6 quan niệm sai lầm về bệnh gan nhiễm mỡ

5/5 - (3 bình chọn)

Gan là cơ quan nội tạng lớn thứ 2 trong cơ thể người, sau da, nằm dưới lồng ngực phải, cách phổi bởi cơ hoành. Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan (hơn 5% so với 2 – 4% như ở người bình thường). Bệnh thường diễn ra âm thầm nên rất khó nhận biết, chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, siêu âm tổng quát.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi độ tuổi. Theo thống kê, có khoảng 20 – 30% dân số Việt Nam mắc gan nhiễm mỡ. Nếu điều trị không kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, tầm soát và kiểm tra chỉ số men gan theo định kỳ rất cần thiết nhằm bảo vệ lá gan luôn khỏe mạnh.

Gan có nhiều chức năng đối với cơ thể:

Gan giống như một nhà máy. Nhà máy này kiểm soát tất cả mọi hoạt động từ sản xuất và xử lý cho tới dự trữ và thải bỏ, đảm nhiệm hơn 500 nhiệm vụ quan trọng và kích hoạt hàng nghìn phản ứng hóa hóa học mỗi ngày.

  • Chuyển hóa: Glucid, Lipid, Protid…từ thức ăn thành năng lượng, tiết ra các chất cần thiết cho cơ thể như protein và kháng thể và dự trữ các chất này cho tới khi cơ thể của bạn cần sử dụng tới.
  • Dự trữ: máu, glucid, sắt, vitamin A, D, B12.
  • Tổng hợp chất mật.
  • Thanh lọc giải độc.
Hình ảnh so sánh gan khỏe mạnh và gan nhiễm mỡ
Nếu bạn lo lắng về tình trạng gan của mình, đừng ngại ngần nói chuyện và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Quan niệm sai lầm thứ 1: Gan nhiễm mỡ không phải vấn đề đáng lo ngại

Như cái tên đã nói lên tất cả, gan nhiễm mỡ là sự tích tụ mỡ trong gan (tích tụ trên 5% kích thước của gan).

Nhiều người bị gan nhiễm mỡ thậm chí còn không biết mình đang mắc căn bệnh này. Đôi khi, căn bệnh này không gây ra vấn đề gì cả. Nhưng thế không có nghĩa là bạn có thể lờ nó đi. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn như xơ gan (chai, sẹo gan), bệnh về gan hoặc ung thư gan. Vì sao ư? Nguyên nhân là do lượng mỡ tích tụ bên trong sẽ làm tổn thương các tế bào gan và gây viêm tấy. Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có khả năng tự tái tạo bằng cách thay thế những tế bào cũ bị tổn thương bằng các tế bào mới. Khi gan phải hoạt động hết công suất để loại bỏ mỡ, các mô sẹo sẽ sinh sôi, gây cản trở chức năng vận chuyển dưỡng chất đi khắp cơ thể và tăng áp lực lên các tĩnh mạch xung quanh.

Các biến chứng mà tình trạng gan xơ, sẹo có thể gây ra đó là bầm tím, xuất huyết, suy thận, ung thư gan, tiểu đường và cuối cùng là suy gan.

Quan niệm sai lầm thứ 2: Chỉ có những người hay uống rượu bia mới bị gan nhiễm mỡ

Cho dù bạn có nghiện rượu bia hay không, nếu bạn uống bất cứ loại đồ uống nào vượt quá “giới hạn an toàn” được khuyến nghị, bạn vẫn có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

“Giới hạn an toàn cho cả nam giới và nữ giới là 14 lần uống đồ uống có cồn mỗi tuần,” bác sĩ Lui cho biết. “Một lần uống ở đây tương đương với 1 ly rượu nhỏ (125 ml), 1 ngụm rượu mạnh hoặc khoảng 1/4 lít bia.”

Cũng có những yếu tố khác khiến bạn mắc phải căn bệnh này. Một chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo có thể là nguyên nhân gây bệnh khá lớn. Trong thực tế, nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì, nguy cơ bị gan nhiễm mỡ sẽ là hơn 30%.

Gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Gia đình có tiền sử bị gan nhiễm mỡ
  • Sụt cân nhanh
  • Thường xuyên uống các loại thuốc như steroid

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu đôi khi sẽ xuất hiện nếu như gan phải hoạt động hết công xuất để phân giải mỡ, dẫn tới tình trạng viêm gan (sưng gan). Triệu chứng của chứng sưng gan bao gồm buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đau đớn và vàng da (da bị xỉn vàng). Nếu không được chữa trị, tình trạng này có thể tạo ra tình trạng xơ gan vĩnh viễn và suy gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể đột ngột xuất hiện ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.

Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Quan niệm sai lầm thứ 3: Uống các loại rượu mùi có nồng độ cồn cao nguy hiểm hơn là uống các loại bia rượu thông thường

Hiểu lầm rằng uống rượu mùi có nồng độ cồn cao nguy hiểm hơn rượu bia thông thường
Bạn uống loại đồ uống có cồn nào không quan trọng – quan trọng là bạn uống bao nhiêu. “Giới hạn an toàn là 14 lần uống một tuần,” bác sĩ Lui giải thích. “Nếu duy trì dưới giới hạn này, nguy cơ bị gan nhiễm mỡ sẽ không cao. Nhưng nếu thường xuyên vượt quá giới hạn, bạn đang tự hại chính bản thân mình đấy.”

Quan niệm sai lầm thứ 4: Gan nhiễm mỡ là một căn bệnh hiếm gặp

Sự thật đáng buồn là bệnh gan nhiễm mỡ đang càng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Chế độ ăn không lành mạnh, thói quen ăn nhậu và tỷ lệ béo phì gia tăng tại các nước phát triển có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Khoảng 25 – 30% dân số nói chung có thể mắc bệnh gan nhiễm mỡ, và trong đó, khoảng 15% đang trong tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới xơ gan và ung thư.

Ở Mỹ, gan nhiễm mỡ là nguyên nhân cấy ghép gan phổ biến thứ nhì và sớm muộn gì cũng sẽ đứng thứ nhất. Chúng ta cần phải suy ngẫm về thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của mình để ngăn chặn những căn bệnh tương tự xảy ra.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh gan

Quan niệm sai lầm thứ 5: Bệnh gan nhiễm mỡ không thể chữa khỏi

Hiểu lầm rằng bệnh gan nhiễm mỡ không thể chữa khỏi. Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị hiệu quả căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi một số thói quen sinh hoạt để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hoặc thậm chí xoay chuyển cả tình thế.

  • Tránh đồ uống có cồn
  • Giảm lượng đường nạp vào cơ thể
  • Cắt giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh
  • Kiểm soát lượng đường trong máu

Một chế độ ăn lành mạnh với nhiều rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại thịt nạc như thịt gà, thịt cá có thể tạo ra sự khác biệt trong việc kiểm soát căn bệnh này.

Quan niệm sai lầm thứ 6: Phụ nữ dễ bị gan nhiễm mỡ hơn

Thực tế, cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.

Nếu bạn lo lắng về nguy mắc bệnh gan nhiễm mỡ hoặc muốn biết thêm một vài mẹo hay trong sinh hoạt thường ngày để giúp gan luôn khỏe mạnh, hãy nói chuyện và tham khảo ý kiến của bác sĩ khoa tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ
Nguồn tham khảo

Biggers, A. (10/08/2017). Fatty Liver (Hepatic Steatosis). Xem chi tiết

Newman, T. (02/03/2018). What Does the Liver Do? Xem chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt