Điều trị ung thư phổi

5/5 - (5 bình chọn)

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến và gây tử vong cao. Phương pháp điều trị ung thư phổi căn bản là hóa trị giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Với những bệnh nhân ung thư phổi, việc xét nghiệm gene sẽ giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân để kiểm soát tế bào ung thư.

1. Điều trị ung thư phổi

1.1 Phẫu thuật loại bỏ khối u

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên chỉ có bệnh nhân phát hiện sớm mới có khả năng phẫu thuật.

Tùy vào kích thước của khối u, vị trí khối u, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp với từng bệnh nhân. Có 4 loại phẫu thuật khác nhau là: Loại bỏ một phần phổi,  Loại bỏ thùy phổi, Loại bỏ toàn bộ phổi, Loại bỏ các hạch bạch huyết.

1.2 Hóa trị liệu

Hóa trị là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của ung thư phổi. Đây là phương pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phát triển, lây lan sang những bộ phận khác của cơ thể. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc bệnh nhân có thể uống thuốc.

Đối với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu. Thuốc hóa trị có thể có tác động toàn cơ thể vì thế giúp điều trị các tế bào đã bị vỡ ra từ khối u phổi và lan ra các cơ quan khác.

điều trị ung thu phổi

9+ bác sĩ chữa ung thư phổi giỏi ở Hà Nội và Hồ Chí Minh

1.3 Điều trị bằng tia xạ

Là phương pháp điều trị ung thư phổi sử dụng tia có năng lượng lớn để tiêu diệt tế bào ung thư. Tia phóng xạ hướng vào một vùng giới hạn và chỉ tác dụng lên tế bào ung thư ở vùng đó. Có thể sử dụng tia phóng xạ trước khi phẫu thuật để làm co khối u lại hoặc là sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư còn sót lại ở vùng phẫu thuật. Tia phóng xạ còn có thể được áp dụng để làm giảm triệu chứng như khó thở. Trong điều trị ung thư phổi thường sử dụng xạ ngoài hoặc đưa nguồn phóng xạ (hộp nhỏ chứa chất phóng xạ) trực tiếp vào khối u hoặc gần khối u (xạ áp sát).

1.3.1 Điều trị ung thư không phải tế bào nhỏ

Bệnh nhân bị ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có thể được điều trị theo một vài phương pháp. Lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc chủ yếu vào kích thước, vị trí và phạm vi của khối u. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư phổi loại này. Phẫu thuật lạnh, phương pháp điều trị gây đông và phá huỷ mô ung thư, có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng ở những giai đoạn muộn của ung thư không phải tế bào nhỏ. Điều trị bẳng tia phóng xạ và hóa trị liệu có thể được sử dụng để làm chậm quá trình phát triển của bệnh và kiểm soát triệu chứng.

1.3.2 Điều trị ung thư tế bào nhỏ

Ung thư phổi tế bào nhỏ có thể lan rất nhanh. Trong nhiều trường hợp, tế bào ung thư có thể đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể khi bệnh được chẩn đoán. Để tiếp cận tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể hầu như các bác sĩ luôn luôn sử dụng hóa trị liệu. Quá trình điều trị còn có thể bao gồm việc áp dụng tia phóng xạ chiếu vào khối u trong phổi hoặc những khối u ở những bộ phận khác trong cơ thể (chẳng hạn như ở trong não). Một số bệnh nhân được điều trị ung thư phổi bằng tia phóng xạ ở não ngay cả khi không tìm thấy ung thư ở vùng này. Phương pháp điều trị này, còn được gọi là liệu pháp chiếu xạ sọ não dự phòng, được áp dụng để ngăn ngừa sự hình thành khối u trong não. Phẫu thuật là một phần trong kế hoạch chữ trị ung thư phổi đối với một số ít bệnh nhân bị ung thư phổi tế bào nhỏ.

Kết quả điều trị: Tính chung, khoảng 25 trong số 100 người bệnh còn có thể phẫu thuật được khi khối u còn nhỏ. Phân nửa số này, nghĩa là khoảng 13% trên 100 người bệnh thì có khả năng khỏi bệnh 5 năm. Theo một số liệu thống kê của hội ung thư Hoa Kỳ năm 2013: Khi phát hiện lúc ung thư phổi còn chưa di căn, tỷ lệ sống sau 5 năm của ung thư phổi là 50%. Nhưng đáng tiếc là chỉ có 15% số ca ung thư phổi được chẩn đoán sớm. Khi ung thư đã di căn sang các bộ phận khác thì tỉ lệ sống của người bệnh chỉ có khoảng 3,5%.

2. Tác dụng phụ của điều trị ung thư phổi

Tác dụng phụ của việc điều trị ung thư phổi phụ thuộc vào phương pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi cá thể. Tác dụng phụ thường là tạm thời. Bác sĩ và y tá có thể giải thích những tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị và gợi ý những cách thức giúp làm giảm triệu chứng có thể phát sinh trong hoặc sau khi điều trị.

Phẫu thuật ung thư phổi là một đại phẫu thuật. Bệnh nhân thường cần phải có người giúp đỡ khi trở mình, ho và thở sâu. Những hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục bởi vì chúng giúp mở rộng mô phổi còn lại và loại bỏ khí và dịch thừa. Đau hoặc thấy khó chịu ở ngực và tay cũng như khó thở là những tác dụng phụ thường gặp trong phẫu thuật ung thư phổi . Sau khi điều trị ung thư phổi, bệnh nhân có thể cần vài tuần hoặc vài tháng để lấy lại năng lượng và sức mạnh của cơ thể.

Hóa trị liệu tác dụng lên cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc và liều lượng cụ thể. Tác dụng phụ thường gặp của hóa trị liệu bao gồm buồn nôn và nôn, rụng tóc, đau miệng và mệt mỏi.

Hình ảnh tế bào ung thư phổi
Hình ảnh tế bào ung thư phổi

Chẩn đoán ung thư phổi qua xét nghiệm Telomere

Chữa trị ung thư phổi bằng phương pháp tia xạ, cũng giống như hóa trị liệu, ảnh hưởng tới cả tế bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của tia phóng xạ chủ yếu phụ thuộc vào bộ phận được chiếu tia và liều chiếu. Tác dụng phụ thường gặp của tia phóng xạ là khô và đau họng, khó nuốt, mệt mỏi, thay đổi da ở vùng điều trị, mất cảm giác ăn ngon. Bệnh nhân được chiếu xạ vào não có thể bị đau đầu, thay đổi ngoài da, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rụng tóc hoặc là có vấn đề với trí nhớ và quá trình tư duy.

Sau khi điều trị ung thư phổi Liệu pháp quang động học làm cho da và mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng trong vòng sáu tuần hoặc là lâu hơn. Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp và ánh đèn quá sáng ở trong nhà ít nhất trong vòng sáu tuần. Nếu bệnh nhân phải đi ra ngoài thì họ cần phải mặc quần áo bảo vệ và mang kính râm. Những tác dụng phụ tạm thời khác của phương pháp điều trị quang động học có thể bao gồm hiện tượng ho, khó nuốt, đau khi thở hoặc khó thở. Bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ về những việc cần phải làm khi da bị phồng rộp, tấy đỏ hoặc sưng lên.

3. Ngăn ngừa ung thư phổi

Những người hút thuốc có nguy cơ ung thư phổi cao hơn những người không hút. Hiện tại các bác sĩ vẫn chưa tìm ra những nguyên nhân chính xác gây bệnh, tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.

Cách tốt nhất để giữ cơ thể khỏe mạnh là ăn uống điều độ và ăn đủ loại thực phẩm vì mỗi loại thức ăn có những yếu tố dinh dưỡng khác nhau cần thiết cho cơ thể, đồng thời có thói quen sống lành mạnh. Không hút hoặc ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (5 bình chọn)
Chia sẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt