Tỷ lệ mắc bệnh là vào khoảng 4,3/1.000.000 người, sarcoma cơ vân là căn bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những loại ung thư ác tính rất nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh hay gặp ở nam nhiều hơn nữ, với tỉ lệ nam/nữ khoảng 1,1 – 1,5/1. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, không có sự khác biệt giữa các chủng tộc về tỉ lệ mắc Sarcoma cơ vân.Vậy, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sarcoma cơ vân trẻ em như thế nào, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây:
1. Nguyên nhân bệnh Sarcoma cơ vân trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng, nhưng có một vài các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc phải Sarcoma, bao gồm:
- Tiền sử mắc Sarcoma trong gia đình.
- Rối loạn di truyền trong phạm vi gia đình như u xơ thần kinh, đột biến gen P53, hội chứng Noonan, hội chứng Li – Fraumeni, hội chứng Beckwith – Wiedermann
- Một vài yếu tố môi trường như bà mẹ mang thai sử dụng cần sa, cocaine, tiền sử thai chết lưu, mẹ phơi nhiễm với tia xạ
- Hệ bạch huyết bị tổn thương
2. Các triệu chứng bệnh Sarcoma cơ vân trẻ em
Sarcoma cơ vân (u cơ vân ác tính) có thể xảy ra bất cứ vị trí nào trong cơ thể:
- Vùng đầu – cổ: chiếm khoảng 40% trong tất cả các trường hợp sarcoma cơ vân ở trẻ em, bao gồm những vùng xung quanh màng não – 25%; hốc mắt – 8% và các vị trí ở vùng đầu – cổ khác – 7%.
- Cơ quan tiết niệu – sinh dục: khoảng 30%.
- Tứ chi: khoảng 15%.
- Các vị trí khác: khoảng 15%, bao gồm thân mình, lồng ngực, đường mật, khoang sau phúc mạc, vùng chậu và đáy chậu (gần hậu môn, âm đạo và các cấu trúc của hệ tiết niệu).
Bệnh nhân bị Sarcoma mô mềm thường không có triệu chứng gì cho đến giai đoạn muộn của bệnh. Tùy thuộc vào vị trí của u cơ vân ác tính mà các dấu hiệu và triệu chứng cũng có thể khác nhau. Ban đầu u cơ vân có thể ban đầu là các hạch nhỏ. Chúng thường không đau và có thể phát triển đến kích thước lớn theo thời gian (kích thước của một quả dưa hấu nhỏ) Ví dụ:
- Các triệu chứng đường ruột: Thường thấy ở bệnh nhân U mô đệm đường tiêu hóa GIST và bệnh nhân có Sarcoma phát triển từ ổ bụng (như liposarcoma). Các triệu chứng bao gồm trướng bụng, đầy hơi, đau đớn, nôn ra máu hoặc máu trong phân.
- Ung thư ổ mắt: Có thể gây đau, rách mắt hoặc lồi mắt.
- Ung thư vùng mũi hầu họng: Thay đổi giọng nói, có thể gây tắc nghẽn mũi hoặc chảy dịch nhầy.
- Ung thư hệ sinh dục tiết niệu: Khối u bụng thường rõ, gây đau bụng, tiểu khó và đi tiểu ra máu.
- Các khối u vùng chi: Ở bất cứ vị trí nào trên tay hoặc chân thường sẽ xuất hiện các khối u cứng. Ngoài ra, có sự lan tràn từ khối u cơ vân ác tính sang các hạch bạch huyết lân cận và có thể ung thư di căn phổi, tủy xương.
3. Phương pháp chẩn đoán sarcoma cơ vân
- Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) vị trí u: Thông qua hình ảnh thu được,, các bác sĩ sẽ đánh giá kích thước khối u cơ vân ác tính ở trẻ em.
- Sinh thiết hoặc cắt bỏ khối u: để chẩn đoán xác định bệnh sarcoma cơ vân.
4. Cách điều trị sarcoma cơ vân trẻ em
Trong các loại u sarcoma cơ vân, có 2 nhóm mô bệnh học chính là sarcoma cơ vân phôi và sarcoma cơ vân nang. Điều trị sarcom cơ vân hiện nay là áp dụng điều trị đa mô thức bao gồm phẫu thuật; hóa trị; xạ trị (đối với trường hợp bệnh ở mức độ vi thể hoặc khối u tồn dư lớn) và phân nhóm điều trị theo nhóm nguy cơ. Có nhiều phác đồ điều trị sarcoma cơ vân như EpSSG, ARST0531,CWS…
4.1 Phẫu thuật:
Phẫu thuật thường sẽ là lựa chọn đầu tiên để điều trị cho những trẻ em mắc Sarcoma cơ vân, ngoại trừ trường hợp có di căn xa. Những mục tiêu của phẫu thuật điều trị sarcoma cơ vân bao gồm:
- Chẩn đoán mô bệnh học.
- Phẫu thuật triệt căn sẽ cắt bỏ đi hoàn toàn khối u nguyên phát, trong trường hợp không thể thì phẫu thuật sẽ giảm gánh nặng khối u tại chỗ.
- Điều trị di căn hoặc giảm tái phát tại chỗ.
4.2 Hóa trị
Sarcoma cơ vân là một trong những loại ung thư đáp ứng tốt với hóa trị liệu. Kể cả khối u có thể loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật, những trẻ mắc Sarcoma cơ vân vẫn cần phải được điều trị hóa trị. Phối hợp đa hóa chất cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn.
Tìm hiểu thêm về những thông tin cơ bản về trung tâm hóa trị liệu Hưng Việt.
4.3 Xạ trị
Trường hợp khối u không thể loại bỏ hoàn toàn hoặc không thể cắt bỏ được bằng phẫu thuật, trẻ sẽ được điều trị bằng hóa trị hoặc xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp xạ trị được sử dụng phổ biến nhất là xạ trị bằng chùm tia ngoài, nghĩa là tia xạ được chiếu từ một máy nằm bên ngoài cơ thể.
Tìm hiểu thêm về những thông tin cơ bản về trung tâm xạ trị liệu Hưng Việt.
Trường hợp trẻ mắc sarcoma cơ vân có nguy cơ trung bình hoặc nguy cơ cao, bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn cách điều trị sarcoma cơ vân trẻ em phù hợp. Liên hệ tư vấn 094 230 0707
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
Parkway Cancer CentreXem chi tiết