5 Câu hỏi thường gặp: Vắc-xin HPV và Ung thư cổ tử cung

5/5 - (3 bình chọn)

Trên toàn thế giới, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là loại ung thư phổ biến thứ 4 và cũng là nguyên nhân phổ biến thứ 4 gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Hầu như tất cả các ca bệnh này đều liên quan đến vi rút u nhú ở người (HPV). Cụ thể, HPV tuýp 16 & 18 là nguyên nhân gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Những tuýp HPV này cũng có thể gây ung thư dương vật ở nam giới. HPV cũng có thể gây ung thư miệng, cổ họng và hậu môn ở cả nam và nữ.

HPV lây lan như thế nào?

HPV lây lan qua quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc da. Nhiễm HPV là bệnh rất thường gặp, và hầu hết những người bị nhiễm HPV đều không phát triển thành ung thư.

Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, nhiễm HPV kéo dài dai dẳng và gây ra những thay đổi ở tế bào cổ tử cung. Bất thường ở cổ tử cung có thể được phát hiện qua xét nghiệm phết tế bào âm đạo cũng như các xét nghiệm HPV đặc hiệu. Việc kiểm tra sâu hơn như soi cổ tử cung và điều trị can thiệp phẫu thuật thích hợp giúp ngăn chặn các tế bào bất thường phát triển thành ung thư cổ tử cung.

1. Ung thư cổ tử cung có những triệu chứng gì?

Ung thư cổ tử cung là một loại ung thư hình thành ở cổ tử cung. Ung thư bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào, có khả năng xâm lấn hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ung thư bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào cổ tử cung, có khả năng xâm lấn hoặc lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có triệu chứng. Các triệu chứng thường không biểu hiện ra cho đến khi ung thư phát triển và xâm lấn sang mô lân cận. Khi tình trạng này xảy ra, các triệu chứng phổ biến nhất là chảy máu âm đạo bất thường, tiết dịch âm đạo bất thường, đau vùng chậu hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Mặc dù chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể không phải do tình trạng này gây ra nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sự hiện diện của bệnh lý.

2. Ung thư cổ tử cung được điều trị bằng cách nào?

Có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung khác nhau trên thế giới, tùy thuộc vào khả năng tiếp cận của các bác sĩ về phẫu thuật vùng chậu triệt để, và sự khả dụng của “liệu pháp bảo tồn khả năng sinh sản”.
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau trên thế giới, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, giai đoạn của bệnh và sự khả dụng của “liệu pháp bảo tồn khả năng sinh sản”.

Xạ trị có thể được sử dụng cho tất cả các giai đoạn của bệnh trong trường hợp không thể phẫu thuật. Can thiệp ngoại khoa có thể mang lại thành công điều trị cao hơn so với phương pháp điều trị bằng bức xạ. Phẫu thuật hiệu quả là khi toàn bộ tế bào ung thư phải được loại bỏ và không có ung thư ở rìa của mô bị loại bỏ khi kiểm tra dưới kính hiển vi.

điều trị ung thư cổ tử cung bằng phẫu thuật
Bạn nên cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ phụ khoa để giúp duy trì sức khỏe phụ khoa, phát hiện ung thư sớm, cũng như quản lý và điều trị theo hướng cá thể hóa cho từng tình trạng cụ thể của bạn.

Vì sao khám sàng lọc ung thư cổ tử cung lại quan trọng ?

3. Vắc-xin HPV có cơ chế hoạt động như thế nào?

Tại Việt Nam, UTCTC là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi 15 – 44 (theo báo cáo của Trung tâm thông tin HPV năm 2018). Mỗi ngày, Việt Nam có 14 phụ nữ mắc mới UTCTC và 7 ca tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.

Qua nghiên cứu hệ gen đã xác định có trên 100 tuýp HPV được chia thành 2 nhóm chính:

  • Tuýp HPV độc tính thấp: Phổ biến nhất là các tuýp HPV – 6, 11, 34, 40, 42 ít khi gây loạn sản, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây 90% chứng mụn cóc (sùi mào gà) ở bộ phận sinh dục.
  • Tuýp HPV độc tính cao: Phổ biến nhất là các tuýp HPV – 16, 18, 33, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68, là nguyên nhân gây 96% trường hợp mắc bệnh. Trong các type này, HPV-16 và HPV-18 là 2 loại có khả năng sinh ung cao nhất (chiếm trên 70%), các tuýp còn lại cũng có nguy cơ sinh ung thư nhưng với mức độ tổn thương nhẹ hơn chẳng hạn như loạn sản.

Tiêm chủng vắc-xin HPV mở rộng có thể làm giảm tác động của ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị tiêm vắc-xin HPV thường quy cho bé gái và bé trai từ 11 – 12 tuổi, mặc dù một số tổ chức khuyến nghị bắt đầu tiêm vắc-xin ngay từ khi 9 hoặc 10 tuổi. Hiện đang có hai loại vắc-xin là Gardasil và Cervarix lưu hành trên thị trường. Cervarix chỉ dành cho bé gái, trong khi Gardasil có thể sử dụng cho cả bé gái và bé trai.

Hai loại vắc-xin này có thể phòng ngừa hầu hết các trường hợp UTCTC nếu được tiêm trước khi phơi nhiễm với vi-rút. Ngoài ra, các loại vắc-xin này có thể phòng ngừa ung thư âm đạo và âm hộ ở nữ giới, trong khi Gardasil có thể phòng ngừa mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn ở cả nữ giới và nam giới.

Đáp ứng của cơ thể với vắc-xin ở độ tuổi trẻ sẽ tốt hơn so với khi trưởng thành
Đáp ứng của cơ thể với vắc-xin ở độ tuổi trẻ sẽ tốt hơn so với khi trưởng thành

Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Về lý thuyết, việc tiêm vắc-xin cho bé trai phòng chống các tuýp HPV liên quan đến ung thư ở cổ tử cung cũng đồng thời giúp bảo vệ các bé gái khỏi vi-rút thông qua việc làm giảm sự lây lan của vi-rút. Một số tuýp HPV khác có liên quan đến ung thư miệng và cổ họng, vì vậy vắc-xin HPV cũng có khả năng bảo vệ trước các loại ung thư này.

4. Vắc-xin HPV có còn hiệu quả không nếu đã quan hệ tình dục?

Vắc-xin vẫn có tác dụng vì nó có thể bảo vệ khỏi các chủng vi-rút khác mà bạn chưa nhiễm.

Tuy nhiên, vắc-xin không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng vi-rút HPV bạn đã phơi nhiễm.

5. Tôi có thể phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

Tiêm phòng và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ. Tất cả phụ nữ từ 21 tuổi trở lên đã hoặc đang có quan hệ tình dục cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ. Dù đã được tiêm phòng, bạn vẫn nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ.

Đối với phụ từ 30 tuổi trở lên, việc khám tầm soát bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và xét nghiệm HPV (bộ đôi xét nghiệm) giúp làm giảm số lượng các trường hợp ung thư cổ tử cung.

Phác đồ điều trị

Tiêm vắc-xin HPV giúp giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vắc-xin hoạt động theo cơ chế ngăn ngừa tình trạng nhiễm các tuýp HPV cụ thể. Phụ nữ đã được tiêm phòng vẫn cần làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung định kỳ để có thể phát hiện và phòng ngừa hoặc điều trị ung thư sớm.

Mặc dù có khả năng phòng ngừa một số tuýp HPV cụ thể, vắc-xin không thể bảo vệ bạn khỏi tất cả các phân tuýp HPV gây ra ung thư. Khoảng 30% các trường hợp ung thư ở cổ tử cung là do các phân tuýp HPV gây ra mà vắc-xin không thể giúp phòng ngừa.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)
Chia sẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

HỆ THỐNG Y TẾ HƯNG VIỆT

Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt

Phòng khám Đa khoa Hưng Việt

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH HƯNG VIỆT
ĐKKD số: 0105532379 – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 29/09/2011
Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh số 29/BYT – GPHĐ do Bộ y tế cấp ngày 29/01/2013

DMCA.com Protection Status

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT

Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HƯNG VIỆT

Số 40 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

HOTLINE 

024 6250 0707 – 0942 300 707

info@benhvienhungviet.vn

Facebook Fanpage Youtube Chanel
Copyright 2021 © Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt