Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại được áp dụng tại các quốc gia hiện nay nhằm kiểm tra hầu hết tất cả các bộ phận trên cơ thể và đặc biệt có giá trị trong chẩn đoán ung thư.
Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ (MRI) được sử dụng để kiểm tra hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong việc chụp chi tiết sọ não, thần kinh cột sống hoặc phát hiện sự xâm lấn các mô lân cận xung quanh khối u. Chụp MRI cho hình ảnh chất lượng cao giúp bác sĩ đánh giá chi tiết các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác. Ở một số trường hợp, kỹ thuật chụp MRI có hiệu quả tốt hơn so với siêu âm, X-Quang và chụp cắt lớp C.T Scanner. Điều này giúp việc chẩn đoán và lên phương án mổ hiệu quả, giải quyết bệnh hiệu quả hơn vì đã biết trước “đường đi nước bước” của bệnh.
Máy chụp cộng hưởng từ (MRI)
Khi đọc phim chụp cộng hưởng từ, các bác sĩ thuộc chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh hoàn toàn có thể phát hiện và chẩn đoán được những khối u, bướu bất thường trong cơ thể là lành tính hay ác tính. Đối với những trường hợp có kết quả là ác tính thì chụp cộng hưởng từ sẽ cho biết chính xác việc khối u đã di căn tới những cơ quan, mô lân cận hay chưa… để từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Không chỉ giúp ích trong việc phát hiện sớm các bệnh lý khối u mà bác sĩ còn có thể chỉ định cho bệnh nhân chụp cộng hưởng từ sau thời gian điều trị để khám lại, đánh giá kết quả điều trị hoặc theo dõi tiến trình của bệnh mà không ảnh hưởng tới sức khỏe, cơ thể của người bệnh.
Có một số bệnh nhân thắc mắc về việc liệu chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện được hết tất cả các bất thường trong người trong một lần chụp được không? Về vấn đề này, Thầy thuốc ưu tú – Tiến sĩ Hoàng Đình Chân- Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho biết: “Chụp cộng hưởng từ thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp có bất thường trong sọ não, có vấn đề liên quan tới xương khớp, tổn thương cột sống, phát hiện sớm ung thư hoặc tìm kiếm sự xân lấn của khối u đến các bộ phân xung quanh. Chụp cộng hưởng từ thường được chỉ định đối với từng bộ phận trên cơ thể tùy từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân mắc phải. Nếu muốn chụp toàn bộ cơ thể, bệnh nhân sẽ phải chụp nhiều lần, tuy nhiên chụp cộng hưởng từ có chi phí cao, tốn nhiều thời gian nên nếu không thực sự cần thiết bác sĩ sẽ không chỉ định làm phương pháp này.”
Thầy thuốc ưu tú – Tiến sĩ Hoàng Đình Chân tư vấn, chẩn đoán cho người bệnh
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp an toàn. Người chụp không bị nhiễm xạ, nhất là những máy chụp cộng hưởng từ hiện đại có từ lực cao, cho chất lượng hình ảnh rõ nét về các tổn thương. Mặc dù vậy, chụp cộng hưởng từ cũng có một số nhước điểm nhất định, ví dụ như: Từ trường cao của máy chụp có thể gây hại đến các thiết bị cấy ghép bằng kim loại bên trong cơ thể. Bệnh nhân nên thông báo cho nhân viên y tế về các thông tin: có đặt máy tạo nhịp tim, van tim nhân tạo, máy trợ thính, cấy ghép thiết bị điện tử, đinh – kim loại, mảnh đạn trong người, dụng cụ tránh thai trong cổ tử cung, răng giả… Tất cả các kim loại này đều được lấy ra trước khi chụp cộng hưởng từ. Chỉ cần tuân thủ các quy định tiêu chuẩn an toàn trước, trong và sau khi chụp MRI, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm mà kết quả hình ảnh do phương pháp này mang lại.