Nang tuyến vú là một căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới. Triệu chứng điển hình nhất là xuất hiện túi dịch ở vùng vú (vùng ngực) gây khó chịu cho người bệnh. Liệu căn bệnh này có nguy hiểm và có di căn sang ung thư vú hay không? Cùng Hệ Thống Y Tế tìm hiểu thông tin chi tiết ngay tại bài viết này.
Nang tuyến vú là gì?
Nang tuyến vú hay u nang tuyến vú là những túi chứa đầy dịch bên trong mô oqr vùng ngực. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35-50. Mặc dù gây nhiều triệu chứng khó chịu nhưng chúng thường lành tính và không phải ung thư.
U nang tuyến vú có những loại nào?
Bệnh này có nhiều cách để phân loại u nang như sau:
Phân loại theo kích thước khối u
-
Trường hợp u nhỏ, hay còn gọi là microcysts, có kích thước rất nhỏ, thường dưới 2-3mm. Chúng thường được phát hiện tình cờ qua siêu âm và hiếm khi gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
-
Ngược lại, nang lớn (hay còn gọi là macrocysts) có kích thước lớn hơn (có thể đến vài cm). Lúc này người bệnh có thể sờ thấy được và gây ra các triệu chứng như đau, khó chịu, hoặc căng tức khó chịu trước ngực.
Phân loại theo tính chất dịch
Tính chất của dịch nang thường được xác định qua chọc hút, cũng là một phân loại yếu tố quan trọng.
-
Nang đơn giản (simple cyst) chứa dịch trong, màu vàng nhạt và không có tế bào bất thường. Đây là loại nang lành tính phổ biến nhất.
-
Nang phức tạp (complicated cyst) chứa dịch có máu, mủ hoặc các mảnh vụn. Loại nang vú này có thể cần thêm các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác như viêm nhiễm hoặc khối u.
-
Nang hỗn hợp (complex cyst) có cả thành phần dịch và cả thành phần đặc. Thậm chí một số trường hợp có thể có vách ngăn bên trong. Loại này cần được theo dõi cẩn thận hơn vì có nguy cơ di căn thành ác tính cao hơn.
Phân loại theo hệ thống BI-RADS
Cuối cùng, hệ thống BI-RADS được các bác sĩ sử dụng để đánh giá nguy cơ ung thư dựa trên kết quả hình ảnh học. Nang vùng ngực có thể được phân loại theo BI-RADS từ 1 đến 6. Mức độ phân loại tùy thuộc vào đặc điểm của nang. Kết quả này giúp bác sĩ đưa ra quyết định về việc theo dõi, sinh thiết hoặc điều trị.
Nhận biết bệnh nang tuyến vú: triệu chứng cơ bản
Thông thường, bệnh liên quan đến vùng ngực thường được nhận biết qua những dấu hiệu sau:
-
Khối u tròn, mềm: Sờ thấy một hoặc nhiều khối u tròn hoặc bầu dục trong vú. Đặc biệt, các khối u thường mềm và có thể di động dưới da. Đôi khi, khối u có thể căng cứng và đau.
-
Đau vùng ngực: Đau ngực có thể liên tục hoặc theo chu kỳ kinh nguyệt. Tại đây, cơn đau thường tăng lên trước kỳ kinh.
-
Thay đổi kích thước khối u trong thời gian ngắn: Kích thước khối u có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, thường lớn hơn trước kỳ kinh.
-
Tiết dịch ở vùng núm: Một số trường hợp có thể có tiết dịch từ núm vú, thường là dịch trong hoặc màu vàng.
Bị nang tuyến vú có nguy hiểm không?
Hầu hết các nang tuyến vú là lành tính và không nguy hiểm. Tuy nhiên, một số nang có thể gây khó chịu hoặc đau đớn cho nhiều người. Trong một số ít trường hợp, nang phức tạp có thể liên quan và di căn qua nguy cơ ung thư vú. Do đó,bạn cũng không nên chủ quan, bệnh cần được theo dõi và đánh giá cẩn thận.
Nang ở ngực có điều trị được không?
Nang tuyến vú có thể được điều trị nếu gây ra triệu chứng hoặc có nguy cơ ác tính. Các phương pháp điều trị bao gồm:
-
Theo dõi: Nếu nang nhỏ, không gây triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định theo dõi định kỳ bằng cách khám vú và siêu âm.
-
Chọc hút dịch nang: Nếu nang lớn, gây đau hoặc khó chịu, bác sĩ có thể chọc hút dịch nang bằng kim nhỏ. Thủ thuật này giúp giảm áp lực và giảm triệu chứng.
-
Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ nang vú hiếm khi cần thiết. Biện pháp này thường chỉ được thực hiện khi nang lớn, gây biến dạng vùng ngực, hoặc có dấu hiệu nghi ngờ ác tính.
Kích thước khối u ở ngực bao nhiêu phải mổ?
Không có kích thước cụ thể nào quy định khi nào cần phẫu thuật nang tuyến vú. Quyết định phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
-
Kích thước nang: Nang quá lớn gây biến dạng vùng ngực người bệnh hoặc gây khó chịu đáng kể.
-
Triệu chứng: Nang gây đau hoặc khó chịu không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
-
Nghi ngờ u ác tính: Nang có dấu hiệu nghi ngờ ác tính trên siêu âm hoặc sau khi chọc hút dịch.
-
Mong muốn của bệnh nhân: Bệnh nhân muốn loại bỏ nang vì lo lắng hoặc thẩm mỹ.
Bị bệnh u tuyến vú kiêng ăn gì?
Nhìn chung, không có chế độ ăn kiêng cụ thể nào được chứng minh là có thể chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tuyến vú. Tuy nhiên, một số lời khuyên về chế độ ăn có thể giúp giảm triệu chứng cho người bệnh:
-
Giảm caffeine: Hạn chế tiêu thụ caffeine từ cà phê, trà, soda và chocolate.
-
Giảm chất béo: Ăn một chế độ ăn ít chất béo có thể giúp giảm đau.
-
Tăng cường chất xơ: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
-
Hạn chế muối: Giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể giúp giảm tình trạng giữ nước và căng tức ngực.
Khối u ở ngực có tự hết không?
Một số nang vú nhỏ có thể tự biến mất theo thời gian, đặc biệt là sau kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, các nang lớn hơn thường không tự hết và có thể cần được điều trị. Việc theo dõi định kỳ là quan trọng để đánh giá sự thay đổi của nang và đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về nang tuyến vú
Nhìn chung, u nang tuyến vú là một căn bệnh phổ biến. Mặc dù ít nguy cơ gây nguy hiểm nhưng bệnh gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu của bệnh thì bạn hãy đến bệnh viện xét nghiệm để xác định đúng tình trạng u nang. Từ đó, bạn có lộ trình chữa trị hiệu quả và an toàn nhất.
TS. BS Chuyên khoa Ngoại ung bướu Vũ Hải
Tiến sĩ, Bác sĩ
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1982, hoàn thành chương trình Nghiên cứu sinh tại Học viện Quân Y 2009 và là nguyên là Bác sĩ Chuyên khoa Ngoại Ung Bướu – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện K Trung ương. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Hải Với nhiều năm kinh nghiệm về khoa Ngoại Ung bướu chuyên: Khám, tư vấn, phát hiện sớm các bệnh ung bướu Phẫu thuật ung thư dạ dày, đại tràng, tuyến giáp, gan, mật Phẫu thuật u xơ tử cung, u nang buồng trứng