Với phần lớn phụ nữ mắc bệnh về viêm tuyến giáp sau sinh , chức năng của tuyến giáp sẽ trở lại bình thường sau 12-18 tháng từ lúc triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, có một số biến chứng xảy khiến bệnh nhân cần phải điều trị lâu dài.
1. Viêm tuyến giáp sau sinh là gì
Viêm tuyến giáp là thuật ngữ dùng chung chỉ “tình trạng viêm tuyến giáp” xảy ra ở phụ nữ sau sinh con. Tuy nhiên tình trạng này dễ bị nhầm lẫn với những stress hay những rối loạn tâm thần sau sinh.
Với phần lớn phụ nữ mắc bệnh này, chức năng của tuyến giáp sẽ trở lại bình thường sau 12-18 tháng từ lúc triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, có một số biến chứng xảy khiến bạn phải điều trị lâu dài. Viêm tuyến giáp có thể gây ra tình trạng nhiễm độc giáp (nồng độ hormon cao trong máu) và suy giáp (nồng độ hormon giảm trong máu). Trong viêm tuyến giáp sau sinh, nhiễm độc giáp xảy ra đầu tiên sau đó là suy giáp.
2. Triệu chứng của viêm tuyến giáp sau sinh
Quá trình viêm tuyến giáp sau sinh trải qua 2 giai đoạn. Đầu tiên tuyến giáp bị viêm sản xuất nhiều hormon giáp gây các triệu chững của cường giáp như:
- Mệt mỏi
- Dễ tức giận
- Tim đập nhanh và mạnh
- Sụt cân mà không có nguyên nhân rõ ràng
- Chịu nóng kém, sợ nóng
- Lo âu
- Run cơ
- Mất ngủ
Những triệu chứng này thường xảy sau sinh 1-4 tháng và kéo dài 1-3 tháng. Sau đó, các tế bào giáp trở lên kém hoạt động dẫn đến pha 2 với các triệu chứng của suy giáp như:
- Cảm giác mệt như không còn năng lượng
- Sợ lạnh
- Táo bón
- Da khô
- Kém tập trung
- Nhức mỏi và đau cứng cơ khớp
Những triệu chứng này sảy ra sau sinh 4-8 tháng và có thể kéo dài 9-12 tháng. Tuy nhiên đôi khi bệnh chỉ có các biểu hiện của suy giáp hoặc cường giáp mà không phải 2 giai đoạn như trên.
Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư tuyến giáp
3. Những yếu tố nguy cơ viêm tuyến giáp sau sinh
Đến hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm tuyến giáp sau sinh thường có nồng độ kháng thể kháng giáp cao trong thời kỳ đầu mang thai và sau khi sinh.
Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
- Bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như đái tháo đường type 1
- Tiền sử rối loạn chức năng tuyến giáp trước đây.
- Nồng độ kháng thể kháng giáp trong máu cao.
- Tiền sử viêm tuyến giáp sau sinh trước đây (20% phụ nữ sẽ bị tái phát viêm tuyến giáp khi mang thai thêm).
- Tiền sử gia đình có bệnh lý về tuyến giáp.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ với bệnh trầm cảm sau sinh, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa. Do đó, nếu bạn bị trầm cảm sau sinh, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn.
Điều đáng tiếc là vẫn chưa tìm ra cách phòng ngừa bệnh này.
4. Phương pháp chẩn đoán viêm tuyến giáp sau sinh
- Khám lâm sàng: thăm khám dựa trên các dấu hiệu/ triệu chứng bệnh lý, tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và gia đình.
- Xét nghiệm hormone: Xét nghiệm máu để định lượng hormone được sản xuất bởi tuyến giáp và tuyến yên.
- Xét nghiệm kháng thể
- Chẩn đoán hình ảnh: là đo độ hấp thụ iốt phóng xạ. (không được chỉ định nếu bệnh nhân cho con bú).
5. Điều trị viêm giáp sau sinh như thế nào
Tùy thuộc vào giai đoạn viêm tuyến giáp và mức độ triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể phác đồ điều trị.
- Nhiễm độc giáp có thể điều trị thuốc chẹn beta để giảm các triệu chứng đánh trống ngực và run. Khi các triệu chứng cải thiện giảm bớt và ngừng vì giai đoạn nhiễm độc giáp chỉ thoáng qua. Thuốc kháng giáp không sử dụng vì tuyến giáp không hoạt động quá mức.
- Giai đoạn suy giáp điều trị bằng hormon thay thế. Nếu suy giáp nhẹ, bệnh nhân có ít triệu chứng thì không cần điều trị. Nếu điều trị hormon thì điều trị trong khoảng 6 – 12 tháng và sau đó giảm và xem xét liệu có dùng hormon vĩnh viễn hay không.
Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào có liên quan đến sự căng thẳng thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
BS CKII Chuyên khoa Tuyến giáp Nguyễn Tiến Lãng
ĐH Y Hà Nội
Với gần 40 năm kinh nghiệm trong nghề, trong đó có hơn 30 năm phẫu thuật tuyến giáp với hơn 10.000 ca ung thư tuyến giáp, Bác sĩ CKII Nguyễn Tiến Lãng đã có nhiều công trình nghiên cứ khoa học: công trình nghiên cứu cấp Nhà nước về phẫu thuật nội soi ung thư tuyến giáp, công trình nghiên cứu cấp Bộ về phẫu thuật tuyến giáp, công trình nghiên cứu cấp Cơ sở về phẫu thuật tuyến giáp và các mặt bệnh tuyến giáp nói chung, báo cáo đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư tuyến giáp…
TS. BS Đinh Xuân Cường
Tiến Sĩ
Tiến Sĩ, BS Đinh Xuân Cường là một trong những chuyên gia hàng đầu về khám chữa cường giáp hiện nay với hơn 21 năm kinh nghiệm về chuyên khoa ung bướu, bên cạnh đó, bác sĩ Cường đóng góp nhiều công sức qua các công trình nghiên cứu về ung thư lưỡi, ung thư thanh quản. Hiện nay, TS.BS Đinh Xuân Cường là bác sĩ Khoa ngoại Đầu Mặt Cổ tại Bệnh viện K Trung Ương; đồng thời cũng là Bác sĩ hợp tác chuyên môn tại Hệ thống Y tế Hưng Việt.