Một nghiên cứu được công bố rộng rãi trên Tạp chí Oncotarget Hoa Kỳ cho biết cây mộc lan có khả năng chữa trị ung thư đầu cổ hiệu quả nhờ sự có mặt của hợp chất honokiol có nhiều trong vỏ và lá của loại cây này.
UT đầu cổ là tên gọi chung chỉ các bệnh ung thư phát sinh ở khu vực đầu và cổ bao gồm miệng, lưỡi, vòm họng, cuống họng, hạ họng, hốc mũi. Do đây là khu vực đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng từ đường ăn đến đường thở nên khả năng mắc các bệnh từ viêm nhiễm đến ung thư là rất cao.
Việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu giúp nâng cao hiệu quả điều trị cũng như giảm thiểu những biến chứng của bệnh có thể xảy ra. Hiện nay phương pháp điều trị phổ biến đó là hóa trị, xạ trị và phẫu thuật.
Các nhà khoa học Mỹ thuộc Trung tâm Y tế Birmingham phối hợp với Đại Học Alabama vừa công bố trên tạp chí danh tiếng Oncotarget đã khăng định cây hoa mộc lan hay còn có tên gọi magnolia tree có khả năng trị liệu ung thư hiệu quả nhờ honokiol – một hợp chất được tìm thấy nhiều trong vỏ và lá cây.
Để bảo vệ công trình nghiên cứu của mình các nhà khoa học giải thích rằng hơn 90% bệnh nhân mắc UT đầu cổ có sự xuất hiện của một dạng protein được gọi là thụ thể của yếu tố tăng trưởng thượng bì (EGFR). Hợp chất honokiol có khả năng tác động trực tiếp lên loại protein này mang lại những hứa hẹn tích cực cho việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm cơ chế tác động của honokiol và EGFR trên tế bào ung thư của người và chuột. Kết quả nghiên cứu cho biết hợp chất honokiol có tác dụng ngăn chặn và ức chế EGFR phát triển. Đặc biệt trong quá trình làm rõ mối quan hệ giữa chất honokiol với những tế bào ung thư đầu cổ các nhà khoa học nhận thấy rằng chúng không gây ảnh hưởng đến các tế bào bình thường và sức khỏe của bệnh nhân.
Bên cạnh UT đầu cổ các nhà khoa học cũng đồng thời phát hiện ra rằng hợp chất này tỏ ra khá hiệu quả trong điều trị ung thư phổi, UT da, chữa trị ung thư tuyến tiền liệt và UT vú.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ thí nghiệm bước đầu. Để có thể đưa vào thực tiễn cần thêm nhiều nghiên cứu cụ thể khác nữa. Mặc dù vậy phát hiện mang tính chất lịch sử này cũng cho thấy sự phát triển vượt bậc của y học thế giới, mở ra thêm cơ hội chữa trị cho những bệnh nhân ung thư đầu cổ nói riêng và các bệnh ung thư nói chung.