U nang buồng trứng là bệnh lý thường gặp, nhất là ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, chiếm từ 80 – 90% các khối u buồng trứng. Bệnh phát triển âm thầm, lặng lẽ nhưng khi chuyển sang ác tính thì phát triển rất nhanh. Nếu u nang phát triển lớn hơn 5cm, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS.
1. U nang buồng trứng là gì?
U nang buồng trứng là một dạng u lành hình thành và phát triển trong buồng trứng của phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì. Khối u dạng nước, chứa dịch bên trong, bên ngoài có vỏ bọc (gọi là vỏ nang). Bệnh đa phần là lành tính. Nhiều người phụ nữ bị u nang buồng trứng nhưng với kích thước nhỏ và không hề gây bất cứ ảnh hưởng hay khó chịu nào, và tồn tại suốt đời của họ. Tuy nhiên một số u nang gây ra triệu chứng nặng, có thể đe dọa tính mạng. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2. Phân loại u nang buồng trứng
- U nang cơ năng: đây là những nang nước có vỏ mỏng, thường gặp đối với phụ nữ trong độ tuổi có kinh nguyệt. Chúng hình thành do rối loạn chức năng buồng trứng.
- U nang thực thể: có 3 dạng chính. U nang nước có chứa dịch, vỏ mỏng, lành tính. U nang nhầy thường là loại u có nhiều thùy nên có thể phát triển rất to, bên trong lớp vỏ là dịch nhầy. U nang bì thường có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn. U nang buồng trứng có phải mổ không còn tùy thuộc người bệnh đang mang loại u gì và mức độ ra sao.
U nang buồng trứng có thể trở thành ung thư không?
3. Dấu hiệu bệnh U nang buồng trứng ?
U nang buồng trứng đa số xuất hiện và diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng, hầu hết các trường hợp được phát hiện khi khám phụ khoa định kỳ hay khi siêu âm kiểm tra sức khỏe. Các triệu chứng sau có thể có khi u đã lớn:
- Đau ở vùng chậu, vùng thắt lưng : Đây là triệu chứng phổ biến nhất, người bệnh gặp những cơn đau âm ỉ quanh vùng bụng dưới, vùng thắt lưng do các khối u chèn ép các cơ quan hoặc dây thần kinh chạy dọc ở vùng sau xương chậu.
- Gây cảm giác khó chịu do khối u to chèn ép các cơ quan lân cận gây tiểu khó, táo bón…
- Bụng chướng.
- Đau khi quan hệ tình dục: Khi giao hợp, nếu cảm thấy đau ở một bên so với bên còn lại, có thể đây là triệu chứng của u buồng trứng. Một số trường hợp khối u phát triển lớn dần, nằm ngay vị trí gần cổ tử cung gây đau khi quan hệ tình dục.
- Kinh nguyệt thất thường: Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới là một trong những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý phụ khoa, trong đó có u buồng trứng buồng trứng.
- Các trường hợp u to nhanh , bụng chướng to kèm sụt cân, chán ăn, mệt mỏi là các dấu hiệu gợi ý ác tính cần đi khám ngay.
Biến chứng thường gặp ở những trường hợp u nang buồng trứng như sau:
- Xoắn cuống khối u (gây đau bụng dữ dội)
- Vỡ u (ngoài đau bụng, còn gây xuất huyết nội)
- Chèn ép các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa (gây rối loạn tiêu hóa), đường tiết niệu, bọng đái (gây khó tiểu, bí tiểu); hoặc hóa thành u ác tính…
4. Cách chẩn đoán bệnh U nang buồng trứng ?
Các bác sĩ có thể nhận biết được u nang thông qua khám lâm sàng, tuy nhiên, bác sĩ thường dựa vào kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để xác định thành phần bên trong u. Những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này bao gồm:
- Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, giá thành rẻ, cho biết được vị trí u, hình dạng, kích thước khối u, tính chất bên trong u. Hình ảnh trong siêu âm có thể gợi ý u lành hay u ác.
- Chụp CT scan hoặc MRI: Nếu u to nghi ngờ chụp MRI giúp thấy rõ hơn kết quả siêu âm, còn kết quả CT scan hỗ trợ chẩn đoán chính xác sự lan rộng hay di căn của khối u. Để tạo ra hình ảnh cắt ngang về buồng trứng và các mô xung quanh.
- Xét nghiệm tìm các dấu ấn bướu có thể gợi ý tính ác tính của u như: CA 125, AFP, beta HCG, HE4…
Cách duy nhất để xác nhận u nang ung thư là tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là thủ thuật cắt một mảnh mô hoặc mẫu tế bào khỏi cơ thể để đưa vào phân tích trong phòng xét nghiệm. Sinh thiết được thực hiện bằng cách phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ u, có thể thông qua thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện thông qua các vết mổ nhỏ từ 0,5 – 1cm trên vùng bụng, sử dụng ống kính camera độ phân giải cao và các dụng cụ chính xác.
[Những điều nên lưu ý] Chăm sóc bệnh nhân ung thư buồng trứng
5. Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIS) là gì?
Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS, còn gọi là phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật lỗ khóa, là một kỹ thuật phẫu thuật hiện đại nhằm loại bỏ u nang. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một ống kính nhỏ có gắn camera siêu nhỏ cùng thiết bị phẫu thuật qua các vết mổ nhỏ ở vùng bụng để xác định vị trí và tiến hành loại bỏ u nang. Phương pháp này tránh được sự cần thiết phải rạch các vết mổ lớn và xâm lấn như trong phẫu thuật mở.
6. Phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS được thực hiện như thế nào?
Thông thường, phẫu thuật nội soi được thực hiện trong phòng phẫu thuật ở điều kiện gây mê toàn thân.
- Vết mổ đầu tiên thường được rạch qua rốn, tại đó camera được đưa vào, theo sau là khí carbon dioxide để làm phồng vùng phẫu thuật và tạo không gian cho việc tiến hành thủ thuật. Ống kính sẽ truyền hình ảnh độ phân giải cao về hệ thống, cho phép bác sĩ phóng to vùng có liên quan và tiến hành phẫu thuật.
- Tiếp theo, 2 hoặc nhiều vết rạch nhỏ sẽ được tạo ra dựa theo hình ảnh quan sát trực tiếp từ camera phẫu thuật để cho phép đưa các dụng cụ khác vào nhằm hỗ trợ quá trình thực hiện thủ thuật.
- U nang thường được loại bỏ thông qua vết mổ tại rốn bằng thiết bị thu thập. Chỉ tự tiêu hoặc keo dính phẫu thuật sẽ được sử dụng để đóng vết mổ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ kiểm tra vùng phẫu thuật và đắp băng gạc lên vết thương để bảo vệ thêm nếu cần thiết.
7. Phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng bằng MIS được khuyến nghị khi nào?
Vì hầu hết các u nang đều biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, nhiều khả năng bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp “theo dõi và chờ đợi” trong vài tháng. Tại mỗi lần khám, các công cụ chẩn đoán hình ảnh sẽ được sử dụng để so sánh tình trạng tiến triển. Các công cụ này có thể bao gồm: Siêu âm, MRI, Chụp CT.
Nếu u nang phát triển lớn hơn 5cm, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang bằng MIS. Những yếu tố cân nhắc khác bao gồm triệu chứng của bệnh nhân và loại u nang. Một u nang trong, kích thước lớn có thể được dẫn lưu qua rốn bằng thủ thuật phẫu thuật nội soi và loại bỏ trong bước tiếp theo.
U nang đặc cần được kiểm tra sâu hơn bằng phương pháp phẫu thuật thăm dò để thu được chẩn đoán chính xác.
Hầu hết các u nang được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Tuy nhiên, nếu u nang quá lớn hoặc nghi ngờ mắc ung thư, phương pháp phẫu thuật mở sẽ được khuyến nghị nhằm ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng ra các vùng khác trong cơ thể.
8. So sánh giữa MIS và phẫu thuật mở?
Trong phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng kiểu mổ mở, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết lớn trên vùng bụng để buồng trứng lộ ra. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện thủ thuật cần thiết thông qua vết mở này.
Phẫu thuật mở truyền thống thường đi kèm với:
- Thời gian nằm viện lâu hơn do gây mê toàn thân và cần khâu nhiều mũi hơn
- Nguy cơ mất máu cao hơn
- Thời gian hồi phục lâu hơn, do có thể cần thực hiện vật lý trị liệu trong thời gian dài để khôi phục sức mạnh và phạm vi vận động
- Sẹo to và rõ hơn
Những lợi ích của phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng bằng MIS so với phẫu thuật mở thường bao gồm:
- Rút ngắn thời gian nằm viện
- Nguy cơ mất máu thấp hơn
- Thời gian hồi phục nhanh hơn
- Sẹo nhỏ và khó thấy hơn
Để được tư vấn cụ thể và chính xác về cách phòng, điều trị, hoặc tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u nang buồng trứng, hãy liên hệ đến số 094 230 0707.
Nguồn tham khảo – Bệnh viện Mount Elizabeth Novena
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
Anna Giorgi, 6 September 2017, Laparoscopy. Retrieved on 06 May 2019Xem chi tiết
Zawn Villines, 30 April 2018, Home remedies for ovarian cyst symptoms. Retrieved on 06 May 2019Xem chi tiết
07 August 2017, Ovarian cysts. Retrieved on 06 May 2019Xem chi tiết
Valencia Higuera, 17 July 2017, Ovarian Cysts. Retrieved on 06 May 2019Xem chi tiết
What Is an Ovarian Cyst? . Retrieved on 06 May 2019Xem chi tiết
30 December 2017, Minimally invasive surgery. Retrieved on 06 May 2019Xem chi tiết
TS. BS Chuyên khoa Ngoại ung bướu Vũ Hải
Tiến sĩ, Bác sĩ
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1982, hoàn thành chương trình Nghiên cứu sinh tại Học viện Quân Y 2009 và là nguyên là Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại Ung Bướu – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện K Trung ương. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải Với nhiều năm kinh nghiệm về khoa Ngoại Ung bướu chuyên: Khám, tư vấn, phát hiện sớm các bệnh ung bướu Phẫu thuật ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, mật Phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng