Rối loạn chức năng tuyến giáp: Tổng quan thông tin bạn cần biết

post

Tuyến giáp là bộ phận khá nhỏ bé nhưng đóng vai trò then chốt đối với nhiều hoạt động của cơ thể chúng ta. Do đó, chức năng của tuyến giáp của bạn bị rối loạn có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về rối loạn chức năng tuyến giáp. Cùng Hệ thống Y tế Hưng Việt xem chi tiết các dấu hiệu, nguyên nhân và tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị kịp thời.

roi-loan-chuc-nang-tuyen-giap-tong-quan-thong-tin-ban-can-biet-01

Tác dụng của tuyến giáp

Về cơ bản, tuyến giáp có vai trò sản xuất ra hai hormon chính là T4 và T3.

  • Thyroxine (T4) là hormon chính được tuyến giáp sản xuất. Sau đó được chuyển đổi thành T3 ở các mô ngoại vi.

  • Triiodothyronine (T3) là hormon có hoạt tính sinh học mạnh hơn trực tiếp tác động lên các tế bào trong cơ thể.

Hai hormon này có nhiều tác dụng quan trọng, bao gồm:

  • Điều hòa quá trình trao đổi chất: Hormon tuyến giáp kiểm soát tốc độ cơ thể sử dụng năng lượng. Tại đây, tuyến giáp tác động đến nhịp tim, thân nhiệt và lượng calo đốt cháy.

  • Phát triển và biệt hóa tế bào, đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển não bộ và hệ thần kinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh.

  • Ảnh hưởng đến chức năng tim mạch như nhịp tim, huyết áp và sức co bóp của tim.

  • Duy trì chức năng và cần thiết cho sự phát triển của cơ bắp và xương.

  • Tuyến giáp đóng vai trò trong việc duy trì tâm trạng ổn định, sự tập trung và trí nhớ.

  • Tác động đến hệ tiêu hóa như nhu động ruột và quá trình tiêu hóa thức ăn.

  • Đặc biệt, hai hormon này cần thiết cho chức năng sinh sản bình thường ở cả nam và nữ.

Ngoài ra, tuyến giáp còn sản xuất Calcitonin. Đây là một hormon tham gia vào việc điều chỉnh nồng độ canxi trong máu. Nhìn chung tác dụng và chức năng của tuyến giáp ảnh hưởng rất nhiều đối với cơ thể. Do đó, bạn cần theo dõi tuyến giáp và những biểu hiện bất thường của cơ thể để chủ động bảo vệ sức khỏe.

Rối loạn chức năng tuyến giáp là gì?

Rối loạn chức năng tuyến giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormon tuyến giáp. Có hai loại rối loạn chính:

  • Cường giáp: Bệnh xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon tuyến giáp (T3 và T4). Điều này làm cho các chức năng cơ thể hoạt động quá mức.

  • Suy giáp: Ngược lại, suy giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất không đủ hormon tuyến giáp. Điều này làm cho các chức năng cơ thể hoạt động chậm lại so với bình thường.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng bệnh tuyến giáp

Nguyên nhân của rối loạn tuyến giáp: Cường giáp và suy giáp

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp, bao gồm:

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp

  • Bệnh Basedow là nguyên nhân phổ biến nhất. Nhìn chung, đây là một rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp. Từ đây kích thích tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormon.

  • Nhân độc tuyến giáp và bướu giáp đa nhân độc là nguyên nhân gây cường giáp. Tại đây, các khối u lành tính (nhân giáp) trong tuyến giáp tự sản xuất quá nhiều hormon.

  • Một số loại viêm tuyến giáp (Thyroiditis) có thể gây ra tình trạng cường giáp tạm thời khi hormon dự trữ được giải phóng ồ ạt.

  • Người bệnh cung cấp quá nhiều hormon tuyến giáp tổng hợp không đúng liều lượng.

Nguyên nhân gây suy giáp

  • Viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân rối loạn tuyến giáp (suy giáp) phổ biến nhất. Đây là một rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tuyến giáp.

  • Việc phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, hoặc điều trị bằng iốt phóng xạ có thể dẫn đến suy giáp.

  • Thiếu iốt: Iốt là nguyên liệu cần thiết để sản xuất hormon tuyến giáp. Do đó, việc thiếu iốt nghiêm trọng có thể gây bệnh suy giáp ở người.

  • Nguyên nhân ở các vấn đề ở tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Tuyến yên và vùng dưới đồi điều khiển hoạt động của tuyến giáp. Nếu có vấn đề ở những khu vực này, tuyến giáp có thể không nhận được đủ tín hiệu để sản xuất hormon.

  • Một số loại thuốc: Lithium, amiodarone và một số loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

  • Suy giáp bẩm sinh: Trẻ sơ sinh sinh ra đã có tuyến giáp không hoạt động bình thường.

>> Xem thêm: 10 nguyên nhân suy giáp thường gặp

Biểu hiện của rối loạn chức năng tuyến giáp

roi-loan-chuc-nang-tuyen-giap-tong-quan-thong-tin-ban-can-biet-02

Ảnh hưởng của rối loạn chức năng tuyến giáp?

  • Các vấn đề về tim mạch: Rối loạn nhịp tim, suy tim.

  • Loãng xương: Tăng nguy cơ gãy xương.

  • Cơn bão giáp: Một tình trạng cấp cứu nguy hiểm với các triệu chứng cường giáp nghiêm trọng.

  • Các vấn đề về sinh sản: Khó thụ thai, sảy thai.

Những ai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc rối loạn chức năng tuyến giáp?

Những người thuộc các nhóm sau đây có nguy cơ cao hơn mắc rối loạn chức năng tuyến giáp:

  • Nữ giới: Phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới từ 5 đến 8 lần.

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp: Nếu trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị, em ruột) có người mắc các bệnh lý tuyến giáp thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.

  • Các bệnh tự miễn dịch như tiểu đường type 1, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, bệnh Addison, bệnh bạch biến, thiếu máu ác tính thường đi kèm với tăng nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn dịch (ví dụ như Hashimoto và Basedow).

  • Người lớn tuổi: Chức năng tuyến giáp có xu hướng suy giảm theo tuổi tác. Đặc biệt là ở người trên 60 tuổi.

  • Phụ nữ mang thai và sau sinh: Sự thay đổi hormon đáng kể trong thời kỳ mang thai và sau sinh có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp. Cụ thể là bệnh viêm tuyến giáp sau sinh.
  • Người đã từng xạ trị vùng đầu và cổ: Xạ trị ở vùng này có thể làm tổn thương tuyến giáp và tăng nguy cơ suy giáp sau này.

  • Người sử dụng một số loại thuốc nhất định: Một số loại thuốc như lithium (điều trị rối loạn lưỡng cực), amiodarone (điều trị rối loạn nhịp tim), interferon alpha (điều trị một số bệnh ung thư và nhiễm virus), và một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.

  • Tiền sử có các vấn đề về tuyến giáp trước đó như bướu cổ đơn thuần, nhân giáp.

Nếu bạn thuộc một hoặc nhiều nhóm nguy cơ cao trên, bạn nên lưu ý theo dõi sức khỏe tuyến giáp và thảo luận với bác sĩ về việc tầm soát định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Tại sao cần quan tâm đến sức khỏe tuyến giáp?

Tổng quan, tuyến giáp có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết mọi hệ thống trong cơ thể. Do đó, việc đảm bảo tuyến giáp hoạt động bình thường là yếu tố then chốt để cơ thể bạn khỏe mạnh.

Ngoài ra bạn cần lưu ý rằng rối loạn chức năng tuyến giáp thường diễn tiến âm thầm. Thông thường, sự rối loạn không biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, việc tầm soát định kỳ đóng vai trò then chốt trong việc giúp bạn phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Qua đây, đảm bảo bệnh nhân có thể ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các biến chứng nghiêm trọng.

Nên tầm soát tuyến giáp bao lâu 1 lần?

Đối với những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, bạn nên tầm soát định kỳ 6 tháng 1 lần. Đây là tần suất thường gặp để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng bệnh. Qua đây, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm các diễn biến bất thường.

roi-loan-chuc-nang-tuyen-giap-tong-quan-thong-tin-ban-can-biet-03
Nên kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp vì sức khỏe của bạn

Tuy nhiên, đối với những người chưa có tiền sử bệnh tuyến giáp và không thuộc nhóm nguy cơ cao tần suất có thể thưa hơn (1-2 năm 1 lần). Còn trường hợp bạn đang gặp các triệu chứng rối loạn chức năng tuyến giáp thì hãy đi khám ngay lập tức để có kết quả chính xác nhất.

Tóm lại, rối loạn chức năng tuyến giáp là một vấn đề sức khỏe phổ biến. Theo đó, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy lắng nghe cơ thể, không ngần ngại thăm khám bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào về tuyến giáp. Nếu bạn đang bệnh hãy tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cũng như lịch tái khám. Lưu ý, chủ động chăm sóc sức khỏe tuyến giáp là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe toàn diện của bạn.

post
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt