Theo Globocan, năm 2020 trên thế giới có khoảng 1,93 triệu trường hợp mới mắc ung thư đại tràng, chiếm khoảng 10% tổng số trường hợp mới mắc ung thư, đứng thứ 3 sau ung thư vú và ung thư phổi. Tỷ lệ tử vong do ung thư đại tràng đứng thứ 2 chỉ sau ung thư phổi với 9,4 triệu trường hợp, chiếm khoảng 10% số trường hợp tử vong do ung thư. Có thể thấy đây là loại ung thư phổ biến, vậy dấu hiệu dấu hiệu ung thư đại tràng sống được bao lâu? Cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
1. Dấu hiệu ung thư đại tràng sống được bao lâu?
Theo cơ sở dữ liệu của SEER 2010-2016, tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm đối với bệnh nhân khi thấy dấu hiệu ung thư đại tràng khoảng 63%. Cụ thể mỗi giai đoạn, tỷ lệ sống sẽ khác nhau, nếu phát hiện bệnh càng sớm, tỷ lệ sống sẽ càng cao và ngược lại nếu phát hiện ở giai đoạn càng muộn, tỷ lệ này sẽ càng thấp.
Giai đoạn |
Thời gian sống |
Giai đoạn 1 | Khoảng 91% bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này sẽ sống thêm 5 năm, 10 năm hoặc có những bệnh nhân điều trị tốt có thể sống thêm 20 năm |
Giai đoạn 2, 3 | Thời gian sống ngắn hơn giai đoạn đầu. Tỷ lệ sống sau 5 năm vào khoảng 45-50% |
Giai đoạn 4 | Tỷ lệ sống thêm 5 năm ở giai đoạn 4 thấp, chỉ chiếm 10-20% tổng số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn này |
Sự khác nhau về tỷ lệ sống giữa các giai đoạn vì lý do sau:
Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư chỉ giới hạn trong lớp niêm mạc hoặc lớp cơ của đại tràng, chưa lan đến hạch bạch huyết hay cơ quan khác. Nếu người bệnh được phát hiện ở giai đoạn này, tỷ lệ sống thêm 5 năm, 10 năm rất cao, có những bệnh nhân có thể sống thêm 20 năm nếu được điều trị tốt. Tuy nhiên, ở nước ta số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn này chỉ chiếm 20% tổng số người mắc. Do đó, việc tầm soát ung thư đóng vai trò quan trọng giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời, nhằm kéo dài thời gian sống thêm của bệnh nhân
Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư xâm lấn vào thành ngoài đại tràng hoặc lan đến các mô hoặc cơ quan bên cạnh nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết. Do đó tỷ lệ sống thêm sau 5 năm sẽ thấp hơn giai đoạn 1, chỉ khoảng 45-50%.
Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết lân cận nên việc điều trị cũng khó khăn hơn 2 giai đoạn trước và tỷ lệ sống sau 5 năm cũng giảm đi đáng kể.
Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối của ung thư đại tràng, ung thư đã di căn đến các cơ quan xa như gan, phổi, xương, não… nên việc điều trị phức tạp hơn nhiều và thời gian sống phụ thuộc nhiều vào mức độ di căn của ung thư:
- Ung thư chỉ di căn đến 1 cơ quan, việc điều trị tại chỗ có hiệu quả tốt, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đến 50%
- Ung thư di căn lan rộng, việc điều trị chỉ giúp kiểm soát sự phát triển của khối u, không thể điều trị triệt căn, tỷ lệ sống sau 5 năm rất thấp, chỉ dưới 11%.
Tóm lại, có thể thấy với mỗi giai đoạn ung thư đại tràng thì tỷ lệ sống sau 5 năm sẽ khác nhau, nếu phát hiện bệnh càng sớm thì tỷ lệ sống sẽ càng cao nên người dân cần chú ý thăm khám sức khỏe và tầm soát định kỳ.
2. Ung thư đại tràng di căn sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng khi đã di căn sang các bộ phận khác như gan, phổi, xương… thì tỷ lệ sống trên 5 năm không cao, chỉ chiếm khoảng 20%. Việc điều trị lúc này chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển thêm của tế bào ung thư là chính, chứ không còn khả năng để điều trị triệt căn. Phương pháp điều trị chủ yếu là hóa trị nhằm kìm hãm sự phát triển của khối u, kéo dài sự sống
3. Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào 7 yếu tố
Hiện nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi thời gian sống của người có dấu hiệu ung thư đại tràng sống được bao lâu. Nhưng có một vài yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh như sau:
- Độ tuổi mắc bệnh: Với những bệnh nhân trẻ tuổi thì sức đề kháng, tốc độ phục hồi thường tốt hơn người lớn tuổi, điều này giúp tăng khả năng điều trị thành công và tăng thời gian sống bệnh nhân.
- Tình trạng bệnh: Theo báo cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, ung thư càng xâm lấn nhiều càng khó điều trị và thời gian sống cũng giảm đi so với ung thư tại chỗ, xâm lấn ít.
- Sự biệt hóa của tế bào ung thư: Các tế bào ung thư biệt hóa càng cao, nghĩa là càng giống tế bào bình thường thì có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư kém biệt hóa.
- Thể trạng toàn thân bệnh nhân: Người bệnh càng khỏe mạnh thì có khả năng đáp ứng với điều trị cao hơn, cũng ít chịu ảnh hưởng của tác dụng phụ trong quá trình điều trị hơn. Từ đó thời gian sống cũng tăng lên.
- Các bệnh đi kèm: Nếu người bệnh ung thư đại tràng mắc các bệnh nền như bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh thận… thì quá trình điều trị vất vả hơn vì ngoài điều trị ung thư còn cần điều trị các bệnh kết hợp, thời gian sống sẽ thấp hơn so với bệnh nhân khỏe mạnh, không có bệnh đi kèm. Hơn nữa, việc dùng thuốc cũng bị ảnh hưởng, một số loại thuốc điều trị ung thư làm xấu đi tình trạng gan, thận đang bị tổn thương của bệnh nhân.
- Chế độ dinh dưỡng: Trong suốt hành trình chiến đấu với bệnh tật, người bệnh cần có cơ thể khỏe mạnh. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng giúp người bệnh có đủ sức khỏe trước, trong và sau quá trình điều trị. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng để nâng cao sức đề kháng, giúp kéo dài thời gian sống.
- Tâm lý và sự hợp tác điều trị của người bệnh: Không chỉ riêng điều trị ung thư đại tràng mà khi điều trị bất kỳ một bệnh nào thì tâm lý, sự hợp tác của bệnh nhân và người nhà luôn đóng vai trò quan trọng. Dù phác đồ có tốt đến đâu mà người bệnh bi quan, không hợp tác điều trị thì hiệu quả cũng rất thấp. Do đó người bệnh muốn chiến thắng bệnh tật cần có tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, tin tưởng vào liệu trình điều trị và tuân thủ theo đúng phác đồ bác sĩ đề ra.
4. Ung thư đại tràng có chữa được không?
Với mỗi giai đoạn của ung thư đại tràng thì tỷ lệ chữa thành công là khác nhau, cao nhất ở giai đoạn đầu và thấp nhất ở giai đoạn cuối. Cụ thể như sau:
Ung thư đại tràng giai đoạn 1:
Với giai đoạn 1 thì việc điều trị ung thư đại tràng có khả năng chữa được. Ở giai đoạn này thì phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, các loại phẫu thuật được sử dụng là vi phẫu thuật nội soi qua đường hậu môn (TEM) và cắt khối u cùng một phần trực tràng (TME). Còn hóa trị có thể được thực hiện sau phẫu thuật giúp loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2:
Giai đoạn 2 vẫn thuộc giai đoạn sớm nên việc điều trị, kiểm soát bệnh cũng có phần dễ dàng nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị và có phác đồ điều trị phù hợp. Ở giai đoạn này, phương pháp điều trị chính bao gồm:
- Phẫu thuật: Là phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi với mục đích loại bỏ khối u và một phần đại tràng cùng hạch bạch huyết liên quan.
- Hóa trị: Có thể được thực hiện trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u để dễ dàng phẫu thuật hoặc được thực hiện sau phẫu thuật giúp tiêu diệt tế bào ung thư sót lại..
- Xạ trị: Cũng giống hóa trị, xạ trị có thể dùng trước phẫu thuật nếu khối u có kích thước lớn hoặc sau phẫu thuật để ngăn ngừa tái phát.
Ung thư đại tràng giai đoạn 3:
Giai đoạn 3, ung thư đã lan đến hạch bạch huyết lân cận, điều trị khó khăn hơn 2 giai đoạn trước, tỷ lệ chữa khỏi bệnh cũng giảm xuống. Các phương pháp điều trị cũng tương tự như giai đoạn 2: Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối:
Giai đoạn cuối, ung thư đã lan rộng sang các bộ phận khác, lúc này việc điều trị chỉ nhằm mục đích làm giảm triệu chứng, tỷ lệ chữa khỏi rất thấp, dưới 20% bệnh nhân có thể sống sau 5 năm. Điều trị bao gồm:
- Phẫu thuật: Nếu ung thư di căn đến 1 cơ quan duy nhất, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Nếu ung thư di căn đến nhiều cơ quan, phẫu thuật chỉ giúp điều trị biến chứng do khối u gây ra như chảy máu, tắc ruột…
- Xạ trị: Thường được dùng khi ung thư di căn xương với mục đích giảm đau.
- Hóa chất: Bổ trợ trước phẫu thuật nếu khối u di căn đến 1 cơ quan giúp giảm kích thước để phẫu thuật dễ dàng hơn.
- Điều trị đích: Dùng kháng thể đơn dòng Bevacizumab, Cetuximab nếu có đột biến gen RAS, BRAF giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
Tóm lại, dấu hiệu ung thư đại tràng sống được bao lâu hiện chưa có câu trả lời chính xác mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể bệnh, thể trạng bệnh nhân… Nếu còn thắc mắc về ung thư đại tràng, vui lòng hãy liên hệ theo số điện thoại Hotline của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt: 0942 300 707 để được tư vấn miễn phí.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.