Đối với những bệnh nhân sau khi điều trị bệnh ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật việc hít thở của người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài tập giúp bệnh nhân có thể hít thở dễ dàng hơn sau khi đã cắt bỏ một phần của phổi.
Vì sao cần phải phương pháp tập hít thở?
Theo các bác sỹ của Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt những bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ung thư phổi và được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật chức năng hô của bộ phận này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với những bệnh nhân được chỉ định cắt một phần hay bán phần phổi thì chức năng hô hấp đều bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Để người bệnh có thể làm quen với việc thiếu hụt một phần của bộ phận này và giúp người bệnh có thể hít thở một cách bình thường nhất có thể thì việc thiết lập các bài tập hít thở là điều cần thiết.
Theo các bác sỹ thực chất các bài tập hít thở này là sự kết hợp của các bài tập luyện khí công, dưỡng sinh, thiền, yoga…để dòng khí huyết được lưu thông một cách tốt nhất. Việc điều hòa lượng khí hít vào và thở ra sẽ có tác dụng đẩy được tối đa lượng khí CO2 tích tụ trong cơ thể đồng thời lấy được tối đa lượng khí Oxy vào bên trong cơ thể. Bài tập này chủ yếu sử dụng cơ hoành để tác động đến những bộ phận khác của cơ thể như tim, phổi, ruột, cơ bụng, cơ liên sườn…
Hít thở như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Theo các bác sỹ phương pháp tập hít thở đó là thực hiện phối hợp các động tác hóp bụng thở ra, hít vào, cố gắng hít sâu, thở đều. Bệnh nhân có thể thực hiện động tác này kết hợp với vận động chân tay nhẹ nhàng, đi bộ thư giãn. Lưu ý mọi người nên lựa chọn tập luyện ở những nơi có không khí trong lành, thoáng đãng, nên tập vào buổi sáng, lựa chọn trang phục thoải mái, tinh thần thư giãn…
Bên cạnh việc hít thở để quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn bệnh nhân cần lưu ý:
– Nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần nghỉ ngơi một thời gian, tránh lao động nặng, tránh vận động mạnh.
– Chế độ ăn uống khoa học. Những bệnh nhân sau khi phẫu thuật cơ thể mệt mỏi, suy nhược kem theo đó là hiện tượng chán ăn, ăn không tiêu. Trong chế độ chăm sóc bệnh nhân người thân cần lưu ý chế biến các món ăn dạng mềm, nấu chín, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
– Khám sức khỏe thường xuyên. Sau khi điều trị bệnh nhân sẽ được thiết lập lịch hẹn để các bác sỹ thăm khám, theo dõi quá trình hồi phục cũng như kiểm tra có sự xuất hiện của những khối u hay không. Bệnh nhân và người nhà cần đến gặp bác sỹ theo đúng lịch hẹn. Bên cạnh đó khi có triệu chứng ung thư phổi hoặc nghi ngờ mắc bệnh mọi người cũng cần đi khám ngay.