Khối u tuyến nước bọt hay còn gọi là u tuyến mang tai hầu hết là lành tính và thường sẽ được phát hiện ở vùng mang tai. Khoảng 10 – 12% khối u tuyến nước bọt nằm ở tuyến dưới hàm và gần một nửa các khối u đó có thể là ác tính. Tuy nhiên, bệnh nhân thường đến muộn, vì thế mà quá trình điều trị trở nên khó khăn.
1. U TUYẾN MANG TAI LÀ GÌ?
Do các tế bào trong tuyến mang tai (tuyến nằm ở trước tai mỗi bên mặt) phát triển bất thường tạo ra. Các tuyến nước bọt tiết ra nước bọt nhằm hỗ trợ quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, gặp nhiều hơn ở người lớn tuổi. Bệnh có hai loại chính:
1.1. U lành tính
- Thường gặp, có tên gọi khác: u Warthin, u hỗn hợp,
- Không gây đau
- Phát triển chậm
- Không triệu chứng
- Để lâu có thể chuyển thành u ác tính
1.2. U ác tính
- Đau khi chạm vào
- Phát triển rất nhanh
- U có thể dính vào xung quanh
- Có thể gây liệt thần kinh mặt.
2. NGUYÊN NHÂN U TUYẾN MANG TAI?
Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý này đến giờ vẫn chưa xác định được. Bệnh chủ yếu hình thành do:
- Virus (thường là EBV hoặc SV40)
- Nhiễm xạ
- Nghề tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Dinh dưỡng kém
- Lối sống không khoa học,…
Ngoài ra, hút thuốc hoặc ung thư da di căn cũng góp phần thúc đẩy hình thành khối u ở mang tai.
3. CHẨN ĐOÁN U TUYẾN MANG TAI NHƯ THẾ NÀO?
Bác sỹ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng và Phẫu thuật đầu cổ sẽ tiến hành:
3.1. Thăm khám:
- Bác sĩ sẽ quan sát chỗ sưng, nhận định những biến đổi của da trên bề mặt, coi sự cử động của các cơ mặt bên đó.
- Sờ nắn để tìm khối u tại chỗ và xung quanh vùng cổ mặt, nhận định về độ lớn, giới hạn và độ di động của khối u đó.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-quang: bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X-quang vùng tuyến nước bọt để tìm hình ảnh khối u một cách tương đối rõ ràng.
- Siêu âm, chụp CT hoặc MRI để đánh giá chính xác về kích thước khối u, sự xâm lấn và di căn đến các hạch ở vùng cổ.
3.3. Sinh thiết:
Chọc hút bằng kim nhỏ hút lấy mẫu làm xét nghiệm tế bào nhằm xác định chắc chắn bản chất của khối u là loại gì, lành hay ác.
4. CÁCH ĐIỀU TRỊ U TUYẾN MANG TAI
Phẫu thuật là phương pháp cơ bản và duy nhất trong điều trị bệnh lý u lành tính. Đây là phẫu thuật khó vì liên quan giải phẫu đặc biệt giữa TNBMT và sự chia nhánh của dây thần kinh mặt bên trong tuyến. Có nhiều phương pháp phẫu thuật u TNBMT tai như cắt u ngoài bao, cắt u kèm một phần thùy nông TNBMT, phẫu thuật cắt thùy nông TNBMT, phẫu thuật cắt thùy sâu TNBMT chọn lọc, phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến nước bọt mang tai.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
BS Nội trú Nguyễn Duy Sơn
Bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Duy Sơn với nhiều năm kinh nghiệm về chuyên khoa Tai Mũi Họng, nguyên Phó khoa phẫu thuật chỉnh hình Bệnh viện Tai Mũi Họng TW, nguyên giảng viên trường Đại Học Y Hà Nội và là Hội viên của nhiều tổ chức chuyên môn. Bác sĩ Nguyễn Duy Sơn chuyên khám và điều trị: Các bệnh về tai: ù tai, viêm tai ngoài, viêm tai xương, chũm cấp,… Các bệnh về mũi: viêm mũi xoang dị ứng, viêm mũi vân mạch, nấm mũi xoang,… Các bệnh về họng: viêm Amidan cấp, nạo V.A, nang vòm họng,…