan hệ tình dục nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung ở tuổi 25, hoặc trong vòng ba năm kể từ lần sinh hoạt tình dục đầu tiên — tùy điều kiện nào xảy ra trước.
- Tuổi 25–29: Tùy theo từng thể trạng, lối sống bạn nên cân nhắc xét nghiệm phết đồ âm đạo 3 năm một lần.
- Từ 30 tuổi trở lên: Xét nghiệm HPV 5 năm một lần
5. 3 bước giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung:
- Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV. Vắc xin ngừa HPV đã được phát triển để chống lại các chủng HPV gây ra 70 đến 85% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung. Vắc xin ngừa HPV được sử dụng cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9–26 tuổi và có tác dụng tốt nhất trước khi bắt đầu quan hệ tình dục.
- Làm các xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung thường xuyên, ngay cả khi đã tiêm phòng HPV. Điều này sẽ giúp phát hiện và điều trị sớm các tế bào bất thường có thể chuyển thành ung thư.
- Thay đổi hành vi tình dục. Giảm tiếp xúc với nhiễm vi rút HPV giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HPV.
Nhìn chung, ung thư cổ tử cung là một căn bệnh có khả năng phòng ngừa cao, có thể điều trị và chữa khỏi khi phát hiện sớm. Với nhận thức cao hơn, chúng ta có thể tiến một bước dài trong việc loại bỏ ung thư cổ tử cung.
Để được tư vấn hỗ trợ cụ thể, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 094 230 0707
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
Nguồn tham khảo Parkway Cancer CentreXem chi tiết
HỘI Y HỌC DỰ PHÒNG VIỆT NAMXem chi tiết