Sau điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần theo dõi các biến chứng, khám định kỳ, chú trọng tới chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý… để hồi phục sức khỏe và phòng tránh bệnh tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các hoạt động này.
1. Theo dõi các biến chứng sau điều trị ung thư dạ dày
Sau điều trị ung thư dạ dày, người bệnh có thể xuất hiện một vài biến chứng. Vì thế, cần tiếp tục theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân để có biện pháp điều trị kịp thời.
1.1. Các biến chứng thường gặp
Tùy theo từng phương pháp điều trị mà các biến chứng người bệnh gặp phải sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
- Biến chứng của phương pháp phẫu thuật:
-
- Chảy máu, nhiễm trùng, thiếu máu.
- Các vấn đề về đường tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng..
- Hẹp miệng nối giữa thực quản và ruột non hoặc dạ dày và ruột non, rò miệng nối thực quản, tắc ruột.
- Tái phát ung thư.
- Biến chứng, tác dụng phụ của phương pháp hóa trị:
-
- Hệ tiêu hóa gặp vấn đề: Buồn nôn, nôn, lở miệng, đầy bụng, khó tiêu, thay đổi khẩu vị, mất vị giác, chán ăn, tiêu chảy, táo bón…
- Hệ hô hấp: Khó thở, mệt mỏi.
- Rụng tóc, sạm da, móng tay bị teo và ố vàng.
- Hệ tạo huyết: Thiếu máu, nhiễm trùng, chảy máu hoặc bầm tím sau khi bị chấn thương hoặc khi có vết cắt nhỏ, suy tủy, hạ bạch cầu…
- Một số trường hợp đặc biệt: Tê tay chân, ảnh hưởng tới hệ sinh dục nam, nữ tạm thời mất kinh nguyệt.
- Biến chứng, tác dụng phụ của phương pháp xạ trị:
-
- Tổn thương da: Da bạc màu, đỏ, bỏng rát da.
- Các vấn đề về tiêu hóa: Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chán ăn, thay đổi vị giác, khô miệng, tiêu chảy…
- Phổi bị tổn thương: Xơ phổi, viêm phổi.
- Hệ hô hấp gặp vấn đề: Suy tủy, hạ bạch cầu.
1.2. Cách điều trị biến chứng
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại mà sau điều trị ung thư dạ dày, người bệnh ít khi gặp các biến chứng nêu trên. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ gặp phải do phương pháp hóa trị và xạ trị cũng sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi người bệnh dừng việc điều trị.
Tuy nhiên, khi gặp các biến chứng trên, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời, phù hợp. Đối với một số biến chứng, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Chán ăn: Có chế độ ăn cân đối, đảm bảo chất dinh dưỡng, giàu chất đạm, chất xơ, vitamin, chất béo, ưu tiên hoa quả tươi… Đồng thời, áp dụng phương pháp chế biến thức ăn phù hợp. Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn lặp đi lặp lại.
- Buồn nôn: Người bệnh nên súc miệng trước khi ăn để giảm cảm giác buồn nôn. Khi buồn nôn, hãy ngậm kẹo gừng, uống nước chanh ấm nóng hay các loại đồ uống, nước ép hoa quả.
- Táo bón: Uống 1 cốc nước ấm trước khi đi vệ sinh, uống nhiều nước, ăn thêm khoai lang và các rau củ khác. Tránh ăn thực phẩm chiên xào, cay nóng hay các thực phẩm dị ứng, thức uống có cồn. Đồng thời, nên đi bộ và tập thể dục thường xuyên.
Nếu sử dụng phương pháp phẫu thuật, người bệnh nên vệ sinh vết mổ thường xuyên để tránh viêm nhiễm. Đồng thời, ở lại bệnh viện 6 – 8 ngày để theo dõi và có biện pháp điều trị tốt nhất khi xuất hiện biến chứng. Trước khi ra viện, người bệnh sẽ được hướng dẫn cụ thể về quy trình chăm sóc hậu phẫu, cách uống thuốc và xử lý các biến chứng có thể xảy ra.
2. Khám định kỳ sau điều trị ung thư dạ dày
Bên cạnh việc tự theo dõi, người bệnh cũng cần khám định kỳ sau điều trị ung thư dạ dày để kiểm tra xem có điều gì bất thường hay bệnh tái phát trở lại không.
Tần suất khám định kỳ:
- Trong 2 năm đầu: Theo dõi định kỳ 3 tháng/lần.
- Trong các năm tiếp theo: Theo dõi 6 tháng/lần.
Các phương pháp thực hiện:
Khi khám định kỳ, người bệnh sẽ được chỉ định nhiều phương pháp như: Khám lâm sàng, xét nghiệm chỉ điểm khối u (CEA, CA 19-9 CA 72-4), nội soi dạ dày, chẩn đoán hình ảnh (siêu âm ổ bụng, chụp CT, chụp X-quang, chụp MRI, PET-CT).
- Khám lâm sàng: Tần suất khám lâm sàng phù hợp là 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu và 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp theo. Trường hợp người bệnh có nguy cơ cao, có tổn thương cần theo dõi thì khám lâm sàng 2 tháng/lần.
- Xét nghiệm chỉ điểm khối u: 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/lần trong 3 – 5 năm.
- Nội soi dạ dày: 6 – 12 tháng/lần.
- Siêu âm ổ bụng: 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 – 12 tháng/lần trong 5 năm tiếp theo.
- Chụp CT: 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 – 12 tháng/lần trong 5 năm tiếp theo.
- Chụp X-quang: 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 – 12 tháng/lần trong 5 năm tiếp theo.
- Chụp MRI: 3 – 6 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 – 12 tháng/lần trong 5 năm tiếp theo.
3. Dinh dưỡng sau điều trị ung thư dạ dày
Ngoài việc theo dõi và kiểm tra định kỳ, sau điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nguyên tắc dinh dưỡng
- Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ một số loại thức ăn gây khó tiêu: Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, mềm loãng như cháo, canh, súp. Tránh ăn đồ cứng, nhiều dầu mỡ. Bởi dạ dày không thể hoạt động bình thường như trước được và cần có thời gian để hồi phục.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (6 – 8 bữa/ngày): Bởi dạ dày đã bị tổn thương và mới được chữa trị, chỉ có thể hấp thụ một lượng nhỏ thức ăn. Người bệnh cần ăn nhiều bữa để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Ăn chậm, nhai kỹ: Để tăng sự bài tiết của nước bọt, giảm và bão hòa axit, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm bớt “gánh nặng” cho dạ dày.
Thực phẩm nên ăn
- Ăn thực phẩm giàu protein: Gồm thịt, gia cầm, trứng, cá, bơ, phô mai… Vì các thực phẩm này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy. Đồng thời, thực phẩm giàu protein cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh xảy ra hiện tượng nhiễm trùng và cơ thể người bệnh mau phục hồi hơn.
- Tăng cường ăn ngũ cốc ít chất xơ: Như ngô, mè đen, đậu, lúa mì… để thư giãn đường tiêu hóa.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh, nhất là chuối và dưa hấu: Vì trái cây và rau xanh nhiều vitamin và khoáng chất giúp vết mổ mau lành, tăng cường sức đề kháng, chống các tác nhân từ bên ngoài. Người bệnh nên gọt vỏ và bỏ hạt trước khi ăn để dễ tiêu hóa.
- Bổ sung sữa tách béo vào chế độ ăn: Vì sữa tách béo rất giàu chất dinh dưỡng, giúp bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể khi dạ dày yếu và không thể ăn nhiều.
- Nên ăn đồ ăn có nhiều canxi, sắt, vitamin C và D: Như nấm, cam, quýt… Mục đích giúp làm lành các mô, sẹo, tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ tái phát.
Thực phẩm nên tránh
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm lên men: Như dưa chua, hành muối, cà muối vì đây là các thực phẩm có vị chua và mặn, sinh hơi, không tốt cho dạ dày.
- Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Như khoai tây và khoai lang chiên, thịt rán, xúc xích rán… Bởi các thực phẩm này chứa nhiều chất không tốt, có thể gây tích tụ heterocyclic amines làm dạ dày bị tổn thương, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư tái phát.
- Đồ ăn cứng: Vì dạ dày lúc này vẫn còn yếu, cần thời gian hồi phục nên không thể tiêu hóa đồ cứng được.
- Gia vị cay nóng: Ớt, tiêu, tỏi… có vị cay nóng làm hư hại niêm mạc dạ dày.
- Các loại hoa quả chua: Các loại quả chứa nhiều axit như nhót, chanh, quất cũng không nên ăn. Bởi vì đồ chua sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, dẫn đến chỗ tổn thương càng nghiêm trọng hơn và gây đau cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm:
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau điều trị ung thư dạ dày
4. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau điều trị ung thư dạ dày
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, sau điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, tránh hoạt động mạnh, mang vác đồ nặng và lao động quá sức.
Trong tuần đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân chỉ nên nằm nghỉ, hạn chế đi lại để cơ thể mau hồi phục. Sau đó, vận động nhẹ nhàng bằng cách đi lại, thực hiện vài động tác đơn giản để tránh dính tắc ruột.
5. Phòng tránh ung thư dạ dày tái phát
Song hành với việc theo dõi, khám định kỳ, thực hiện chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng tránh dạ dày tái phát sau:
- Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày ngay khi phát hiện bệnh: Bởi điều này cho thấy dạ dày đang bị tổn thương. Nếu không điều trị, viêm dạ dày phát triển càng nặng dần dẫn đến ung thư dạ dày tái phát.
- Khám tầm soát và xử lý triệt để các khối polyp, u lành trong dạ dày: Vì dưới tác động của các yếu tố bên ngoài, các khối polyp, u lành này có thể chuyển thành khối u ác tính – dấu hiệu cho thấy người bệnh bị ung thư dạ dày tái phát.
- Tầm soát ung thư định kỳ nếu tiền sử gia đình có người mắc ung thư đường tiêu hóa: Bởi ung thư dạ dày có yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người bị ung thư đường tiêu hóa thì người bệnh dễ bị ung thư dạ dày và bệnh tái phát trở lại hơn.
- Hạn chế bia, rượu và các chất kích thích: Vì đây là các tác nhân gây hại cho dạ dày.
- Sử dụng những thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm: Để bảo vệ đường tiêu hóa, trong đó có dạ dày.
- Chế độ ăn giàu chất xơ: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, tăng cường dưỡng chất và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục: Bởi việc tăng cân sau điều trị (khoảng 10%) có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày tái phát. Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư tái phát.
6. Lưu giữ hồ sơ sức khỏe cá nhân
Sau điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần lưu giữ hồ sơ sức khỏe cá nhân. Hồ sơ sức khỏe cá nhân là một tài liệu rất hữu ích bởi:
- Giúp người bệnh ung thư dạ dày tự theo dõi sức khỏe của mình: Dựa vào hồ sơ sức khỏe cá nhân, người bệnh có thể biết được tình hình sức khỏe, tiến trình điều trị của mình.
- Giúp các bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe và quá trình điều trị của bệnh nhân: Bởi không phải lúc nào một bác sĩ cũng theo một bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị. Dựa vào hồ sơ sức khỏe cá nhân, bác sĩ sẽ nắm được tình hình điều trị ung thư dạ dày của người bệnh và đảm bảo quá trình chăm sóc, điều trị đi theo đúng hướng.
Bản lưu giữ hồ sơ sức khỏe các nhân thường có các thông tin sau:
- Ngày chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày.
- Loại bệnh ung thư: Ung thư dạ dày loại tế bào/mô.
- Tình trạng bệnh: Giai đoạn và mức độ.
- Kết quả của tất cả các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
- Ngày điều trị và các loại điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị đích, điều trị miễn dịch), số lượng chu trình điều trị.
- Biến chứng, tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư dạ dày và cách xử trí.
- Các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe của người bệnh sau điều trị ung thư dạ dày.
- Nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ dài hạn của điều trị ung thư dạ dày.
Trên đây là những thông tin mà người bệnh cần biết sau điều trị ung thư dạ dày. Tuân thủ những điều này giúp giúp bệnh nhân dễ dàng hồi phục sức khỏe hơn và phòng chống được ung thư dạ dày tái phát. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt để được giải đáp tận tình.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
BS CKI Lê Trọng Hậu
Bác sĩ CKI
Nhắc đến BS Lê Trọng Hậu, bệnh nhân của Hưng Việt không thể quên hình ảnh vị bác sĩ đứng tuổi với nụ cười hiền, ngày ngày đồng hành cùng “người bạn thân” là chiếc ống nghe phổi, luôn nhanh nhẹn vừa khám, vừa nghe và tư vấn mọi vấn đề cho sức khỏe của bệnh nhân. Với bề dày 40 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh Hô hấp, cùng tinh thần không ngừng cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh nghề nghiệp để có thể mang lại sức khỏe, niềm vui, sự…