Trước đây, phần lớn mọi người đều nghĩ rằng, chỉ nữ giới mới bị ung thư vú, chứ nam giới không cho con bú sao bị ung thư vú được. Nhưng thực tế cho thấy, những năm gần đây, có rất nhiều câu hỏi được gửi về Hưng Việt về nội dung: Nam giới có nguy cơ mắc ung thư vú không ?
Các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ung thư vú và tử vong vì căn bệnh này ở đàn ông ngày một tăng. Theo báo cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, năm 2013 có 2.240 nam giới mắc ung thư vú và 410 người tử vong. Trong 25 năm qua, tỉ lệ ung thư vú nam giới trên thế giới tăng 26%. Còn ở Việt Nam, theo công bố trong một nghiên cứu về ung thư vú của Bệnh viện Ung bướu TPHCM, ung thư vú ở nam giới là ung thư hiếm gặp, nhưng cũng đã xuất hiện rải rác hàng năm với 27 ca đến bệnh viện điều trị. Đồng thời cho thấy, 74% nam giới phát hiện mình bị ung thư vú ở giai đoạn muộn II, III.
Nam giới có nguy cơ mắc ung thư vú không ? Nguy cơ trung bình của một người đàn ông bị ung thư vú tương đối thấp. Nhìn chung, hầu hết các bệnh ung thư vú đối với nam là tương đối ít, các tế bào ung thư phát triển từ sự hư hại của các gen và không có nguy cơ lây truyền trên các gen cho con cái. Ung thư vú di truyền ít gặp hơn và xảy ra khi thay đổi gen, gọi là đột biến, được thông qua trong một gia đình từ một thế hệ tiếp theo. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ bệnh ung thư vú nam.
1. Lịch sử gia đình có người mắc ung thư vú
Khoảng 1/5 trường hợp đàn ông mắc bệnh ung thư vú có yếu tố di truyền. Đàn ông có gen ung thư vú đột biến (BRCA) gen có thể có nguy cơ gia tăng ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Đàn ông có những đột biến gen BRCA2 có 6% cơ hội phát triển ung thư vú, trong khi nam giới có những đột biến gen BRCA1 có khoảng 1% cơ hội phát triển ung thư vú.
2. Tuổi tác
Độ tuổi trung bình của những người đàn ông được chẩn đoán bị ung thư vú là 65.
3. Nồng độ estrogen
Một số bệnh hoặc phương pháp điều trị bệnh ung thư có thể làm tăng mức độ kích thích tố nữ như estrogen, góp phần vào sự phát triển của ung thư vú.
- Bệnh gan như xơ gan, có thể thay đổi mức độ hormone và gây ra các mức thấp của nội tiết tố androgen và các cấp cao hơn của estrogen.
- Liều thấp estrogen được dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
4. Bức xạ
Liều cao của bức xạ có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Sự tăng nguy cơ ung thư vú đã được phát hiện ở những người có u lympho người xạ trị vùng ngực, những người đã từng chụp x-quang nhiều lần đối với các bệnh như bệnh lao, bệnh tuyến ức còn sót lại, hoặc mụn trứng cá…
5. Lối sống
Cũng như các loại ung thư khác, các nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố lối sống khác nhau có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư vú.\
- Béo phì hoặc thừa cân làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Thiếu tập thể dục có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú, tập thể dục làm giảm nồng độ hormone, làm thay đổi sự trao đổi chất và tăng cường hệ thống miễn dịch. Tăng hoạt động thể chất có liên quan với giảm nguy cơ phát triển ung thư vú.
- Uống nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ này chưa được nghiên cứu ở nam giới.
Không có cách nào chứng minh có thể ngăn chặn hoàn toàn căn bệnh này, nhưng có thể có một số phương pháp giúp bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư.
Vậy, câu trả lời cho Nam giới có nguy cơ mắc ung thư vú không ? thì đáp án là có thể. Các nhà chuyên môn cho rằng, nam giới thường có tâm lý chủ quan với nguy cơ mắc bệnh, khi nghi ngờ mắc bệnh thường có tâm lý e ngại không đi khám và điều trị. Bởi vậy khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, các cục u vú đã xâm lấn ra các vùng xung quanh dẫn đến việc điều trị bệnh khó khăn. Vì vậy, thường xuyên tự kiểm tra, khám tầm soát là cách quan trọng để phát hiện bệnh ung thư vú ở nam giai đoạn sớm. Nếu nhận thấy bất kỳ một sự thay đổi nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước thông qua số điện thoại 094 230 0707.
Bạn có thể liên hệ đặt lịch Gói tầm soát ung thư vú, để chủ động chọn thời gian và bác sĩ thăm khám. Nội dung thăm khám cơ bản sàng lọc ung thư vú ở nam giới sẽ gồm:
- Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
- Tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú 2 bên và chụp X-quang tuyến vú: Chụp tuyến vú cho kết quả bất thường ở 80-90% bệnh nhân nam bị ung thư vú và thường có thể giúp phân biệt ung thư vú với chứng vú to.
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: Nếu chọc hút tế bào bằng kim nhỏ không lấy được đủ bệnh phẩm hoặc không thể thực hiện được, có thể sinh thiết kim hoặc sinh thiết mở để có đủ lượng bệnh phẩm cho chẩn đoán mô bệnh học và xét nghiệm thụ cảm nội tiết.
Nếu có bất cứ dấu hiệu bệnh nào, bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Tin tức & các chương trình khuyến mại tại Hưng Việt
- Theo dõi Fanpage cung cấp Kiến thức: Dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị, cách phòng chống và phục hồi cho bệnh nhân: Fanpage của Hệ thống Hưng Việt
TS. BS Chuyên khoa Ngoại ung bướu Vũ Hải
Tiến sĩ, Bác sĩ
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1982, hoàn thành chương trình Nghiên cứu sinh tại Học viện Quân Y 2009 và là nguyên là Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại Ung Bướu – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện K Trung ương. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải Với nhiều năm kinh nghiệm về khoa Ngoại Ung bướu chuyên: Khám, tư vấn, phát hiện sớm các bệnh ung bướu Phẫu thuật ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, mật Phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng